Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đời sống văn hóa của cư dân ở hai bên bờ sông hàn.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1844

Đời sống văn hóa của cư dân ở hai bên bờ sông hàn.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ơ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

***

NGUYỄN TRƯƠNG MINH CHÂU

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN

Ở HAI BÊN BỜ SÔNG HÀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

***

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN Ở

HAI BÊN BỜ SÔNG HÀN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn:

ThS. LÊ ĐỨC LUẬN

Ngƣời thực hiện:

NGUYỄN TRƯƠNG MINH CHÂU

(Khóa 2010 - 2014)

Đà Nẵng, tháng 5/2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn

của TS. Lê Đức Luận, giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư Phạm –

Đại học Đà Nẵng.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung khoa học được trình

bày trong công trình này

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Trương Minh Châu

LỜI CẢM ƠN

Đầu khóa luận tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các

Thầy, Cô trong khoa Ngữ Văn (trường Đại học sư phạm – Đại học

Đà Nẵng), và đặc biệt là sự hướng dẫn chu đáo và tận tình của thầy

giáo – TS Lê Đức Luận, thầy đã động viên khuyến khích và tận tình

giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó, trong quá trình

tìm hiểu và thu thập tài liệu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình

của Chú Nguyễn Thanh Ngọc, Chú Nguyễn Mười, và các anh chị ở

phường Bình Hiên bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian

thực hiên khóa luận.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Tác giả khóa luận

Nguyễn Trương Minh Châu

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................ 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4

4. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4

5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5

6. Bố cục đề tài.................................................................................................. 5

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG.......................................................... 6

1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng.......................................................... 6

1.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................... 6

1.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 6

1.1.1.2. Khí hậu ................................................................................................. 7

1.1.1.3. Đặc điểm địa hình ................................................................................ 7

1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên......................................................................... 8

1.1.2. Lịch sử hình thành................................................................................... 9

1.1.3. Đặc điểm kinh tế- văn hóa xã hội ......................................................... 11

1.2. Sông Hàn cùng lịch sử hình thành làng Nại Hiên............................... 13

1.2.1. Dòng chảy và lịch sử tên gọi................................................................. 13

1.2.2. Cảnh quan dòng sông............................................................................ 14

1.2.3. Lịch sử làng Nại Hiên ........................................................................... 17

Chương 2. NÉT ĐẸP TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CƯ DÂN

HAI BỜ SÔNG HÀN .................................................................................... 20

2.1. Các hình thức hoạt động kinh tế đôi bờ sông Hàn ............................. 20

2.1.1. Lao động truyền thống .......................................................................... 20

2.1.1.1 Ngư nghiệp.......................................................................................... 20

2.1.1.2. Nông nghiệp....................................................................................... 22

2.1.2. Hoạt động dịch vụ, du lịch hai bên bờ sông.......................................... 23

2.1.2.1. Thương mại ........................................................................................ 23

2.1.2.2. Dịch vụ - du lịch................................................................................. 25

2.2 Phong tục tập quán, tín ngưỡng-tôn giáo ............................................. 26

2.2.1 Phong tục tập quán................................................................................. 26

2.2.1.1 Tập tục trong sinh hoạt xã hội............................................................. 26

2.2.1.2. Tập tục trong sinh hoạt gia đình......................................................... 30

2.2.1.3. Lễ hội.................................................................................................. 32

2.2.2 Tín ngưỡng............................................................................................. 35

2.2.2.1 Tín ngưỡng thờ tự nhiên (thờ cá ông)................................................. 35

2.2.2.2. Tín ngường thờ cúng ông bà tổ tiên................................................... 37

2.2.3. Tôn giáo................................................................................................. 38

2.2.3.1 Thiên chúa giáo................................................................................... 38

2.2.3.2. Phật giáo............................................................................................. 40

2.3. Đặc điểm ẩm thực................................................................................... 41

2.3.1. Ẩm thực nhà hàng ................................................................................. 41

2.3.2. Ẩm thực bình dân.................................................................................. 43

2.4. Văn học nghệ thuật ................................................................................ 45

2.4.1. Nghệ thuật biểu diễn đường phố........................................................... 45

2.4.2. Văn học ................................................................................................. 47

Chương 3. GIÁ TRỊ, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG

HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HAI BÊN

BỜ SÔNG HÀN............................................................................................ 50

3.1. Giá trị đóng góp và các thực trạng....................................................... 50

3.1.1. Thay đổi tích cực................................................................................... 50

3.1.1.1. Phương thức sinh hoạt, nghề nghiệp.................................................. 50

3.1.1.2. Phong tục tín ngưỡng ......................................................................... 52

3.1.2. Thực trạng ............................................................................................. 53

3.2. Phương hướng phát triển đời sống văn hóa xã hội hai bên bờ

sông Hàn ........................................................................................................ 58

3.2.1. Phương hướng phát triển....................................................................... 58

3.2.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 61

3.3. Giải pháp phát triển đời sống văn hóa xã hội hai bên bờ sông Hàn. 63

3.3.1. Đối với chính quyền thành phố............................................................. 63

3.3.3. Đối với cư dân hai bên bờ sông Hàn..................................................... 66

KẾT LUẬN.................................................................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 70

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Từ xa xưa, lịch sử hình thành các nền văn minh lớn của nhân loại, trải dài từ

Tây sang Đông, đều có sự gắn bó mật thiết với dòng sông mẹ vĩ đại. Tiêu biểu đó là

con sông Hằng, sông Nile, sông Hoàng Hà…Bởi dòng sông vốn là báu vật thiêng

liêng mà tạo hóa sinh ra cho con người. Thành phố Đà Nẵng đã may mắn, khi có

được địa thế thuận lợi do tạo hóa ban tặng, khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, dòng

sông Hàn hữu tình vắt ngang lững lờ trôi. Đà Nẵng vươn ra ôm trọn lấy biển khơi,

được bán đảo Sơn Trà hùng vĩ bao bọc lấy, núi sông, biển khơi, đều hội tụ về đây.

Nhắc tới Đà Nẵng, điều đầu tiên mà những vị khách phương xa hình dung đến

đó là thành phố của những cây cầu rực rỡ bắc ngang đôi bờ sông Hàn. Chính dòng

sông đã mang đến cho đô thị một diện mạo văn hóa khác biệt, tô điểm thêm cho vẻ

đẹp thành phố Đà Nẵng năng động và phát triển từng ngày. Dòng sông gắn liền với

biết bao kỷ niệm của những lớp người Đà Nẵng, và cũng là chứng nhân của những

đổi thay của thành phố trẻ trung đầy sức sống. Hòa cùng hành trình chuyển mình

vươn lên, cư dân đôi bờ từ bao đời nay gắn liền với sông Hàn thân thuộc, cũng đã

có những thay đổi nhất định, đời sống văn hóa, sinh hoạt từ lâu đã tạo nên những

nét bình dị, chân thực hòa cùng xu thế phát triển hiện đại của bộ mặt thành phố.

Đến với sông Hàn, đây đó ta vẫn bắt gặp hình ảnh cư dân mộc mạc, lái con đò chầm

chậm men theo những tòa nhà cao chọc trời, giữa lối sống nhộn nhịp phồn hoa.

Thành phố phát triển, đi cùng với việc đời sống văn hóa ngày càng được nâng

cao, trong đó đôi bờ sông Hàn là nơi tập trung hình ảnh sinh hoạt, là bộ mặt của

thành phố. Để khẳng định được nét đẹp trong đời sống văn hóa của con người nơi

đây, cũng như gìn giữ những nét đẹp truyền thống đó, chúng tôi chọn đề tài “Đời

sống văn hóa của cư dân ở hai bên bờ sông Hàn” làm đề tài nghiên cứu, với mong

muốn góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng thành phố quê hương trở nên văn minh

tốt đẹp hơn nữa, giúp Đà Nẵng xứng đáng với danh hiệu “Thành phố đáng sống”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!