Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định giá tài sản nhà nước để chuyển giao theo cơ chế giao vốn của doanh nghiệp / Phan Thị Thúy Ngọc, Lê Thị Khoa Nguyên
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
4.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1344

Định giá tài sản nhà nước để chuyển giao theo cơ chế giao vốn của doanh nghiệp / Phan Thị Thúy Ngọc, Lê Thị Khoa Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*****************

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

ĐỂ GIAO THEO CƠ CHẾ GIAO

VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Mã số: T2012.25.154

Chủ nhiệm đề tài: ThS,GVC Phan Thị Thuý Ngọc

TPHCM Tháng 1/2015

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*****************

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ NƢỚC ĐỂ GIAO THEO

CƠ CHẾ GIAO VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Mã số: T2012.25.154

Chủ nhiệm đề tài: ThS,GVC Phan Thị Thuý Ngọc

TPHCM Tháng 1/2015

2

DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1. Các thành viên tham gia nghiên cứu đề tài:

- Lê Thị Khoa Nguyên

- Phạm Thị Ngọc Dung

2. Các đơn vị phối hợp chính:

- Sở Tài Chính TPHCM

- Sở Tài Chính Cần Thơ

- Sở Tài Chính An Giang

- Sở Tài Chính Khánh Hòa

- Sở Tài Chính Bình Dương

- Ban Tài chính Đại học Quốc Gia TPHCM

- Bệnh viện Mắt TPHCM

- Bênh viện Từ Dũ TPHCM

- Sở Tài Chính Long An

- Ban quản lý chợ Bến Thành

- Ban quản lý chợ Nancy

MỤC LỤC

CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ NƢỚC

TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN NHÀ NƢỚC

1. Khái niệm và phân loại tài sản nhà nước

1.1 Khái niệm

1.2 Phân loại tài sản nhà nước

2. Nguyên tắc quản lý tài sản nhà nước

3. Phương pháp quản lý tài sản nhà nước

3.1 Quản lý theo định mức, tiêu chuẩn

3.2 Quản lý theo quá trình hình thành và sử dụng tài sản

3.2.1 Quản lý quá trình hình thành tài sản

3.2.2 Quá trình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước

3.2.3 Quản lý kết thúc quá trình sử dụng TSNN

3.3 Quản lý theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

II. ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ NƢỚC

3

1. Khái niệm định giá tài sản

2. Các phương pháp định giá tài sản

2.1 Phân loại tài sản để định giá

2.2 Các phương pháp định giá

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ NƢỚC TẠI ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP ĐỂ GIAO THEO CƠ CHẾ GIAO VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH, TÀI SẢN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

1/ Giai đoạn 1

2/ Giai đoạn 2

II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC

1/ Khái quát tình hình định giá tài sản chuyển giao theo cơ chế giao vốn tại

các đơn vị sự nghiệp

1.1 Về phân loại đơn vị sự nghiệp

1.2 Kết quả khảo sát tại các địa phương

1.3 Quy trình thực hiện việc định giá tài sản

1.4 Thực trạng định giá từng loại tài sản

1.4.1 Kiểm kê, phân loại tài sản theo các nhóm

1.4.2 Phân loại tài sản theo từng nhóm để định giá

1.4.3 Phương pháp định giá tài sản nhà nước theo từng loại tài sản

2/ Thực trạng quản lý, sử dụng tài sản sau khi đã thực hiện việc chuyển giao

tài sản

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP HỮU HIỆU CHO VIỆC THỰC HIỆN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN NHÀ NƢỚC ĐỂ

GIAO CHO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THEO CƠ CHẾ GIAO VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1/ Ban hành văn bản pháp lý theo sự phân cấp quản lý tài sản

2/ Thành lập Hội đồng định giá tài sản

3/ Hồ sơ pháp lý của đơn vị để làm cơ sở định giá

4

4/ Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước giao cho đơn vị quản lý, sử dụng

5/ Quản lý Nhà nước đối với tài sản đã chuyển giao theo cơ chế giao vốn

của Doanh nghiệp

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1/ Kết luận

2/ Khuyến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Quy trình quản lý sử dụng tài sản

Bảng 2 Thang điểm định giá

Bảng 3 Quy trình định giá và bàn giao tài sản nhà nước

QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT

TSNN Tài sản nhà nước

NSNN Ngân sách nhà nước

TSCĐHH, TSCĐVH Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vô hình

TP Thành phố

NSTW Ngân sách trung ương

QLCS Quản lý công sản

CB-CC-VC Cán bộ công chức viên chức

UBND, HĐND Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân

ĐVSN Đơn vị sự nghiệp

NSĐP Ngân sách địa phương

5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Định giá tài sản nhà nước chuyển giao cho đơn vị sự nghiệp công lập theo

cơ chế giao vốn của doanh nghiệp

- Mã số: T2012.25.154

- Chủ nhiệm đề tài: Phan Thị Thúy Ngọc

- Đơn vị của chủ nhiệm đề tài: Khoa kế toán kiểm toán

- Thời gian thực hiện: tháng 1 năm 2013 đến tháng 2 năm 2014

2. Mục tiêu: Xây dựng và thử nghiệm hệ thống phương pháp định giá tài sản nhà nước tại đơn

vị sự nghiệp có thu công lập nhằm tăng hiệu quả sử dụng tài sản công

3. Tính mới và sáng tạo: Phương pháp định giá tài sản công

4. Kết quả nghiên cứu:

- Về giáo dục và đào tạo: Hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về định giá

tài sản để giao cho đơn vị sự nghiệp có thu công lập theo cơ chế giao vốn của doanh nghiệp

- Về kinh tế- xã hội: Đưa ra các giải pháp để tăng tính hiệu quả sử dụng tài sản công

5. Sản phẩm: Bài báo khoa học

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng: Các cơ quan

tài chính các cấp và các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ kinh phí và chi đầu tư phát triển

Cơ quan chủ trì xác nhận

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Ngày 24 Tháng 4 Năm 2015

Chủ nhiệm đề tài

(Ký, họ và tên)

Phan Thị Thúy Ngọc

6

Ministry of Education & Training

HOCHIMINH CITY OPEN UNIVERSITY

The Socialist Republic of Vietnam

Independence – Freedom – Happiness

RESEARCH INFORMATION

1. General information:

Project title: Pricing approaches for governmental assets transferring to public service

organizations under capital funding mechanism.

Research Code: T2012.25.154

Coordinator: Phan Thi Thuy Ngoc

Implementing institution: Accounting – Auditing Faculty

Duration: from January 2013 to February 2014

2. Research objective:

Attempt to construct and analysis systemized approaches in pricing for governmental

assets within revenue generating public service organizations with the aim of enhancing the

efficiency of public asset usage.

3. Creativeness and innovativeness

Pricing approaches for governmental assets

4. Research results:

From educational and training aspect:

- To systemize and enhance literature base relating to approaches in pricing for

governmental assets within revenue generating public service organizations under capital

funding mechanism

From economic and social aspect:

- To contribute approaches to enhance the efficiency of public asset usage.

5. Products: Scientific paper

6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:

Public service organizations could capable of self-funding internal expenses and

investment and development activities.

Implementing institution approval

KT. HIỆU TRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Ngày 24 Tháng 4 Năm 2015

Chủ nhiệm đề tài

(Ký, họ và tên)

Phan Thị Thúy Ngọc

7

MỞ ĐẦU

1. 1. Lý do chọn đề tài:

Tài sản nhà nước là điều kiện vật chất cơ bản giữ vị trí quan trọng đảm bảo hoạt động

của bộ máy nhà nước, an ninh quốc phòng, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội

của đất nước.

Tài sản nhà nước gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất

đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức,

đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật

quy định. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất phải tuân thủ là tài sản phải được đầu tư,

trang bị và sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, hiệu quả,

tiết kiệm. Để đảm bảo sử dụng tài sản nhà nước hiệu quả, khai thác tối đa công suất tài sản,

ngoài việc sử dụng tài sản vào mục đích thực hiện nhiệm vụ, chức năng mà cấp có thẫm quyền

giao, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích

sản xuất- kinh doanh, dịch vụ, liên doanh liên kết và cho thuê

Tuy nhiên, thực trạng khi sử dụng tài sản nhà nước vừa phục vụ cho hoạt động thuộc

chức năng nhiệm vụ được giao, vừa sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, liên

doanh, liên kết và cho thuê đã dẫn đến hệ luỵ là một số đơn vị chạy theo hoạt động dịch vụ mà

tự thu hẹp hoạt động thuộc nhiệm vụ nhà nước giao, bên cạnh đó trong cơ chế quản lý của cấp

trên không có chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và nhứ vậy dẫn đến một nghịch

lý là nhiều đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ mà ngân sách năm sau cấp phát tăng hơn năm

trước, không gắn việc sử dụng tài chính, tài sản với kết quả hoạt động để đánh giá hiệu quả sử

dụng tài chính, tài sản. Một nghịch lý tiếp theo nữa là, khi góp vốn liên doanh, liên kết và cho

thuê bằng tài sản do chưa quy định phương pháp định giá tài sản, nên phần lớn các đơn vị liên

doanh, lên kết lạm dụng đã định giá tài sản thấp hơn giá trị thực của chúng, nên khi trích khấu

hao vào chi phí kinh doanh- dịch vụ thấp nhằm đạt lợi nhuận cao, kết quả đơn vị đã ăn dần vào

tài sản của nhà nước vì số khấu hao không đủ tái đấu tư tài sản.

Để khắc phục tình trạng bất cập trên, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các phương pháp định giá tài

sản để giao theo cơ chế giao vốn của doanh nghiệp nhằm giúp đơn vị tính đủ chi phí hoạt động,

8

bảo toàn vốn, tái đầu tư tài sản nhà nước giao, mỡ rộng hoạt động chuyên môn theo chủ trương

xã hội hoá của Chính Phủ. Phương pháp định giá tài sản bao gồm kiểm kê, phân loại tài sản nhà

nước trước khi thực hiện xác định giá trị tài sản nhà nước để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập

tự chủ tài chính; Xác định giá trị tài sản nhà nước để giao cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ

tài chính; Quyết định giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính

Nghiên cứu đề tài “ Định giá tài sản nhà nước để giao theo cơ chế giao vốn của doanh

nghiệp” là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong nghị quyết

40/NQ-CP ngày 9/8/2012 của Chính Phủ “ Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp

công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” từ sau năm 2015 thực

hiện đổi mới cơ chế tài chính theo hướng “Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả

về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu

cầu của xã hội;……; được Nhà nước giao vốn, xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị sự

nghiệp công lập theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp…”. Giải pháp “ đổi mới cơ chế tài

chính, tài sản” được xem là giải pháp mang tính đột phá thì đề tài mang lại ý nghĩa thực tiễn đặc

biệt quan trọng nhằm minh chứng cho tính đúng đắn mà giải pháp chiến lược đã đề ra. Kết quả

nghiên cứu và những giải pháp của đề tài của đề tài sẽ chỉ ra những bất cập, hạn chế trong cơ

chế quản lý hiện hành, các chính sách, chế độ chưa phù hợp, kiến nghị cấp có thẫm quyền các

biện pháp khắc phục đồng thời phát huy những nhân tố tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong

việc quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước, phân định rõ nguồn đầu tư tài sản từ ngân sách và từ

nguồn khác

2. 2. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp có tổ chức hoạt động

sản xuất kinh doanh- dịch vụ, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản nhà nước, nguồn dùng để tái

đầu tư tái sản, giảm áp lức cấp phát của ngân sách, tạo nguồn lực tài chính, khuyến khích tăng

thu nhập cho CB-VC, mỡ rộng hoạt động sự nghiệp, nâng cao chuyên mông nghiệp vụ. Đồng

thời đưa ra giải pháp tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong quản lý, sử

dụng tài sản của nhà nước. Đó chính là việc định giá tài sản để giao theo cơ chế giao vốn của

doanh nghiệp.

3. Khách thể- đối tƣợng:

9

Khách thể nghiên cứu: Là các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính có sử dụng tài

sản nhà nước vào hoạt động kinh doanh, dịch vụ, liên doanh liên kết và cho thuê

Đối tượng nghiên cứu : Là vấn đề định giá tài sản nhà nước

4. 4. Giả thuyết khoa học:

Thực trạng sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất kinh doanh dịch vụ, liên

doanh liên kết và cho thuê hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập về chủ thể quản lý, khấu hao tài

sản, phân cấp quản lý, bảo trì, bảo dưỡng, xác định giá trị tài sản cho thuê, kiểm tra, giám sát

việc sử dụng tài sản, tiêu chuẩn, định mức trang bị. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng

cao tính tự chủ về tài sản tại các đơn vị sự nghiệp có thu có tổ chức hoạt động kinh doanh dịch

vụ, liên doanh liên kết và cho thuê bằng cách định giá tài sản để giao cho đơn vị theo cơ chế

giao vốn của doanh nghiệp.

5. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu

▪ Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc định giá tài sản

▪ Nghiên cứu các tiêu thức phân loại để áp dụng phương pháp định giá thích hợp

▪ Nêu và phân tích thực trạng, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại

đơn vị sự nghiệp có thu

▪ Đề xuất thủ tục, trình tự và phương pháp định giá trị tài sản để giao theo cơ chế giao vốn

của doanh nghiệp

6. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

▪ Do điều kiện về thời gian, không gian và khuôn khổ đề tài khoa học cấp trường nên chỉ

chú trọng nghiên cứu một số mẫu điển hình tại các cơ quan tài chính và đơn vị sự nghiệp có thu

▪ Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Bình dương; TPHCM; Long An; Khánh hoà; An giang

▪ Do đặc điểm đề tài khoa học cấp trường, đề tài không tổ chức thực nghiệm các giải pháp

mà chỉ tiến hành khảo nghiệm một số giải pháp đề xuất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!