Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Điều tra khảo sát, thống kê lượng thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp- CĐ2: Đánh giá tác động của các nguồn thải công nghiệp tới chất lượng không k
PREMIUM
Số trang
84
Kích thước
926.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1349

Điều tra khảo sát, thống kê lượng thải, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp- CĐ2: Đánh giá tác động của các nguồn thải công nghiệp tới chất lượng không k

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ

BỘ CÔNG THƯƠNG

VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ

TUYỂN TẬP BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

DỰ ÁN PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2007

NHÓM CHUYÊN ĐỀ 2

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP

TỚI CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Thuộc dự án:

“ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT THỐNG KÊ LƯỢNG THẢI, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM

MÔI TRƯỜNG DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM

THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

DO KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP”

Hà Nội - 2007

Bé c«ng th−¬ng

ViÖn nghiªn cøu c¬ khÝ

B¸o c¸o chuyªn ®Ò

Tªn chuyªn ®Ò:

®¸nh gi¸ t¸c ®éng cña c¸c nguån th¶i c«ng nghiÖp tíi

chÊt l−îng kh«ng khÝ t¹i thµnh phè hµ néi

Thuéc nhiÖm vô 2007: “®iÒu tra, kh¶o s¸t thèng kª l−îng th¶i,

®¸nh gi¸ møc ®é « nhiÔm m«i tr−êng do khÝ th¶i c«ng nghiÖp

vµ ®Ò xuÊt c¸c biÖn ph¸p gi¶m thiÓu « nhiÔm m«i tr−êng do

khÝ th¶i c«ng nghiÖp”

Chñ tr× thùc hiÖn: TS. D−¬ng V¨n Long

§¬n vÞ: TTCN & TB M«i tr−êng

Hà Néi, 2007

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .…………………………………………………………... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP

TẠI HÀ NỘI …………………………………….…………………….... 4

1.1 Quá trình sản xuất …………………........………………….…. 4

1.2 Quá trình đốt nhiên liệu ………………...…………………….. 4

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGUỒN THẢI

CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ .……………….… 8

CHƯƠNG 3: DỰ BÁO XU HƯỚNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NGUỒN

THẢI CÔNG NGHIỆP TỚI MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ …...……… 13

3.1 Ước tính vả dự báo thải lượng khí thải từ các nguồn thải công

nghiệp ……………...…………………………………………………… 13

3.2 Dự báo xu hướng tác động của các nguồn thải công nghiệp tới

chất lượng môi trường không khí ……………………….…………… 17

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ……………………………………………… 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………… 21

3

MỞ ĐẦU

Hà Nội là trung tâm chính trị, khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá và

giao dịch của cả nước. Hà Nội đang cùng cả nước bước vào thời kỳ mới, công

nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quá trình đổi mới đất nước trong những năm qua,

Thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển khá mạnh mẽ trên mọi mặt đời

sống kinh tế-Chính trị-văn hoá-xã hội. Kinh tế của Thủ đô Hà Nội đạt nhịp độ

tăng trưởng cao và đều khắp ở các ngành, các lĩnh vực.

Nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hòa và hiện đại hóa đất nước,

càng ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng

và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm một

tỷ trọng cao trong toàn bộ sản phẩm của nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó

sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong

đó có môi trường không khí nói chung và môi trường không khí nói riêng

xung quanh các nhà máy, các khu công nghiệp tập trung sẽ đứng trước nguy

có bị xấu đi trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân. Ô

nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp vẫn đang và sẽ là một trong

những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Môi trường không khí là một thành phần không thể thiếu được, dù

chỉ trong giây lát đối với con người và mọi sinh vật trên trái đất. Do đó,

việc kiểm soát ô nhiễm không khí là hết sức cần thiết, là nhiệm vụ quan

trọng không thể thiếu được trong công tác quản lý môi trường quốc gia.

Với mục đích xác định cụ thể nguồn thải công nghiệp và tác động của

chúng tới chất lượng môi trường không khí tại Hà Nội, Chuyên đề “Đánh

giá tác động của các nguồn thải công nghiệp tới chất lượng môi trường

không khí tại Hà Nội” sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải

công nghiệp tới môi trường không khí trong những năm gần đây và dự báo

xu hướng tác động của nguồn thải này tới chất lượng môi trường không khí

trong tương lai.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TẠI

HÀ NỘI

Hiện nay, toàn thành phố có 9 khu công nghiệp (KCN) cũ, 5 KCN mới

và đã hình thành 18 cum công nghiệp (CCN). Các CCN mới được hình thành

một mặt để đáp ứng nhu cầu di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng ra khỏi nội thành và quy hoạch các cơ sở sản xuất nhỏ. Đó là các CNN:

Vĩnh Tuy - Thanh Trì, Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì); Phú Thị - Gia Lâm, Phú

Thị (mở rộng), Ninh Hiệp, CN Thực phẩm Lê Chi (huyện Gia Lâm); CCN Từ

Liêm, CCN Từ Liêm (giai đoạn II), CCN Phú Minh, KCN Nam Thăng Long

(huyện Từ Liêm); CCN Cầu Giấy (quận Cầu Giấy); CCN Hai Bà Trưng (quận

Hai Bà Trưng); CCN Đông Anh, CCN Nguyên Khê (huyện Đông Anh).

Các CNN cũ (Minh Khai - Vĩnh Tuy, Trương Định - Đuôi Cá, Văn

Điển - Pháp Vân, Thượng Đình, Cầu Diễn - Nghĩa Đô, Gia Lâm - Yên Viên,

Đông Anh, Chèm, Cầu Bươu) được xây dựng từ những năm 60 với tổng diện

tích 379 ha, với 156 xí nghiệp và thu hút 66.987 lao động, đang áp dụng công

nghệ lạc hậu, chắp vá không có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, trừ một số

nhà máy mới được đầu tư nâng cấp, có thiết bị tương đối hiện đại, thuộc nhiều

ngành công nghiệp khác nhau, trong đó có hai cụm lớn nhất là Thượng Đình

và Minh Khai - Vĩnh Tuy, chiếm hơn 50% diện tích đất và 47,7% tổng số các

doanh nghiệp, sản xuất ra bằng 75% giá trị tổng sản lượng của 9 cụm.

Các ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí do hai quá trình chính:

1.1 Quá trình sản xuất

Với mỗi ngành sản xuất khác nhau, thành phần phát thải trong quá trình

sản xuất mang tính chất và đặc trưng riêng biệt. Trong quá trình sản xuất một

số công đoạn sẽ phát sinh các chất ô nhiễm, một số ngành công nghiệp các

chất ô nhiễm còn thoát ra do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyến sản xuất

và trên các đường ống dẫn tải.

1.2 Quá trình đốt nhiên liệu

Hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng dầu để làm nguyên liệu.

Nguồn thải do chất đốt dầu (chủ yếu là dầu F.O) được coi là nguồn thải quan

trọng nhất vì:

5

- Là nguồn thải có khối lượng lớn nhất: với nguồn nhiên liệu loại này chỉ tính

cho một nhà máy nhiệt điện với công suất 675MW mỗi giờ sẽ thải vào môi

trường không khí một khối lượng lớn các chất ô nhiễm không khí như sau:

+ Lưu lượng khói: 3.578.000m3

+ SO2: 8.721kg

+ NO2: 438kg

+ SO3: 108kg

+ Bụi: 43kg

- Là nguồn thải được phân bố khắp nơi: hầu như tất cả các nhà máy đều sử

dụng dầu F.O làm nguyên liệu để cung cấp năng lượng cho các quá trình công

nghiệp như lò hơi, lò sấy, lò rang ở ngành công nghiệp thực phẩm, lò nung ở

ngành công nghiệp luyện kim.

- Là nguồn thải có chứa đầy đủ các chất ô nhiễm không khí đặc trưng như

SO2, NO2, CO, bụi và các chất nguy hiểm khác như aldehyt, cacbua hydro.

Ngoài nhiên liệu chủ yếu là dầu FO các loại nguyên liệu khác được sử

dụng trong khu vực cũng gây ô nhiễm không khí đáng kể như than đá…

Đa số các ngành công nghiệp đều phát thải các chất thải độc hại ra môi

trường không khí. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của các chất thải này tới chất

lượng môi trường không khí lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tải lượng

phát thải, vị trí phát thải, hướng gió, thời tiết, mức độ tập trung của nguồn

phát thải… Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tôi sẽ chỉ nêu thành phần

phát thải của các ngành công nghiệp phổ biến trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Bảng 1.1: Thành phần phát thải chính gây ô nhiễm không khí từ các

ngành sản xuất công nghiệp phổ biến tại Hà Nội

STT Ngành công

nghiệp

Các nguồn gây ô nhiễm

Thành phần

phát thải

I Công nghiệp chế biến thực phẩm

1 Thuốc lá

- Phân xưởng sợi, bao mềm,

bao cứng, lò men

- Ống khói lò hơi thải qua

ống khói

- Bụi có hàm lượng

SiO2 cao, hơi nicotin

- Bụi, các khí NOx,

SO2, CO…

2

Chế biến nông

sản, thực phẩm

- Công đoạn đốt lò than, nồi

hơi.

- Khí và mùi từ nước thải

- Bụi, khí độc SO2, CO,

CO2, NOx,…

- Mùi hôi, NH3, H2S…

6

3

Sản xuất bia,

rượu, nước giải

khát

- Nạp nguyên liệu cho

nghiền bột (malt, gạo tẻ),

nấu

- Nồi hơi: nấu hoa, rửa chai

lọ, rửa thiết bị

- Lên men, bão hòa CO2

- Làm lạnh sẽ gây ra rò rỉ

chất làm lạnh (như Freon…)

- Bụi nguyên liệu

- SO2, CO, NOx, HC…

- Rò rỉ chất làm lạnh.

II Công nghiệp hóa chất và phân bón

1 Cao su

- Khí thải từ lò hơi đốt dầu

và than

- Lau khuôn (bộ phận lưu

hóa), vị trí luyện hở

- Xăng, bụi

- SO2, CO, CO2, NO2,

HC…

- Nhiệt, ồn

2

Hoá chất cơ

bản, phân bón

- Khí thải từ các ống khói

do quá trình công nghệ và

đốt nhiên liệu

Bụi và khí độc rò rỉ, thất

thoát trong quá trình vận

hành sản xuất (xưởng sản

xuất axit, cồn, supe,

NPK…)

Tuỳ thuộc vào công

nghệ sản xuất mà có

các chất ô nhiễm khác

nhau: SO2, NOx, H2S,

CO2, Cl2, bụi

3 SX sơn, mực in

- Bộ phận xông xăng, nước

mầu, nghiền cán, đóng

thùng, nấu dầu và nhựa.

- Lò đốt nhiên liệu, máy

phát điện dự phòng.

- Dung môi (xăng pha

sơn, toluen, xylen)

benzen.

- SO2, NOx, HC, CO,

CO2, bụi, nhiệt, ồn.

4 Hoá mỹ phẩm Hơi dung môi, hóa chất

5 Pin, ắc quy

Nghiền bột chì, đốt nhiên

liệu

Bụi oxyt chì, hơi chì,

H2SO4, As

III Chế tạo cơ khí

1

Phân xưởng cơ

khí

- Công đoạn mạ, nhiệt luyện

- Công đoạn cơ khí nặng

(máy gia công cơ khí lớn:

khoan, mài, tiện…)

- Bộ phận sơn

- Bụi kim loại, khí SO2,

NOx…

- Hơi xăng, toluen…

7

2 Điện, điện tử

Công đoạn hàn, cán, đúc,

kéo và bện dây nhôm, bọc

cách điện

Hơi chì, CO2x, SOx, Cl,

HC, CFC, toluen, hơi

kim loại…

IV Công nghiệp vật liệu xây dựng

1 Thủy tinh

- Pha trộn nguyên liệu dạng

bột

- Nấu chảy thủy tinh (khi

tập kết và nạp liệu vào lò).

- Thải qua ống khói (phân

xưởng động lực)

- Bụi, bụi có tỷ lệ SiO2

cao.

- Khí NOx, CO2, CO…

2 Gốm, sứ - Quá trình nung, đốt nhiên

liệu

- Bụi cát, CO2, SO2....

3 Gạch - Quá trình đốt lò -Bụi, khói

V Ngành dệt và giấy

1

Dệt – may –

nhuộm

- Tẩy nhuộm: máy nhuộm,

pha hóa chất

- Sấy

- In hoa (lưới)

- Phân xưởng động lực (lò

hơi)

- Kéo sợi vả dệt

- Hơi NaOH, Javel

(NaClO), clo.

- Nhiệt, tiếng ồn.

-Pingmen, fomanđehyt,

NH3

- SO2, NOx CO, CO2,

HC

- Bụi sợi bông,

polyeste, bụi vải, bụi

bông xơ tổng hợp.

2 Giấy - Cắt, xén - Bụi giấy

VI Công nghiệp nhẹ

1 Công nghiệp da

giầy

- Bộ phận pha chế hóa chất,

phun xì các chất làm đẹp bề

mặt da.

- Phát tán từ chất thải rắn và

nước thải chứa sunfua.

- Phát tán từ bể ngâm vôi do

sự phân hủy của bể protein

trong da sống và từ các hệ

thống dẫn nước thải có chứa

- Hơi axit (H2SO4,

CH3COOH, C2H5OH

và các dung môi hữu

cơ (butanol,

butylaxetat…)

- Khí H2S

- NH3.

- Bụi và SO2 do sử

dụng nhiên liệu đốt.

Tài liệu tương tự (6)

Xem tất cả
Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!