Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa
PREMIUM
Số trang
211
Kích thước
12.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
808

Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thục

DI SẢN VĂN HÓA VÙNG HÀM RỒNG

Ở TỈNH THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thục

DI SẢN VĂN HÓA VÙNG HÀM RỒNG

Ở TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Văn hóa học

Mã số: 62 31 06 40

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN

Hà Nội - 2014

1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, bản Luận án tiến sĩ: DI SẢN VĂN

HÓA VÙNG HÀM RỒNG Ở TỈNH THANH HÓA là do tôi viết.

Các số liệu, trích dẫn, tư liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy,

chính xác, trung thực, có dẫn nguồn cụ thể. Tôi xin chịu trách

nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả

Nguyễn Thị Thục

2

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... 1

MỤC LỤC .............................................................................................................. 2

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ VÙNG VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA ....... 11

1.1. Lý thuyết về vùng văn hóa .......................................................................... 11

1.2. Lý thuyết về DSVH .................................................................................... 23

Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 42

CHƯƠNG 2: DI SẢN VĂN HÓA Ở VÙNG HÀM RỒNG ................................... 44

2.1. Nhận diện vùng Hàm Rồng ........................................................................ 44

2.2. Di sản văn hóa vật thể vùng Hàm Rồng ...................................................... 46

2.3. DSVH phi vật thể vùng Hàm Rồng ............................................................. 77

Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 99

CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 101

3.1. Hàm Rồng - một vùng văn hóa ................................................................. 101

3.2. Kiến nghị .................................................................................................. 123

Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... 135

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 136

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............... 141

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 142

3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

BSVHDT: Bản sắc văn hóa dân tộc

BTCVHL: Bảo tàng cổ vật Hoằng Long

CNH - HĐH: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DSVH : Di sản văn hóa

GS: Giáo sư

KHKT: Khoa học kỹ thuật

KHXH: Khoa học xã hội

KHXH & NV: Khoa học xã hội và nhân văn

Nxb: Nhà xuất bản

NCKH Nghiên cứu khoa học

TS: Tiến sĩ

TSKH: Tiến sĩ khoa học

TƯ: Trung ương

UBND: Uỷ ban nhân dân

VHDT Văn hóa dân tộc

VHNT Văn hóa Nghệ thuật

VHTT: Văn hóa - Thông tin

4

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong tâm thức của người đương đại, Hàm Rồng là một địa danh đặc biệt ở xứ

Thanh, được ghi nhớ với những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước. Ngược dòng lịch sử, ít người biết rằng nơi đây từng là một trong

những cái nôi của loài người, sự hiện diện của các dấu vết khảo cổ học từ trước công

nguyên: di chỉ khảo cổ học Núi Đọ (cách chúng ta khoảng 20 vạn năm); di tích khảo

cổ học Đông Sơn nổi tiếng thời kỳ đồng thau và sắt sớm... Những cứ liệu khảo cổ học

ít nhiều cho phép nhận diện bức tranh về một vùng Hàm Rồng rộng lớn mà người

Việt cổ di chuyển xuống chiếm lĩnh đồng bằng sông Mã. Đó là sự di chuyển từ hang

Con Moong (Thạch Thành), Mái Đá Điều (Bá Thước) tiến xuống vùng núi Đọ ngày

nay. Sự di chuyển cho thấy ba vùng tiếp biến văn hóa: Mái đá Điều - hang Con Mong

- núi Đọ, trong đó, núi Đọ là địa điểm người Việt cổ định cư lâu nhất. Tiến xuống ven

biển là di chỉ khảo cổ học Đa Bút, điểm nhấn minh chứng con người không chỉ dừng

lại ở vùng đồng bằng mà đã tiến dần xuống các vùng ven biển rồi tụ cư ven các cửa

sông, cửa biển, các con rạch. Trong quá trình di chuyển, sông Mã đã trở thành con

đường thiên lý quan trọng, khi ở giai đoạn đương thời chưa có thêm những con

đường khác hữu dụng hơn. Sau công nguyên, Hàm Rồng trở thành tâm điểm của

nhiều cuộc tranh giành giữa các thế lực trong nước, chiến tranh liên miên, loạn lạc

kéo dài cho đến thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Lịch sử đi qua, lặng đọng lại trong

vùng nhiều giá trị văn hóa tiêu biểu, mang tính liên tục, có thể nhận biết qua hệ thống

DSVH đang hiện tồn. Lớp áo thời gian đã làm cho DSVH có sức mạnh bền vững.

Những phần nhiều, người đương thời chỉ nhớ và đề cao các chiến công, giá trị lịch sử

- văn hóa của giai đoạn cận - hiện đại. Giá trị văn hóa thuộc về những lát cắt đồng đại

ở giai đoạn cổ - trung đại chưa được xem xét đúng tầm.

Hàm Rồng có cảnh quan sinh thái hội tụ đầy đủ các yếu tố núi, đồng bằng,

ven biển, mang tính đại diện cho cảnh quan sinh thái xứ Thanh. Sự hấp dẫn của

cảnh quan sinh thái nơi đây đã được ghi nhận qua nhiều bài viết đăng trên các tạp

5

chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đặt cảnh

quan sinh thái trong mối quan hệ với DSVH trong vùng. Việc đặt ra vấn đề nghiên

cứu tổng thể DSVH vùng Hàm Rồng có một ý nghĩa lý luận, thực tiễn quan trọng,

khẳng định những giá trị văn hóa được tiếp nối liên tục tại một vùng đặc biệt ở xứ

Thanh. Từ cảnh quan sinh thái, giá trị lịch sử, giá trị DSVH có thể có cùng một mẫu

số của nền văn minh Đông Sơn vùng hạ lưu sông Mã đã tích tụ lại ở đây.

Tốc độ đô thị hóa, việc mở rộng không gian thành phố Thanh Hóa cộng với

quá trình hội nhập sâu rộng trên nhiều bình diện phần nào đang phá vỡ cảnh quan

sinh thái tự nhiên, làm mai một, xuống cấp hệ thống DSVH trong vùng. Với những

gì đang diễn ra hiện nay rất dễ làm DSVH bị tổn thương và biến mất theo thời gian.

Một Hàm Rồng “danh giá” đang đứng trước những nỗi lo về hậu quả xấu sẽ diễn ra

trong tương lai khi các cấp quản lý chưa có phương án hợp lý trong quy hoạch, bảo

vệ DSVH của vùng; khi người dân chưa nhận thức đầy đủ vai trò của DSVH trong

đời sống cộng đồng; khi chưa lựa chọn được những nhà đầu tư xứng tầm, có tâm

với DSVH. Vài năm trước đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch vùng

Hàm Rồng và chấp nhận cho một số doanh nghiệp đầu tư, khai thác du lịch, kinh tế

tại vùng Hàm Rồng. Động thái này đã vô tình phá vỡ tính liên kết của vùng, sự phân

cấp chưa cụ thể cũng đã làm cho DSVH không được coi trọng đúng với giá trị vốn có

của nó. Đồng thời, ở đây cũng chưa thấy được mối quan hệ, chia sẻ hài hòa lợi ích

giữa bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch. Việc cần làm hiện nay là đánh giá tổng thể

giá trị DSVH, chỉ ra những đặc trưng chung của DSVH vùng Hàm Rồng, để thấy

Hàm Rồng cần được xem xét, quy hoạch và bảo vệ như một vùng văn hóa đặc biệt ở

tỉnh Thanh Hóa.

Năm 2011, tỉnh Thanh Hóa xây dựng bản điều chỉnh quy hoạch vùng Hàm

Rồng ở các khía cạnh: quy hoạch tổng thể, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di

tích lịch sử - văn hóa Hàm Rồng. Tuy nhiên, bản quy hoạch có sự hạn chế về không

gian, có nghĩa chỉ lựa chọn từ điểm tiếp giáp làng cổ Dương Xá kéo dài đến núi Nít

đã làm cho không gian Hàm Rồng trở nên nhỏ bé. Vấn đề bảo tồn DSVH chủ yếu

dựa trên cơ sở khảo sát, mô tả thực trạng từng di tích, chưa quan tâm nghiên cứu

6

mối quan hệ, sự lan tỏa, tiếp biến các giá trị văn hóa trong và ngoài vùng. Bài học

của nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả một số địa phương ở Việt Nam cho thấy,

khi quy hoạch một vùng đều cần đến sự liên kết chặt chẽ giữa vùng quy hoạch và

các vùng/ tiểu vùng phụ cận. Từ đó đề xuất những giải pháp quy hoạch, bảo tồn,

phát huy giá trị DSVH toàn vùng.

Từ cách đặt vấn đề trên, tôi nhận thấy rằng cần có một công trình nghiên cứu

về Hàm Rồng với phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng thể giá trị DSVH trong một

vùng văn hóa. Đặc biệt cần nghiên cứu Hàm Rồng gắn với bảo tồn văn hóa và ứng

dụng phát huy DSVH trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Công trình nghiên cứu

không chỉ mang tính lý luận làm sáng tỏ Hàm Rồng có ý nghĩa về lịch sử, độc đáo về

sinh thái, văn hóa. Tìm ra những giá trị đặc trưng của DSVH, tạo tiền đề khoa học

cho việc xây dựng vùng văn hóa - du lịch Hàm Rồng trong phát triển kinh tế - xã hội

tỉnh Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Với tất cả các vấn đề trên, tôi đã lựa chọn

đề tài: Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa làm Luận án Tiến sĩ.

2. Mục đích nghiên cứu

2.1. Nghiên cứu tổng thể hệ thống DSVH ở vùng Hàm Rồng. Lựa chọn các

DSVH điển hình để khảo cứu, từ đó chỉ ra những đặc điểm chung của DSVH vùng

Hàm Rồng.

2.2. Trên cơ sở lý thuyết vùng văn hóa và phân vùng văn hóa, kết quả nghiên

cứu DSVH vùng Hàm Rồng, bước đầu chứng minh Hàm Rồng là một vùng văn hóa -

lịch sử ở Thanh Hóa đáp ứng đầy đủ các tiêu chí. Trong đó, giá trị đặc trưng của

DSVH đóng vai trò là một tiêu chí quan trọng.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống DSVH ở vùng Hàm Rồng biểu hiện qua các loại hình DSVH vật

thể và DSVH phi vật thể. Trên cơ sở khảo cứu các DSVH điển hình được đề cập

theo từng loại hình cụ thể.

- Luận án cũng đề cập đến một số DSVH ở vùng đệm có cùng mẫu số với

DSVH vùng Hàm Rồng hình thành do quá trình lan tỏa và tích tụ.

7

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu của luận án là vùng văn hóa Hàm Rồng.

Theo hướng Tây - Đông, tính từ xã Thiệu Khánh với dãy núi Đông Sơn chạy men

theo sông Mã đến xã Hoằng Quang, phường Nam Ngạn. Theo hướng Bắc - Nam từ

bến Ngự đến núi Nhồi, phường An Hoạch.

- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu DSVH vật thể (Di tích lịch sử văn

hóa; danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật); DSVH phi vật thể (Lễ hội, tín

ngưỡng; diễn xướng dân gian; nghề thủ công truyền thống) điển hình còn hiện tồn

đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết để tiếp cận hệ thống lý thuyết

về DSVH, phương pháp phân loại DSVH từ các văn bản luật và dưới luật; lý thuyết

vùng văn hóa và phân vùng văn hóa từ kết quả nghiên cứu thành công của các học

giả trong nước và nước ngoài.

4.2. Phương pháp nghiên cứu nguồn tư liệu viết về DSVH tỉnh Thanh Hóa,

DSVH ở vùng Hàm Rồng. Tổng hợp số liệu, phân tích, phân loại tư liệu nghiên cứu

theo mục đích và nội dung luận án.

4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử học, văn hóa học, nghệ thuật

học, dân tộc học… giúp cho việc tiếp cận, phân tích các loại hình DSVH. Trong đó

chú trọng đến một số mặt của lý thuyết địa - văn hóa đối với hệ thống DSVH vùng

Hàm Rồng trên các phương diện: đặc điểm lịch sử, cảnh quan sinh thái, dân cư…

trong việc góp phần vào quá trình hình thành giá trị của DSVH.

4.4. Phương pháp điền dã, kết hợp với phương pháp tổng hợp, thống kê, phân

loại, đối chiếu, so sánh, phân tích các DSVH điển hình trong vùng. Đây là phương

pháp quan trọng, được triển khai theo các bước cụ thể:

Bước thứ nhất: Điều tra, khảo sát tổng thể hệ thống DSVH vùng Hàm Rồng.

Bước thứ hai: Lựa chọn các DSVH (vật thể, phi vật thể) điển hình để khảo

cứu. Song song với tiến trình đánh giá giá trị DSVH, luận án sẽ quan tâm đến các

8

vấn đề: cộng đồng dân cư; môi trường sinh thái…Bước này là cơ sở để chỉ ra những

giá trị và những đặc điểm chung của hệ thống DSVH vùng Hàm Rồng.

Bước thứ ba: Sau khi có đầy đủ các thông tin từ hai bước trên, cần tiếp tục

khảo sát lại để có đối chứng, so sánh, tránh bỏ sót những DSVH có giá trị.

- Phương pháp thống kê, phân loại, phân tích, so sánh: Một vùng văn hóa

thường có sự tích hợp đầy đủ các giá trị về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,

trong sự tích hợp ấy lại có nhiều các tổ hợp văn hóa với những biểu hiện đa dạng,

khác nhau. Cần sử dụng phương pháp này để làm nổi bật lên diện mạo của một

vùng văn hóa - lịch sử đặc trưng ở tỉnh Thanh Hóa.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Thứ nhất, về khoa học

- Luận án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hệ thống hóa lý thuyết vùng văn

hóa và phân vùng văn hóa; chỉ ra hệ tiêu chí xác định vùng văn hóa. Khái quát lý

thuyết về DSVH và vấn đề phân loại DSVH.

- Luận án chỉ ra những giá trị đặc trưng của DSVH vùng Hàm Rồng.

- Chứng minh Hàm Rồng là một vùng văn hóa - lịch sử, đáp ứng đầy đủ các

tiêu chí, trong đó có sự đóng góp không nhỏ về giá trị của DSVH trong vùng.

- Đưa ra một số kiến nghị trong việc bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của

vùng, giá trị DSVH trong vùng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, về thực tiễn

- Bổ sung và góp phần làm phong phú hơn kho tàng DSVH tỉnh Thanh Hóa,

DSVH Việt Nam từ những giá trị độc đáo của DSVH vùng Hàm Rồng.

- Những kiến nghị trình bày trong luận án, tác giả mong muốn sẽ là những

gợi ý hữu ích cho các cấp quản lý địa phương vận dụng trong công tác quy hoạch,

bảo tồn, khai thác phát huy DSVH và vùng văn hóa Hàm Rồng.

- Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho sinh viên các ngành Văn hóa -

Du lịch, Quản lý Văn hóa ở các trường Đại học, Cao đẳng KHXH & NV.

- Luận án có thể xuất bản thành sách tham khảo.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu và những luận bàn

9

- Hàm Rồng từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn cho các học giả trong nước và

nước ngoài lựa chọn nghiên cứu, nhưng chủ yếu là những công trình đơn lẻ theo một

vấn đề cụ thể. Ý tưởng của luận án đặt ra nghiên cứu tổng thể cảnh quan sinh thái,

DSVH vùng Hàm Rồng là cần thiết.

- Vùng Hàm Rồng với những giá trị DSVH tiêu biểu - sợi dây nối liền bản

sắc văn hóa Việt cổ, mà đỉnh cao là nền văn hóa Đông Sơn với con người đương

đại. Nơi đây được ví như một kho tàng văn hóa dân gian, kho sử liệu của lịch sử -

văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu DSVH vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa

không chỉ mang tính lý luận thuần túy mà còn làm sáng tỏ DSVH vùng Hàm Rồng

có nhiều giá trị đặc trưng riêng biệt.

- Từ thế kỷ XVI - XIX trên thế giới đã xuất hiện nhiều trường phái nghiên

cứu về vùng và phân vùng văn hóa, mang lại những thành công nhất định ở cả

phương diện lý thuyết và thực hành. Những kết quả nghiên cứu trên đã tác động

mạnh mẽ đến các nhà khoa học Việt Nam. Sự tác động mạnh mẽ nhất vào thập niên

80, 90 của thế kỷ XX. Thời điểm này các quan điểm lý thuyết vùng và phân vùng

văn hóa của các học giả nước ngoài đã được nhiều học giả Việt Nam vận dụng vào

việc nghiên cứu vùng văn hóa ở Việt Nam theo nhiều quan điểm khác nhau. Điểm

chung của các công trình nghiên cứu là việc các tác giả đều thống nhất, khi xác định

vùng văn hóa cần xây dựng bộ công cụ/ hệ tiêu chí trong xác định vùng văn hóa.

Quá trình nghiên cứu, tác giả luận án cho rằng, có thể xác định những tiêu chí

chung ở nhiều tác giả. Nhưng lấy giá trị đặc trưng của DSVH như một tiêu chí vận

dụng để xác định vùng văn hóa thì chưa có tác giả nào đề cập một cách đầy đủ.

- Trong những năm gần đây, việc đánh giá giá trị DSVH theo loại hình đi liền

với công tác bảo tồn DSVH luôn trở thành vấn đề nóng trên các diễn đàn. Theo quy

luật phát triển, các vấn đề xã hội thường có xu hướng tỷ lệ thuận với nhau. Tuy

nhiên giữa phát triển kinh tế và bảo tồn DSVH đang gặp phải những khó khăn,

những tranh luận gay gắt. DSVH vùng Hàm Rồng cũng đứng trước thực trạng

xuống cấp và mai một dần. Việc khảo cứu giá trị của DSVH vùng Hàm Rồng là cơ

10

hội để bảo tồn, phát huy giá trị một vùng văn hóa - lịch sử đặc biệt ở tỉnh Thanh

Hóa trong thời kỳ hội nhập.

6. Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu (07 trang), kết luận (04 trang), danh mục tài liệu tham

khảo (7 trang), phụ lục (58 trang), luận án bao gồm ba chương:

Chương 1: Lý thuyết về vùng văn hóa và di sản văn hóa (33 trang)

Chương 2: Di sản văn hóa ở vùng Hàm Rồng (57 trang)

Chương 3: Bàn luận và kiến nghị (35 trang)

11

NỘI DUNG

Chương 1

LÝ THUYẾT VỀ VÙNG VĂN HÓA VÀ DI SẢN VĂN HÓA

1.1. Lý thuyết về vùng văn hóa

Vùng văn hóa được coi là dạng thức của không gian văn hóa. Việc nhận thức

vùng văn hóa hay không gian văn hóa chính ở sự tương đồng và khác biệt. Về

phương diện lý thuyết, vùng và phân vùng văn hóa đã được nhiều học giả trong

nước và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Luận án kế thừa các kết quả nghiên cứu

đi trước, tập hợp thành một hệ thống lý thuyết bao gồm các khái niệm công cụ:

Vùng văn hóa, vùng thể loại văn hóa, tiểu vùng văn hóa, trung tâm văn hóa, tổ hợp

văn hóa, các khuynh hướng nghiên cứu trên thế giới và trong nước để làm cơ sở lý

thuyết cho việc giải quyết các nội dung nghiên cứu trong Luận án.

1.1.1. Một số khái niệm

- Vùng văn hóa

Khái niệm vùng văn hóa được đề cập lần đầu tiên trong công trình nghiên

cứu của nhà địa lý học người Đức Friedrich Ratzel (1844-1904), nhưng không cụ

thể mà nằm trong mối quan hệ với thuyết “vòng văn hóa”. Sau này được phổ biến

rộng rãi nhờ sự phát triển của các nhà nhân học Mỹ. Khái niệm này chủ yếu dùng

trong việc nghiên cứu sự phân bố không gian của các hiện tượng văn hóa và xác

định mối quan hệ qua lại giữa chúng.

Theo tác giả Alfred Kroeber (1876-1960), thì vùng văn hóa có liên hệ mật

thiết với vùng tự nhiên; ông cũng cho rằng, vùng văn hóa là một khu vực địa lý xác

định, có đặc trưng bởi sự tương đồng về phần lớn các đặc điểm văn hóa. Nhìn

chung, vùng văn hóa được định nghĩa như một khu vực địa lý, trong đó cộng đồng

dân cư khác nhau, hoặc các nền văn hóa khác nhau nhưng có đặc trưng văn hóa

giống nhau, có cùng một kiểu phương thức hoạt động hoặc có cùng một định hướng

văn hóa chủ đạo.

Có thể thấy, một số định nghĩa của các học giả phương Tây khá chung

chung, khiến cho việc phân vùng văn hóa sẽ thiếu cơ sở khoa học. Các học giả Việt

12

Nam đã rút kinh nghiệm và đã cụ thể hơn rất nhiều khi đưa ra các định nghĩa về

vùng văn hóa:

Theo tác giả Ngô Đức Thịnh:

Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn

cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống, ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ

nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế -

xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên

trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt

văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với

vùng văn hóa khác [115, tr.64].

Theo tác giả Huỳnh Khái Vinh:

Vùng văn hóa là một không gian văn hóa được tạo thành bởi các đơn vị

địa lý dân cư địa phương nằm kề nhau liên tục; ở đó có một tập hợp (có

khi là hệ thống) các cơ cấu và đặc trưng văn hóa được hình thành trên cơ

sở tương đồng về quan hệ nguồn gốc và lịch sử; và có một “mức tự chủ”

nhất định và được phân biệt rõ ràng giữa các vùng văn hóa với nhau

[142, tr.96].

Tác giả Trần Quốc Vượng định nghĩa: “Một vùng văn hóa là một tổng thể - hệ

thống với một cấu trúc - hệ thống bao gồm các hệ dưới hay tiểu hệ theo lối tiếp cận

hệ thống [141, tr.401].

Tác giả Trần Ngọc Thêm trên cơ sở phân tích, đánh giá đã đưa ra khái niệm:

Vùng văn hóa là một không gian lãnh thổ liên tục với hoàn cảnh tự nhiên

tương đối đồng nhất ở bên trong và khu biệt với các không gian lãnh thổ

liền kề bên ngoài, trong đó tồn tại một cộng đồng người thống nhất tương

đối (gồm một hai nhiều tộc/nhóm người), đã cùng cư trú và tiếp xúc giao

lưu đồng hướng với nhau trong một thời gian đủ dài để tạo nên được một

hệ thống giá trị chung đặc thù cho phép khu biệt nó với các hệ thống giá

trị của những vùng có liên quan” [114, tr.47].

13

Như vậy, định nghĩa của tác giả Ngô Đức Thịnh và Huỳnh Khái Vinh có nhiều

điểm tương đồng, khá chi tiết nên thiếu tính khái quát và rất khó sử dụng. Khái niệm

của tác giả Trần Quốc Vượng mang tính khái quát cao, nhưng rất khó xác định hệ tiêu

chí để xác định vùng văn hóa. Riêng tác giả Trần Ngọc Thêm, khái niệm vùng văn

hóa cụ thể hơn. Trong khái niệm có thể thấy được hệ tiêu chí và dễ vận dụng vào thực

tiễn. Nhưng cũng cần xác định, không có hệ tiêu chí bất biến, hay hệ tiêu chí áp dụng

cho tất cả việc phân vùng văn hóa của các tác giả khác. Việc phân vùng văn hóa phần

nhiều dựa vào các kết quả nghiên cứu chủ quan của người thực hiện.

- Vùng thể loại văn hóa

Là vùng mà ở đó từng thể loại văn hóa biểu hiện tính tương đồng, tính

thống nhất của mình thông qua nội dung, kết cấu, các sắc thái biểu hiện,

phương thức lưu truyền…không nhất thiết tất cả các thể loại văn hóa đều

phân bố theo vùng hay thể hiện rõ nét đặc trưng “vùng” của mình, mà đó

thường là các thể loại văn hóa tiêu biểu, một hiện tượng văn hóa mang

tính tổng thể, gắn liền với sinh hoạt văn hóa cộng đồng của cư dân các

dân tộc sinh sống trong vùng [115, tr.100].

Các vùng thể loại thường mang những biểu hiện tương đối đặc trưng, và tên

gọi của vùng gắn liền với biểu hiện đặc trưng ấy. Ví dụ: vùng truyền thuyết Hùng

Vương; vùng hát xoan Phú Thọ, vùng dân ca quan họ Bắc Ninh. Ở Thanh Hóa,

trong công trình nghiên cứu của TS. Mai Hồng Hải cũng đã chỉ ra một vùng thể loại

truyền thuyết và nghi lễ Lam Sơn. Đa phần vùng văn hóa phải là sự thống nhất và

tổng hợp lại giữa các vùng thể loại, tuy nhiên, không bao giờ ranh giới giữa các

vùng thể loại và vùng văn hóa trùng khít nhau. Vẫn có trường hợp vài ba vùng thể

loại nằm trong không gian một vùng văn hóa. Nhưng lại có trường hợp một vùng

thể loại nằm ở nhiều vùng văn hóa. Tuy nhiên, ở cấp độ mà phạm vi vùng văn hóa

càng nhỏ thì sự trùng hợp giữa các vùng thể loại càng nhiều.

- Tiểu vùng văn hóa

Trong một số công trình nghiên cứu về văn hóa vùng của GS.TS Ngô Đức

Thịnh đã đưa ra hệ thống cấp bậc phân vùng văn hóa rộng hẹp: miền, khu vực, tiểu

khu vực, vùng, tiểu vùng… Có thể thấy, ở mỗi cấp độ phân vùng lớn hơn thường

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!