Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
PREMIUM
Số trang
510
Kích thước
19.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1148

Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1 9 3 4

N VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nhiều tá c giâ

DI SẢN VĂN HÓA

TỈyUi

DI SẢN VĂN HÓA

CỒNG CHIÊNG

TÂY NGUYÊN

Ban tuyển chọn:

GS.TS. NGUYỄN CHÍ BỀN

PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN

TS. VÕ THỊ HOÀNG LAN

TS. VŨ TÚ QUYÊN

Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Di sàn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên / Nguyễn Khắc Sừ, Phan Thanh

Toàn, Trần Lâm Biền...; Tuyển chọn: Nguyễn Chí Bền... - H. : Văn hóa dân tộc,

2017. - 512tr. ; 24 cm

ĐTTS ghi: Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. - Phụ lục cuối

chính văn

ISBN 9786047021017

1. Di sản vãn hóa 2. cồng chiêng 3. Tây Nguyên

390.095976 - dc23

VDF0059p-ClP

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

NHIỀU TÁC GIẢ

DI SẢN VĂN HÓA

CỒNG CHIÊNG

TÂY NGUYÊN

THƯ VIỆN TỈNH

BÌNH PHƯỚC—

v. t / 4GM________

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC

Hà Nội - 2017

LỜI THƯA TRƯỚC

N gày 25-11-2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Táy Nguyên

đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

(UNESCO) vinh danh là Kiệt tác truyền khẩu và đi sản phi vật thế

cùa nhân loại (năm 2008, di sản này được ghi danh là Di sản văn hóa

phi vật thể đại diện cùa nhân loại). Sự kiện này không chỉ mang lại

niềm phấn khởi, tự hào cho người Tây Nguyên nói riêng, người Việt

Nam nói chung, mà còn đặt ra cho chúng ta ữách nhiệm bảo tồn, phát

huy di sản đặc sắc này của thế giới, xứng đáng với vai ưò và giá trị

của nó trong lịch sử cũng như hiện nay.

về mặt địa lý, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

không chỉ gồm 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên là Kon Tum, Gia

Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng; mà còn lan rộng đến các tỉnh lân

cận như Bình Phước, Đồng Nai, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận,

Bình Thuận. Chủ nhân đã sáng tạo nên không gian văn hóa này là cư

dân của nhiều dân tộc khác nhau thuộc ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam

Đảo, đã cư trú lâu đòi ở đây. Do vậy, sự phong phú, đa dạng về mặt

số lượng các bộ cồng chiêng, cũng như hình thức diễn tấu, các bài

bản diễn tấu, không gian diễn tấu cồng chiêng... cũng chính là nét đặc

sắc của vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Tuy mỗi tộc người

Tây Nguyên đều có một bộ cồng chiêng riêng, với tên gọi, biên chế,

cơ cấu... của từng bộ không giống nhau, nhưng sự thống nhất đã tạo

nên bản sắc cho cư dân ở đây, chính là cồng chiêng luôn có một vai

trò quan họng trong cả đời sổng vật chất và tinh thần của mọi người

Tây Nguyên, từ khi sinh ra cho đến khi trở về với ông bà tổ tiên ở thế

giới bên kia. Do vậy, không đơn giản chỉ là một nhạc cụ, cồng chiêng

đối với người Tầy Nguyên trước hết là một vật thiêng, là nơi trú ngụ

5

cùa thần linh, nên chức năng quan trọng nhất của cồng chiêng đối với

các tộc người Tây Nguyên chính là chức nâng nghi lễ. Và cũng từ

chức năng này mà nhiều giá trị xã hội, kinh tế, nghệ thuật... của cồne

chiêng đã được tạo dựng, là cơ sở cho sự tồn tại cùng với thời gian

của di sàn độc đáo này.

Cồng chiêng và sinh hoạt văn hóa cồng chiêng đã hiện diện từ rât

lâu đời ưong xã hội Tây Nguyên, việc nghiên cứu, sưu tầm về hiện

tượng văn hóa này cũng đã được các nhà nghiên cứu trong nước và

nước ngoài quan tâm từ đầu thể kỷ XX cho đến nay, giúp cho đông

đảo công chúng có được những hiểu biết nhất định về một di sản văn

hóa độc đáo của Tây Nguyên, của thế giới. Tuy nhiên, bối cảnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa và giao lưu văn hóa giữa các vùng, miên

ưong một quốc gia và giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng như hiện

nay, không phải lúc nào cũng là môi trường thuận lợi cho việc bảo tồn

và phát huy giá trị các di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa phi vật

thể nói riêng, và di sản văn hóa phi vật thể thế giới Không gian văn

hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng không phải là ngoại lệ. Để nâng

cao hơn nữa ý thức bảo tồn và phát huy giá trị của Không gian văn

hóa cồng chiêng Tây Nguyên ưong mỗi người con Tây Nguyên nói

riêng, và mỗi người Việt Nam nói chung, chúng tôi xin tập hợp các

bài viết liên quan của các tác già đã công bổ ưong thời gian qua, biên

soạn thành một cuốn sách với nhan đề Di sản văn hóa cồng chiêng

Tây Nguyên. Nội dung cuốn sách được chia làm 3 phần chính:

- Phần I: Bối cảnh vùng văn hỏa cồng chiêng Tây Nguyên

- Phần II: Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi

vật thể đại diện của nhân loại

- Phân III: Đe cồng chiêng Tây Nguyên vang mãi tới mai sau

Qua cuôn sách này, chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ có được những

hiêu biêt đây đủ hơn, những ứng xử phù hợp hơn để bảo tồn và phát

huy tốt hơn giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên!

BAN TUYẾN CHỌN

6

Văn bản công nhận của UNESCO:

THIRD PROCLAMATION OF MASTERPIECES

OF THE ORAL AND INTANGIBLE HERITAGE

OF HUMANITY

UNESCO Headquaters, Paris 25 November 2005

The Space of Gong Culture in the Central Highlands

of Vietnam

The cultural space of the Gongs in the Central Highlands of

Vietnam covers several provinces and nearly seventeen minority

ethnic groups belonging to the Austro-Asian and Austronesian

linguistic groups. These populations live of traditional agriculture

and have developed their own craft traditions, decorative styles

and types of dwelling. Their most popular beliefs come from cult

of the ancestors, shamanism and animism. Closely linked to daily

life and the cycle of the seasons, these beliefs form a mystical

world where the gongs intervene as a privileged language between

men, divinities and the supernatural world. Behind every gong

hides a god or goddess who is all the more powerful as the gong is

older. Every family possesses at least one gong, which indicates

the family’s wealth, authority and prestige, and also ensures their

protection. While a range of brass instruments is used in the

various ceremonies, the gong alone is present in all the rituals of

community life and is the main ceremonial instrument.

7

Gong culture is said to originate in the ancient Dong Son

civilization, also known as the brass drum culture, of Southeast

Asia. The gongs of Vietnam are distinguished by the way they are

played. Each instrumentalist carries a different drum of between

25 and 80cm in diameter. The groups, of men or women, are

formed of between three and twelve gongs depending on the

village. Different arrangements and rhythms are adapted to the

context of the ceremony, for example, the ritual sacrifice of the

bullocks, the blessing of the rice, mourning rites and harvest

celebrations. The gongs of this region are not made locally. They

are bought in neighbouring countries, and then turned to the

desired tone for their own use.

Economic and social transformations have drastically affected

the traditional way of life of these communities and no longer

provide the original context for the Gong culture. Transmission

of these ways of life, knowledge and know-how to new

generations was severely disrupted during the decades of war.

This is now aggravated by the disappearance of old craftsmen

and the attraction that young people have of western cultural

influences. Stripped of their sacred significance, the gongs are

sold for recycling or exchanged for other products.

TUYÊN BỐ CỦA KIỆT TÁC

TRUYỀN KHẨU VÀ DI SẢN PHI VẬT THỂ

CỦA NHÂN LOẠI

UNESCO, Paris, ngày 25-11-2005

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng trên

địa bàn năm tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk

Nông, Lâm Đồng và một số vùng phụ cận của Việt Nam. Chủ

nhân sáng tạo Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là

những cư dân các dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam

Đảo. Người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp và đã

phát triển các nghề truyền thống, nghệ thuật trang trí và kiến trúc

nhà ở theo cách riêng của mình. Tín ngưỡng của họ là tín ngưỡng

vạn vật hữu linh. Tín ngưỡng này gắn bó với chu kỳ vòng đời của

con người và chu kỳ vòng đời cây trồng của nền sản xuất nông

nghiệp truyền thống, đã hình thành nên một thế giới thần bí, ở

đó sự can thiệp của cồng chiêng như một thứ ngôn ngữ thông

linh giữa con người và thần thánh, con người với giới siêu nhiên.

Đằng sau mỗi chiếc cồng chiêng đều ẩn chứa một vị thần (nam

hoặc nữ). Cồng chiêng càng cổ thì vị thần càng có nhiều quyền

lực. Mỗi gia đình đều có ít nhất một dàn cồng chiêng, nó thể hiện

địa vị, quyền lực, sự giàu có và uy tín của gia đình đó. Trong khi

có rất nhiều các phương tiện gõ bằng đồng được sử dụng trong

9

các nnhi lễ khác nhau, ihì bàn thân cồne chiC*ng cũne hiện diện

trong tàt cà các nghi lễ cùa cộng dồng, và là phương tiện biểu

diễn quan trọng nhất.

Văn hóa cồng chiêng được cho rằng bắt nguồn từ văn minh

Đông Sơn cổ đại, nền văn minh dược biết đến với tư cách là một

nền văn hóa trống đồng nổi tiếng ờ Đông Nam Á. cồng chiêne

Việt Nam được phân biệt ở cách chơi của nó. Mỗi nghệ nhân

mang một chiếc cồng hoặc chiêng có bán kính từ 25 đến 80cm.

Các nhóm nam hoặc nữ được hình thành từ 3 đến 12 chiếc cồng,

chiêng tùy theo từng làng, từng tộc người. Sự sắp xếp và các

giai điệu khác nhau được phối hợp phù hợp với bổi cảnh của

từng buổi lễ, ví dụ như lễ đâm trâu, lúa mới, nghi lễ tang ma hay

mừng mùa... cồng chiêng ở Tây Nguyên không được làm tại chỗ.

Chúng được mua về từ các tỉnh lân cận ở miền xuôi và một vài

quốc gia láng giềng và được chỉnh âm theo mục đích sử dụng.

Sự thay đổi hình thức canh tác của nền sản xuất nông nghiệp

cổ truyền đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt truyền thống của

cộng đồng dân cư các dân tộc thiểu số, và bối cảnh sinh hoạt văn

hóa cồng chiêng nguyên gốc đã có sự thay đổi. Việc chuyển giao

các phong tục, kiến thức, bí quyết liên quan đến cồng chiêng và

văn hóa cồng chiêng cho thế hệ kế tiếp đã bị gián đoạn bởi hàng

thập kỷ chiến tranh. Giờ đây, điều đó càng trầm trọng thêm bởi sự

qua đời của các nghệ nhân cao tuổi và sự quyến rũ, sự ảnh hưởng

của các luồng văn hóa ngoại lai đối với những người trẻ tuổi. Mất

đi ý nghĩa linh thiêng của mình, cồng chiêng đã bị bán đi dể tái

chế hoặc bị đem ra trao đổi vợi các hàng hóa khác.

10

PHẦN I

BỘI CẢNH VÙNG VĂN HÓA

CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

c ơ TẦNG VĂN MINH ĐAU t iê n

CỦA VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử*

Phan Thanh Toàn“

1. CÓ một văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên

1.1. Ngicời ta nói nhiều về văn hóa cồng chiêng. Văn hỏa

cồng chiêng là gì? Nội hàm văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

đơn thuần là vãn hóa vật thể hay cả văn hóa phi vật thể? Văn hóa

cồng chiêng là bản địa hay ngoại nhập? Nó nảy sinh trên cơ tầng

văn minh nào? Tất cả những câu hỏi đó vẫn còn cần sự giải đáp

của các nhà khoa học. Dựa trên cơ sở tư liệu khảo cổ học khai

quật là chính, bài viết này thử tìm hiểu cơ tầng văn minh đầu tiên

của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Khi nói đến cồng chiêng, người ta thường quan tâm đến văn

hóa vật thể, cái cồng, cái chiêng, sờ mó được, nhận biết được

bàng định tính và định lượng. Từ đó, người ta đi tìm nguồn gổc

cồng chiêng ở cư dân hiện nay đang chế tạo, lưu giữ hoặc trao

đổi, buôn bán, mà quên mất một điều ràng, cồng chiêng còn có

một lãnh địa nhận thức khác - đó là văn hóa cồng chiêng.

Văn hóa cồng chiêng là sản phẩm hoạt động của con người

trong mối quan hệ tương tác với tự nhiên và xã hội, diễn ra trong

Viện Khảo cổ học.

13

không gian, thời gian và hoàn cảnh nhất định. Cũng như các văn

hóa khác, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên này sinh, tồn tại và

phát triển trong một cơ tầng văn minh cụ thể ở Tây Nguyên.

Văn hóa và văn minh là hai khái niệm khi sừ dụng dễ bị lẫn

lộn. Văn minh thường liên quan đến kỹ thuật hay các biện pháp

riêng của con người tác động tới tụ nhiên, khái niệm để chì trình

độ con người đạt được trong tiến trình phát triển văn hóa vật chất

và văn hóa tinh thần ở từng giai đoạn nhất định. Các nhà khảo cô

thường gọi là văn minh đồ đá, văn minh đồ đồng và văn minh đồ

sắt, văn minh đô thị là mang hàm nghĩa ấy.

Khái niệm văn hóa lại gắn bó với văn minh và là linh hồn của

văn minh. Nếu như văn minh liên quan mật thiết tới kỹ thuật, thì

văn hóa thường được biểu hiện bằng mối liên hệ giữa con người

với tự nhiên, con người với con người và con người với thần

linh. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được biểu hiện bàng các

mối liên hệ ấy, thông qua hệ thống ứng xử cùa con người, cộng

đồng người sử dụng cồng chiêng. Quan sát cư dân sử dụng cồng

chiêng Tây Nguyên, người ta dễ dàng nhận ra tính chuẩn mực của

văn hóa ứng xử, qua hành vi, nếp nghĩ, cách chơi, cách làm, cách

chỉnh âm, từ lối sinh hoạt đến đối nhân xử thế trong giao tiếp

cồng chiêng. Có thể nói, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là văn

hóa ứng xử, do con người tạo ra. Nếu con người là sản phẩm cao

nhất của tự nhiên, thì văn hóa cồng chiêng là một trong những

sản phẩm tự nhiên đặc sắc nhất, được con người tạo ra nhàm thỏa

mãn cuộc sống và sự phát triển cộng đồng.

1.2. Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cỏ bản sắc riêng,

làm thành hệ giá trị, không lẫn với các văn hóa cồng chiêng ở

các vùng, miền khác. Bản sắc dân tộc thể hiện ở hệ giá trị dân

tộc, ở truyền thống, bản lĩnh, tâm hồn, lổi sống, cách làm, cách

14

cảm, cách nghĩ, cách suy tư và cả ở khát vọne, biêu tượng của

một dân tộc. Vậy chăng, bản sắc ấy gan liền với các điều kiện

tự nhiên, xã hội và lịch sử của vùng đất. Như chúng ta đều biết,

điều kiện tự nhiên Tây Nguyên ít thay đổi, những yếu tố văn

hóa gắn liền với nó gần như là những hàng số. Xã hội và lịch

sử thì biến đổi, nên những yếu tố văn hóa gắn liền với chúng là

những biến số. Xã hội Tây Nguyên trong lịch sử biến đổi chậm,

nên những biến số này cũng gần với các hàng số'. Bởi thế,

chúng ta mới có cơ may nghiên cứu văn hóa truyền thống cồng

chiêng Tây Nguyên trong mối quan hệ với cách tân, gắn liền với

tự nhiên, xã hội và lịch sử.

2. Diên cách một vùng đất cồng chiêng

2.1. Nghiên cứu cồng chiêng Tây Nguyên không thể tách rời

điều kiện tự nhiên của vùng đất sản sinh ra chủng và nuôi dưỡng

chủng. Trước hết, địa hình Tây Nguyên được ví như một cánh

diều căng gió, vút trên bầu trời miền Trung Việt Nam. Hai đỉnh

cao nhất của cánh diều ấy là tỉnh Kon Tum ở cực bắc và tỉnh

Lâm Đồng ở cực nam. Cực bắc có khối núi granit Ngọc Linh

cao 2.588m, còn cực nam sừng sững dãy núi Chư Yang Sin cao

2.405m. Phần giữa trũng xuống, nhưng vẫn đạt độ cao trung bình

500 - 600m. Đó là các cao nguyên bề mặt san bàng, kế nhau

mang các tên gọi: cao nguyên Kon Hà Nừng, Pleiku, Buôn Ma

Thuột (hay cao nguyên Đăk Lăk), M ’Đắk, Mnông, Di Linh, Lâm

Viên (hay cao nguyên Lang Biang).

Tây Nguyên đôi khi còn gọi là miền núi Trường Sơn Nam, 1

1 Biến sổ là những đại lượng biến thiên, tức đại lượng có thể nhận các giá trị

khác nhau trong một miền giá trị nào đó; còn hằng sổ là đại lương có giá tri

không thay đôi.

15

tiếp nổi cùa Trường Sơn Bấc. Có điều, miền núi ấy khône còn là

một dãy, mà là một khối “núi - cao nguyên” với bè mặt lượn sóng

rộng thênh thang và những dòng sông lớn chày ngoan ngoèo vê

phía tây1.

Neu ta làm một đường bổ dọc từ Kon Turn qua Gia Lai,

xuống Đăk Lăk, Đăk Nông rồi Lâm Đồng, có thể bat gặp ờ đây

một hệ sinh thái đặc trưng: Núi - Cao nguyên - Núi. Nhưng núi và

cao nguyên ở đây lượn sóng, tạo cho địa hình Tây Nguyên một

nét sơn nguyên mềm mại hơn bất kỳ vùng núi nào mà ta đã gặp ở

Trường Sơn Bắc hay Tây Bắc Việt Nam.

Phía đông Tây Nguyên là các tỉnh ven biển Trung Bộ. Thật

khó mà có một ý niệm rõ rệt về ranh giới địa hình giữa Tây

Nguyên với các tinh ven biển Trung Bộ Việt Nam. Thật ra, vùng

đất miền Trung chỉ là sự kéo dài của Tây Nguyên về hướng

đông mà thôi. Dưới góc độ địa - văn hóa, toàn bộ sườn đông của

Tây Nguyên nối với các tinh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình

Định, Phú Yên và Khánh Hòa cũng chỉ là sự tiếp tục kéo dài,

hạ độ cao của núi đồi, để vươn ra tiếp cận đồng bằng ven biển

miền Trung.

Có lát cắt dọc rồi, chúng ta làm một một lát cắt ngang từ tây

sang đông, có thể bắt gặp ở đây một hệ sinh thái phổ quát khác,

đỏ là: Cao nguyên - Núi đồi - Đồng bằng - Biến đảo. Chính hai

chiều ngang - dọc ấy đó dệt nên diên cách của vùng đất Tây

Nguyên huyền ảo. Trong lịch sừ văn hóa cổ xưa cũng vậy, giữa

hai vùng này có mối liên hệ chặt chẽ, xuyên suốt1 2.

1 Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1990,

Tr. 188.

2 Lê Đình Phúc - Nguyễn Khắc Sử, Kháo cổ học tiền - sơ sử miền Trung và Tây

Nguyên, Nxb Đại học Huế, 2006.

16

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!