Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Di sản văn hóa thế giới ở quảng nam và nhiệm vụ giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh trung học phổ thông
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Ở QUẢNG NAM VÀ
NHIỆM VỤ GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người hướng dẫn : TS. Vương Thị Bích
Thủy
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyên
Lớp : 10SGC
2
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Giáo dục
Chính trị, trường Đại học Sư phạm và khoa Lý luận Chính trị trường Đại học
Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn
quý báu cho em trong những năm học vừa qua. Đặc biệt em xin cảm ơn TS.
Vương Thị Bích Thủy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, mặc dù có
nhiều cố gắng song không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự
góp ý quý báu của thầy giáo, cô giáo và các bạn!
Đà Nẵng, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyên
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.................................................. 6
3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
4. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 7
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 7
NỘI DUNG..................................................................................................... 11
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI Ở QUẢNG
NAM ............................................................................................................... 11
1.1. Khái niệm và phân loại di sản văn hóa ................................................ 11
1.1.1. Khái niệm văn hóa, di sản, di sản văn hóa............................................ 11
1.1.2. Phân loại di sản văn hóa........................................................................ 16
1.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Quảng Nam
......................................................................................................................... 18
1.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, văn hóa – xã hội .......................... 18
1.2.2. Vài nét về quá trình phát triển của tỉnh Quảng Nam ............................ 22
1.3. Các di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam........................................... 25
1.3.1. Giới thiệu chung về di sản văn hóa Phố cổ Hội An.............................. 25
1.3.2. Giới thiệu chung về di sản văn hóa Thánh địa Mỹ Sơn........................ 32
1.4. Giá trị của các di sản văn hóa đối với sự phát triển của đất nước .... 44
1.4.1. Gắn kết cộng đồng dân tộc trong quốc gia dân tộc Việt Nam thống nhất
......................................................................................................................... 44
4
1.4.2. Di sản văn hóa là tài sản vô giá của dân tộc để giao lưu văn hóa với các
nước................................................................................................................. 46
1.4.3. Di sản văn hóa sáng tạo ra những giá trị mới trong xã hội................... 48
Chương 2: NHIỆM VỤ GIÁO DỤC Ý THỨC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG.......................................................................................................... 50
2.1. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy giá trị di sản
văn hóa ở Quảng Nam cho học sinh trung học phổ thông ........................ 50
2.2. Một số giải pháp nhằm giáo dục học sinh nâng cao ý thức giữ gìn,
phát huy giá trị di sản văn hóa..................................................................... 53
2.2.1. Tích hợp nội dung giáo dục giá trị di sản văn hóa vào các môn học khoa
học xã hội nhân văn trong chương trình giáo dục THPT................................ 53
2.2.2. Tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về di sản văn
hóa ................................................................................................................... 58
2.2.3. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản hoặc các hoạt động văn hóa,
văn nghệ có chủ đề liên quan đến di sản văn hóa ........................................... 60
2.2.4. Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa qua các phương tiện
thông tin đại chúng.......................................................................................... 62
KẾT LUẬN.................................................................................................... 71
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong mỗi dân tộc, văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần
có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn hóa phản ánh
và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra
trong quá khứ cũng như đang diễn ra ở hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã
cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà
dựa vào đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình.
Di sản văn hóa hình thành và phát triển cùng tiến trình lịch sử dân tộc,
những di sản văn hóa tồn tại đến hôm nay đóng vai trò quan trọng trong lịch
sử hình thành, phát triển của một dân tộc, quốc gia, vùng, miền. Cùng với thời
gian, các giá trị kết tinh trong di sản văn hóa như một dòng chảy âm thầm,
lặng lẽ nhưng có khả năng to lớn, là điểm tựa, là cội rễ góp phần tạo nên sức
mạnh dân tộc và quan trọng hơn đó là nền tảng để tạo nên bản sắc văn hóa và
hệ giá trị của văn hóa dân tộc. Di sản văn hóa dân tộc ghi dấu ấn của mỗi thời
đại, là bức thông điệp của các thế hệ đi trước gửi lại cho các thế hệ hôm nay,
là chứng tích phản ánh bước đi của mỗi dân tộc trải qua những giai đoạn lịch
sử nhất định.
Việt Nam là một quốc gia có nhiều di sản văn hóa thế giới, các di sản
đó trải dọc theo chiều dài của đất nước, trong đó tỉnh Quảng Nam được cả thế
giới biết đến bởi các di sản văn hóa nổi tiếng. Trải qua bao thăng trầm, biến
cố, chịu sự tàn phá nặng nề của các cuộc chiến tranh nhưng Quảng Nam vẫn
lưu giữ được những di sản văn hóa vô cùng độc đáo có giá trị sâu sắc, tiêu
biểu là Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là
di sản văn hóa thế giới vào tháng 12 năm 1999.
Các di sản văn hóa này có giá trị to lớn đối với tỉnh Quảng Nam nói
riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung, nhắc nhở chúng ta rằng để có
6
được danh hiệu di sản văn hóa và thành quả như ngày hôm nay thì chúng ta
không được quên công ơn to lớn của những thế hệ cha anh đã giữ gìn từng tấc
đất, mảnh vườn, nếp phố, mái chùa…không những biết đồng cam cộng khổ,
biến đồng chua nước mặn, hoang vu thành làng quê trù phú, mà còn biết lao
động sáng tạo xây dựng nên đô thị thương cảng Hội An phồn thịnh và Thánh
địa Mỹ Sơn nổi tiếng. Có được những giá trị như ngày hôm nay là nhờ vào sự
đóng góp to lớn của nhân dân Quảng Nam, cả những người đang sống và
những người đã khuất đã miệt mài lao động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu xây
dựng quê hương giàu đẹp. Chính vì vậy việc nghiên cứu về di sản văn hóa thế
giới ở tỉnh Quảng Nam có ý nghĩa to lớn và việc giáo dục cho học sinh THPT
ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa là việc làm hết sức thiết
thực.
Trong xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đất nước
ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh những cơ
hội, những tác động tích cực mà nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập
mang lại, hội nhập cũng đem đến nhiều tác động tiêu cực đối với con người
Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Một bộ phận giới trẻ đã quá chú
trọng về nhu cầu vật chất mà lãng quên đi những giá trị văn hóa tinh thần,
quên đi và có nhận thức không đúng về những giá trị di sản văn hóa của dân
tộc. Vì vậy việc giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa lại càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng hơn.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: “Di sản văn hóa thế giới ở Quảng
Nam và nhiệm vụ giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho
học sinh trung học phổ thông” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu:
7
Qua việc nghiên cứu về các di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam, đề
tài hướng đến mục tiêu giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy giá trị di sản
văn hóa cho học sinh THPT.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu khái quát về các di sản văn hóa, làm sáng tỏ giá trị của di
sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam.
- Giáo dục cho học sinh trung học phổ thông ý thức giữ gìn, phát huy
giá trị của di sản văn hóa.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài tập trung nghiên cứu về các di sản văn hóa ở Quảng Nam và
nhiệm vụ giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: khảo sát thực tế,
phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp logic
và lịch sử.
4. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2
chương và 6 tiết
Chương 1: Khái quát chung về di sản văn hóa thế giới ở Quảng Nam
Chương 2: Giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa cho
học sinh THPT.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việc giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa là một đề tài rất rộng
được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong những năm vừa qua, ở nước
ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về di sản văn hóa và việc giữ gìn, phát
huy giá trị của di sản văn hóa.