Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học giải toán về phương trình đường thẳng, đường tròn trong mặt phẳng cho học sinh cuối cấp THPT theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ THỊ HỒNG HIẾN
DẠY HỌC GIẢI TOÁN VỀ PHƯƠNG TRÌNH
ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG
CHO HỌC SINH CUỐI CẤP THPT THEO PHƯƠNG PHÁP
PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ THỊ HỒNG HIẾN
DẠY HỌC GIẢI TOÁN VỀ PHƯƠNG TRÌNH
ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG TRÒN TRONG MẶT PHẲNG
CHO HỌC SINH CUỐI CẤP THPT THEO PHƯƠNG PHÁP
PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy hoc̣ bộ môn Toán
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Bùi Văn Nghị
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hồng Hiến
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân là
sự giảng dạy, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các cơ quan hữu quan và
đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo, các nhà khoa
học trong và ngoài Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình
giảng dạy trong suốt quá trình đào tạo; đồng thời cảm ơn Ban Giám hiệu, bạn
bè đồng nghiệp, tận tình giúp đỡ và cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành luận
văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Bùi Văn Nghị - người đã trực
tiếp hướng dẫn khoa học để có được luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng; nhưng do hạn chế nguồn lực và thời gian,
cho nên nội dung của luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi
xin trân trọng tiếp thu các ý kiến chỉ bảo các nhà khoa học và góp ý bạn đọc để
các công trình tiếp theo của bản thân có chất lượng tốt hơn.
Xin được trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Vũ Thị Hồng Hiến
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN................iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ....................................................................... v
BIỂU ĐỒ............................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 3
4. Mẫu khảo sát ................................................................................................... 4
5. Vấn đề nghiên cứu........................................................................................... 4
6. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 4
8. Luận cứ............................................................................................................ 5
9. Đóng góp của luận văn.................................................................................... 5
10. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 6
1.1. Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.................................. 6
1.1.1. Những khái niệm cơ bản ........................................................................... 6
1.1.2. Cơ sở khoa học của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề..... 6
1.1.3. Đặc trưng, hình thức của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ............ 7
1.1.4. Quy trình của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề........ 8
1.1.5. Một số cách thông dụng để tạo gợi vấn đề và GQVĐ ............................ 14
1.1.6. Những ưu, nhược điểm và lưu ý khi dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề ................................................................................................................ 21
1.2. Phương pháp dạy học giải bài tập toán học ............................................... 24
iv
1.2.1. Vị trí, vai trò của bài tập toán học........................................................... 24
1.2.2. Những yêu cầu của một lời giải bài tập .................................................. 26
1.2.3. Phương pháp giải bài toán theo 4 bước của G.Polya .............................. 26
1.3. Một số thực tiễn dạy và học giải toán phương trình đường thẳng, đường
tròn trong măt ph ̣ ẳng ở trường THPT ............................................................... 28
1.3.1. Vai trò của chủ đề phương trình đường thẳng, đường tròn trong măt ̣
phẳng đối với hoc sinh ̣ ...................................................................................... 28
1.3.2. Một số kĩ năng cần thiết trong giải toán phương trình đường thẳng,
đường tròn trong măt ph ̣ ẳng.............................................................................. 29
1.3.3. Thực trạng của việc dạy học giải toán phương trình đường thẳng, đường
tròn trong măt ph ̣ ẳng ở trường phổ thông........................................................... 30
Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 33
Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG DẠY HỌC GIẢI TOÁN
PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG, ĐƯỜNG TRÒN TRONG MẶT
PHẲNG CHO HỌC SINH CUỐI CẤP THPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT
HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................................................................... 34
2.1. Thiết kế tình huống dạy học phương trình đường thẳng, đường tròn tập
trung vào phát hiện một số tính chất liên quan giữa các đối tượng hình học
trong bài toán..................................................................................................... 35
2.1.1. Vídu ̣2.1.................................................................................................. 35
2.1.2. Vídu ̣2.2.................................................................................................. 39
2.1.3. Vídu ̣2.3.................................................................................................. 42
2.1.4. Vídu ̣2.4.................................................................................................. 45
2.1.5. Vídu ̣2.5.................................................................................................. 47
2.2. Thiết kế tình huống dạy học phương trình đường thẳng, đường tròn tập
trung vào phát hiện ra mối liên hê ̣giữa các vectơ xuất hiên trong h ̣ ình........... 51
2.2.1. Vídu ̣2.6.................................................................................................. 51
2.2.2. Ví dụ 2.7.................................................................................................. 54
v
2.2.3. Vídu ̣2.8.................................................................................................. 56
2.2.4. Vídu ̣2.9.................................................................................................. 58
2.2.5. Vídu ̣2.10................................................................................................ 61
2.3. Thiết kế tình huống dạy học phương trình đường thẳng, đường tròn tập
trung vào phát hiện tính chất đặc biệt của hình đã cho..................................... 63
2.3.1. Vídu ̣2.11................................................................................................ 63
2.3.2. Vídu ̣2.12................................................................................................ 66
2.3.3. Vídu ̣2.13................................................................................................ 68
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 73
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...................................................... 74
3.1. Mục đích tổ chức thực nghiệm sư phạm.................................................... 74
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.............................................................. 74
3.1.2. Tổ chức thực nghiệm sư phạm................................................................ 74
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm................................................................. 75
3.2.1. Giáo án 1 ................................................................................................. 75
3.2.2. Giáo án 2 ................................................................................................. 86
3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm..................................................... 95
3.3.1. Đánh giá định tính thông qua phiếu hỏi.................................................. 96
3.3.2. Đánh giá định lượng................................................................................ 98
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 105
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
x
Số trung bình cộng
2
Sx
Phương sai
Sx
Độ lệch chuẩn
ĐHSP Đai ḥ ọc Sư phaṃ
GV Giáo viên
HS Học sinh
NXB Nhà xuất bản
PPDH Phương pháp dạy học
PHGQVĐ Phá
t hiên ṿ à giải quyết vấn đề
THPT Trung hoc ph ̣ ổ thông
Tr Trang
v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê điểm khảo sá
t 2 lớp 10A, 10B.......................................... 30
Bảng 3.1: Thống kê điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ... 101
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ........... 101
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của xã hội ngày nay đòi hỏi con người phải có năng lực giải
quyết mọi vấn đề nảy sinh trong thực tế. Bởi vậy, ngay trong nhà trường phổ
thông, học sinh cần được hình thành và rèn luyện năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề.
Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã
quy định [17, tr.66]: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nghị quyết 29 của Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI năm 2013 đã nêu rõ
[1, tr.11]: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Học đi
đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo
dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động
phong trào đổi mới giáo dục, nhấn mạnh vào đổi mới phương pháp dạy học
trong toàn quốc. Theo nghiên cứu của nhiều nhà giáo dục học, tâm lý học thì
việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện theo định hướng hoạt
động hóa người học, tức là tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và
bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. Nâng cao chất lượng
giáo dục, đào tạo con người có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu
của xã hội là yêu cầu cấp thiết, là nhiệm vụ hàng đầu của mọi quốc gia. Người
thầy không phải chỉ “mang tri thức đến cho học sinh” mà quan trọng hơn là
2
phải “dạy họ cách tìm ra chân lí” (A. Đixtecvec 1970 - 1866, [dẫn theo 14, tr. 14];
phải tăng cường tổ chức hoạt động tự học, tự nghiên cứu, “biến quá trình dạy
học thành quá trình tự học”, hướng dẫn hình thành kỹ năng tự học như
T.Makiguchi đã nhấn mạnh: “...Nhà giáo, trước hết không phải là người cung cấp
thông tin mà là người hướng dẫn đắc lực cho học sinh tự mình học tập tích cực...
Họ phải nhường quyền cung cấp thông tin cho sách vở, tài liệu và cuộc sống”,
thay vào đó “giáo viên phải là cố vấn”, là “trọng tài khoa học” [dẫn theo 14,
tr.15]. Muốn vậy, trước hết cần đổi mới cách dạy, cách học theo phương hướng
hiện đại hóa về nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.
Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp dạy học phát
huy được tính tích cực, chủ động của người học, giảng dạy và học tập theo
phương pháp này người học được khám phá tri thức của nhân loại chủ động
đúng hướng theo sự định hướng chỉ đạo của người thầy. Quan điểm dạy học
này phù hợp với tư tưởng hiện đại về đổi mới mục tiêu, phù hợp với yêu cầu
đổi mới của ngành giáo dục. Phần hình học giải tích trong mặt phẳng trong
chương trình toán Phổ thông đối với học sinh là một phần quan trọng vì nó
thường xuyên xuất hiện trong các đề thi tuyển sinh vào các trường đai ̣ học, Cao
đẳng và các trường Trung học chuyên nghiệp, THPT Quốc gia. Nó là bước đầu
học sinh làm quen chuyển từ tư duy hình học sang tư duy đại số và là tiền đề để
học sinh học tiếp phần hình học giải tích trong không gian. Học sinh với tâm lí
ngại và sợ học phần này dẫn tới hiệu quả của việc dạy và học không cao. Để cải
thiện tình hình nói trên, giáo viên cần phải có những biện pháp tích cực trong
việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực là cấp thiết. Thay đổi
phương pháp dạy học như thế nào là bài toán rất khó cần nhiều thời gian và
công sức tìm tòi của giáo viên, tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là sử dụng
PPDH như thế nào để đạt được hiệu quả trong quá trình dạy học.
Với những lý do trên, đề tài được chọn là: “Dạy học giải toán về
phương trình đường thẳng, đường tròn trong mặt phẳng cho học sinh cuối
cấp THPT theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề”.