Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên (tóm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xây dựng xã hội học tập đã được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải
pháp thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 -
2020. Điều này, được khẳng định trong Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
cũng xác định: “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân,
bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học
tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” và
nhấn mạnh: “đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân…thực hiện “giáo dục cho
mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Theo đó, cần phải “phát triển đa
dạng các hình thức đào tạo” ; “thực hiện chương trình giáo dục cho mọi người. Tiếp
tục đa dạng hoá các loại hình trường lớp, tạo cơ hội học tập cho mọi tầng lớp nhân
dân có nhu cầu” .
1.2. Người học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh (sau đây gọi là
học viên) là những người đã trưởng thành. Họ là những học viên người lớn. Vì thế,
việc tổ chức dạy học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh phải được thực
hiện theo lý luận về dạy học người lớn. Đội ngũ giảng viên, giáo viên tại các trung
tâm giáo dục thường xuyên phải là các chuyên gia về dạy học người lớn. Tuy nhiên,
lý luận về dạy học người lớn ở Việt Nam chưa được đầu tư nghiên cứu có hệ thống.
1.3. Tham gia vào hoạt động học tập ở môi trường giáo dục thường xuyên, mỗi
học viên đều mang theo những đặc điểm phát triển nhận thức đặc trưng cho lứa tuổi
và cả những nét riêng của cá nhân. Mỗi học viên sẽ có cách tiếp nhận, giữ gìn và xử
lý thông tin khác nhau. Có người thiên về nhìn, có người thiên về nghe hay xúc giác –
vận động... tạo thành những phong cách rất đa dạng. Một số học viên sẽ gặp khó khăn
trong quá trình học tập nếu việc giảng dạy vô tình không phù hợp với phong cách học
tập ưu thế của họ. Kết quả nghiên cứu về phong cách học tập của học viên người lớn
cho thấy, người học sẽ thành công hơn nếu như người dạy kết hợp phong cách dạy
của họ với phong cách học tập của người học. Vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học
tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, việc nghiên cứu đặc điểm học tập, đặc biệt
là phong cách học tập của học viên là rất cần thiết.
2
Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Dạy học dựa vào
phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên” là
cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp dạy học phù hợp với phong cách học tập của học viên
người lớn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trung tâm giáo dục thường
xuyên.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học và phong cách học tập của học viên người lớn tại trung tâm
giáo dục thường xuyên.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa hoạt động dạy học với phong cách học tập của học viên
người lớn tại trung tâm giáo dục thường xuyên.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế và thi công dạy học bằng các biện pháp dạy học dựa vào phong
cách học tập của học viên người lớn tại các trung tâm giáo dục thường xuyên như:
thiết kế qui trình dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại
TTGDTX; lập kế hoạch dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn
tại TTGDTX; sử dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp phong cách học tập
của học viên người lớn tại TTGDTX; và hướng dẫn tự học dựa vào phong cách học
tập của học viên người lớn tại TTGDTX thì kết quả học tập của học viên sẽ được
nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xác định các khái niệm công cụ; hệ thống hoá các vấn đề lý luận về đặc
điểm học tập, phong cách học tập và tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của
học viên người lớn để thiết lập khung lí thuyết cho vấn đề nghiên cứu;
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phong cách học tập của học viên người lớn
và tổ chức dạy học dựa vào phong cách học tập của học viên người lớn tại các trung
tâm giáo dục thường xuyên;