Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư vốn cho phát triển kinh tế tư nhân vùng duyên hải miền trung :Luận án Tiến sĩ kinh tế - Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
PREMIUM
Số trang
141
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1051

Đầu tư vốn cho phát triển kinh tế tư nhân vùng duyên hải miền trung :Luận án Tiến sĩ kinh tế - Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM NGỌC VÂN

ĐẦU TƯ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

PHẠM NGỌC VÂN

ĐẦU TƯ VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH, NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 62.31.12.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1- PGS,TS. Nguyễn Đức Thảo

2- TS. Trần Thị Hồng Hạnh

HÀ NỘI - 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung Luận án là công trình

nghiên cứu độc lập của riêng tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng

trong luận án được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực.

Nghiên cứu sinh

Phạm Ngọc Vân

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

APEC Diễn đàn kinh tế châu Á Thái Bình Dương

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNTB Chủ nghĩa tư bản

CNXH Chủ nghĩa xã hội

CTCP Công ty cổ phần

CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNNN Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vứa

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

FTA Khu vực mậu dịch tự do Asean

KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định

KTNN Kinh tế Nhà nước

KTTN Kinh tế tư nhân

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

NSNN Ngân sách Nhà nước

NSĐP Ngân sách địa phương

NSTW Ngân sách Trung ương

NQD Ngoài quốc doanh

ODA Viện trợ phát triển chính thức

SXKD Sản xuất kinh doanh

TBCN Tư bản chủ nghĩa

TBTN Tư bản tư nhân

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ Tài sản cố định

XHCN Xã hội chủ nghĩa

WB Ngân hàng thế giới

WTO Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ

1. Bảng biểu

Bảng 1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm (%)...........................37

Bảng 1.2. Đóng góp của các yếu tố vào GDP (%)....................................................37

Bảng 1.3. Mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng thu nhập (tr.USD) ............47

Bảng 1.4. Hệ số ICOR của Việt Nam qua các thời kỳ..............................................50

Bảng 1.5. Hệ số ICOR của một số quốc gia, vùng lãnh thổ .....................................51

Bảng 1.6. Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng của cả nước giai đoạn 2006-2011...55

Bảng 1.7. Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng của vùng DHMT giai đoạn 2006 - 2010 ...56

Bảng 1.8. Một số chỉ tiêu của KTTN Trung Quốc năm 1996 ..................................60

Bảng 2.1. Thu nhập chính của dân cư từ ngành nghề (đơn vị tính: hộ)....................76

Bảng 2.2. Số lượng DN thuộc KTTN đăng ký mới của DHMT thời kỳ 2000 - 2010 ..81

Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc KTTN tại thời điểm

31/12 hàng năm các tỉnh DHMT...............................................................................81

Bảng 2.4. Số lượng người dân bình quân trên một doanh nghiệp ............................82

Bảng 2.5. Số lượng cơ sở kinh doanh thuộc KTTN vùng DHMT phân theo ngành

kinh tế (kể cả các cơ sở kinh doanh cá thể) qua các năm ........................................82

Bảng 2.6. Số lượng doanh nghiệp thuộc KTTN vùng DHMT đang hoạt động trong

các ngành nghề ..........................................................................................................84

Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp ở DHMT phân theo quy mô vốn năm 2010 .......85

Bảng 2.8. So sánh tốc độ phát triển của các doanh nghiệp.......................................86

vùng Duyên hải miền Trung .....................................................................................86

Bảng 2.9. Chi Ngân sách Nhà nước của các tỉnh DHMT cho đầu tư phát triển.......88

Bảng 2.10. Chi đầu tư phát triển của DHMT so sánh với cả nước ...........................88

Bảng 2.11. Quy mô gói kích cầu năm 2009 (tỷ đồng).............................................91

Bảng 2.12. Tình hình huy động và sử dụng vốn các NHTM một số tỉnh vùng DHMT......95

Bảng 2.13. Cơ cấu dư nợ tín dụng các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi – ĐVT: tỷ đồng.....................................................................................95

Bảng 2.14. Chi đầu tư phát triển cả nước và DHMT (tỷ đồng) ............................. 107

Bảng 2.15. Vốn đầu tư các khu vực kinh tế trong vùng......................................... 108

Bảng 2.16 . Tỷ trọng vốn đầu tư vào DHMT (%)...................................................109

Bảng 2.17. Vốn đầu tư vào Duyên hải miền Trung (Tỷ đồng).............................. 109

Bảng 2.18. Vốn đầu tư KTTN vùng DHMT – ĐVT: Nghìn tỷ đồng .................... 112

Bảng 2.19. Tỷ trọng doanh thu một số vùng kinh tế trong nước ........................... 115

Bảng 2.20. Doanh thu thuần và vốn của doanh nghiệp vùng DHMT.................... 118

Bảng 2.21. Một số chỉ tiêu của kinh tế tư nhân vùng Duyên hải miền Trung năm 2010.. 120

Bảng 3.1. Dự báo chỉ tiêu GDP của vùng DHMT đến 2020 ................................. 146

Bảng 3.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho KTTN vùng DHMT đến 2020........... 147

Bảng 3.3. Nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận giữ lại.............................................. 147

Bảng 3.4. Vốn đầu tư từ việc phát hành thêm cổ phiếu ......................................... 148

Bảng 3.5. Dự báo tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển KTTN ........................... 149

2. Đồ thị

Đồ thị 1.1. Biểu đồ số nhân – MPS=

3

1

.....................................................................49

Đồ thị 2.1. So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế DHMT và cả nước ..........................73

Đồ thị 2.2. Biểu diễn tỷ trọng GDP ngành Nông- Lâm- Ngư nghiệp vùng DHMT 74

Đồ thị 2.3. Mức độ thỏa mãn vốn vay ngân hàng.....................................................97

Đồ thị 2.4. Biểu diễn cơ cấu vốn của doanh nghiệp thuộc KTTN ở DHMT............98

Đồ thị 2.5. Tốc độ tăng chi đầu tư của cả vùng và kinh tế ngoài quốc doanh 2005 – 2010 .. 110

Đồ thị 2.6. Tỷ lệ % đầu tư của các khu vực kinh tế trong vùng DHMT................ 110

Đồ thị 2.7. Minh họa mức vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp năm 2010...... 111

Đồ thị 2.8. So sánh ICOR của kinh tế Nhà nước và Kinh tế tư nhân vùng DHMT

................................................................................................................................ 111

Đồ thị 2.9. Giá trị TSCĐ bình quân năm 2000 và 2010 ........................................ 113

Đồ thị 2.10. Tình hình về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp vùng DHMT 113

Đồ thị 2.11. Tình hình về tiêu thụ sản phẩm.......................................................... 116

Đồ thị 2.12. Trình độ chuyên môn quản lý của Giám đốc doanh nghiệp .............. 117

Đồ thị 2.13. Biễu diễn tỷ suất lợi nhuận theo mẫu khảo sát .................................... 119

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, nền kinh tế vận hành theo

cơ chế thị trường, khu vực KTTN được xác định có tầm quan trọng đặc biệt trong

phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX xác định: “Thực hiện

nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế

kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế

cá thể, tiểu chủ được tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển, KTTN được khuyến

khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp

luật không cấm…”

Đến nay, Việt Nam đã trải qua hơn 25 năm thực hiện chính sách đổi mới,

một loạt các chính sách cải cách đã được khởi xướng và thực hiện nhằm tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Một nguồn lực quan trọng góp

phần thay đổi đời sống kinh tế - xã hội là cộng đồng các doanh nghiệp. Bên cạnh

kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn, điều tiết thị trường; khu vực

KTTN đã và đang có những bước đột phá phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.

Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều,

phạm vi hoạt động đa dạng, qui mô đang dần được mở rộng và phát triển.

Cùng với các thành phần kinh tế khác, khu vực KTTN đã đóng góp to lớn

vào tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân,

thu ngân sách nhà nước ngày càng tăng, góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất

nước. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, KTTN cả nước nói chung và KTTN

vùng DHMT nói riêng, đã bộc lộ nhiều hạn chế về vốn, mặt bằng sản xuất kinh

doanh, trình độ quản lý, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, trình độ công

nghệ, còn nhiều khó khăn, vướng mắc về môi trường pháp lý và tâm lý xã hội.

Trong tình hình vùng kinh tế DHMT còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng,

điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, tiềm lực tài chính của dân cư quá nhỏ bé…nên

vùng DHMT luôn có số lượng doanh nghiệp thuộc KTTN rất ít, qui mô nhỏ hơn

nhiều so với vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng đồng bằng Nam bộ. Để KTTN vùng

2

DHMT phát triển tương xứng với tiềm năng, vấn đề vốn và đầu tư vốn luôn là yếu

tố mang tính quyết định. Tăng cường vốn tự có, tìm kiếm các kênh hỗ trợ vốn và

đầu tư vốn có hiệu quả luôn là một thách thức đối với KTTN vùng DHMT.

Những thách thức này cần được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống cả lý luận và

thực tiễn để có các giải pháp tích cực tháo gỡ vướng mắc, khai thác tối đa các tiềm

lực tạo điều kiện KTTN tiếp tục phát triển tương xứng với tầm vóc, vị trí và vai trò

của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở những năm tiếp

theo. Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài “Đầu tư vốn cho phát triển kinh tế tư

nhân vùng Duyên hải miền Trung”

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) công nhận

sự tồn tại của khu vực KTTN, tiếp đó Luật Doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật

Công ty (1991) Luật Doanh nghiệp (2000) và gần đây nhất là Luật doanh nghiệp

năm 2005 cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách khác của Đảng và Nhà nước

đã giúp khu vực KTTN ở nước ta phát triển mạnh mẽ. Cũng từ đó nhiều nghiên

cứu về lĩnh vực này được tiến hành. Song hầu hết các nghiên cứu đều tiến hành

dưới góc độ chung của tổng thể khu vực KTTN của cả nước mà chưa đi sâu

nghiên cứu riêng về vốn đầu tư ở khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế tư nhân của

vùng Duyên hải miền Trung. Sau đây là những nghiên cứu điển hình liên quan đến

lĩnh vực KTTN:

2.1. Trong cuốn “KTTN và quản lý nhà nước đối với KTTN ở nước ta hiện

nay” do Hồ Văn Vĩnh chủ biên không chỉ phân tích thực trạng hoạt động của khu vực

kinh tế nhân mà còn phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế

tư nhân. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị phương hướng và

giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với KTTN ở nước ta cụ thể là: Những

định hướng phát triển kinh tế tư nhân cụ thể: (1) Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ tập

trung vào một số ngành nghề sử dụng tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của

từng gia đình, đặc biệt hướng vào phát triển sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản;

(2) Đối với kinh tế tư bản tư nhân cần khuyến khích phát triển sản xuất - kinh

doanh trong tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ kể cả

3

hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư kinh doanh ra nước

ngoài; Những giải pháp để phát triển KTTN: (1) Về pháp luật: tiếp tục đổi mới pháp

luật, tạo cơ sở pháp lý minh bạch, thông thoáng để kinh tế tư nhân hoạt; (2) Về chính

sách: tiếp tục hoàn thiện các chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư, chính sách thuế,

chính sách vốn và tín dụng ngân hàng, chính sách khoa học và công nghệ, chính sách

thương mại và giá cả, chính sách lao động, việc làm và đào tạo nguồn nhân lực; (3)

Tổ chức các doanh nghiệp thuộc KTTN đó là tạo cơ chế, chính sách để mọi người

kinh doanh công khai và hợp pháp khắc phục tình trạng kinh doanh ngầm, chui lủi,

trốn tránh pháp luật; (4) Thành lập các tổ chức đại diện, tổ chức hỗ trợ đối với các

doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân; (5) Phát triển các hình thức hợp tác

trong khu vực kinh tế tư nhân; (6) Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với KTTN.

2.2. Nghiên cứu Luận án tiến sỹ của Trần Thị Hạnh với chủ đề “Về việc

phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Bên cạnh việc

phân tích quá trình phát triển khu vực KTTN qua các giai đoạn lịch sử, đồng thời

phân tích thực trạng của khu vực KTTN ở Việt Nam đến năm 1994. Tác giả đã

phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với sự phát triển của khu vực

KTTN ở Việt Nam. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc

phục những trở ngại, hạn chế sự phát triển của khu vực KTTN ở Việt Nam bao

gồm: (1) Về quan điểm chiến lược của việc phát triển khu vực KTTN là phát triển

khu vực KTTN là một tất yếu khách quan, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động

kinh doanh tư nhân, cần có bộ máy quản lý nhà nước có năng lực thích nghi với

cơ chế thị trường, giải quyết tôt mối quan hệ giữa chính phủ và khu vực kinh tế tư

nhân; (2) Tạo môi trường chính sách ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển

khu vực KTTN đó là tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư tư nhân, ổn định các điều

kiện về chính sách vĩ mô, hoàn thiện chính sách về thuế thu nhập cá nhân sao cho

không làm hạn chế đầu tư kinh doanh; (3) Có chính sách khuyến khích trong nước

đối với hoạt động kinh doanh tư nhân như chính sách giá cả, chính sách thương

mại, chính sách thuế, chính sách để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa

các thành phần kinh tế; (4) Hoàn thiện hệ thống luật pháp và các công cụ điều tiết

của chính phủ.

4

2.3. Nghiên cứu Luận án Tiến sỹ của Hồ Sỹ Lộc với chủ đề “KTTN ở Việt

Nam từ năm 1986 đến năm 1995”. Trong nghiên cứu, tác giả chỉ đề cập đến các

loại hình KTTN (Hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ

phần) dưới góc độ tổng thể nền kinh tế mà không phân tích sâu đến khu vực

KTTN của từng ngành cụ thể. Trên cơ sở đó tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm

là (1) Nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân;

(2) Cụ thể hóa chính sách, pháp luật theo nguyên tắc nhất quán đường lối phát

triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, bảo đảm cho

các thành phần kinh tế trong đó có KTTN yên tâm phát triển; (3) Tạo môi trường

kinh doanh thuận lợi cho KTTN phát triển; (4) Củng cố lòng tin của chủ cơ sở

KTTN vào chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; (5) Khi tiến hành cải

tạo quan hệ sản xuất cần căn cứ vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất;

(6) Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với thành phần kinh tế tư nhân.

Và từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần thúc đẩy KTTN phát triển đó là:

(1) Giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết các khó khăn về vốn,

công nghệ, thị trường và kinh nghiệm quản lý để mở rộng và nâng cao hơn nữa

hiệu quả sản xuất kinh doanh;

(2) Cần đề ra chủ trương chính sách để khuyến khích KTTN đầu tư vào sản

xuất trong các ngành, các lĩnh vực phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển

kinh tế của đất nước. (3) Phát triển kinh tế tư nhân, coi đó là một trong những

biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ

thất nghiệp ở thành thị, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn; (4) Ưu

tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều này phù hợp với trình độ quản lý

của các chủ doanh nghiệp tư nhân, vừa giải quyết nguồn lao động cho xã hội.

2.4. Trong cuốn “Phát triển kinh tế tư nhân” của tác giả Trần Ngọc Bút, trên

cơ sở phân tích thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân, tìm ra những khó khăn,

hạn chế trong sản xuất kinh doanh bao gồm vốn, tín dụng, mặt bằng sản xuất

kinh doanh, môi trường pháp lý, tâm lý xã hội và những khó khăn của bản thân

doanh nghiệp đồng thời cũng tìm ra những mặt tích cực của chính sách giúp cho sự

phát triển của doanh nghiệp tư nhân, tác giả đã đưa ra được những giải pháp phát

5

triển khu vực KTTN bao gồm: (1) Tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý

xã hội cho phát triển của kinh tế tư nhân; (2) Sửa đổi một số cơ chế chính sách

bao gồm chính sách đất đai, chính sách tài chính tín dụng, chính sách lao động

tiền lương, chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa học và công nghệ, chính sách hỗ

trợ thông tin, xúc tiến thương mại; (3) Tiếp tục hoàn thiện và tăng cường quản lý

nhà nước; (4) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

2.5. Trong cuốn “Đổi mới và phát triển KTTN Việt Nam - Thực trạng và

giải pháp” của Lê Khắc Triết, tác giả phân tích thực trạng khu vực KTTN tìm ra

những tồn tại và yếu kém ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế nhân, trên cơ

sở đó nghiên cứu đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của khu vực KTTN ở

nước ta, song ở đây tác giả đã đưa ra một giải pháp toàn diện và cụ thể hơn.

Không chỉ đưa ra giải pháp về môi trường và chính sách cho sự phát triển của

KTTN mà còn đưa ra những giải pháp cho bản thân doanh nghiệp khu vực

KTTN đó là tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý của các doanh nghiệp thuộc

thành phần KTTN và giải pháp về nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội

doanh nghiệp. Các giải pháp này bao gổm: (1) Giải pháp về thể chế tạo điều kiện

môi trường thuận lợi cho cho KTTN phát triển đó là: cải cách thuế và hải quan,

cải cách tiền lương và giá cả nâng cao sức mua của đồng tiền Việt Nam; Cải cách

công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm doanh nghiệp, cấp sổ đỏ cho người lao

động, xóa bỏ cơ quan chủ quản doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng giữa các

thành phần kinh tế; (2) Hỗ trợ các nỗ lực phát triển bao gồm: xã hội hóa dịch vụ tư

vấn cho các thành phần kinh tế tư nhân, xã hội hóa sản xuất và sự hỗ trợ của các

doanh nghiệp lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của KTTN, có cơ chế cung

cấp thông tin cho doanh nghiệp, tôn vinh các cá nhân và doanh nghiệp đã đong

góp nhân tài vật lực cho sự nghiệp đổi mới của đất nước;

(3) Giải pháp về tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp

thuộc thành phần KTTN đó là tự sắp xếp điều chỉnh lại sản xuất, kinh doanh,

chọn sản phẩm dịch vụ làm ra đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; (4)

Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho KTTN; (5) Giải pháp về nâng cao vai

trò của các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp.

6

2.6. Nhóm tác giả do Hà Huy Thành chủ biên cuốn sách “Thành phần kinh

tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân: Lý luận và chính sách” cũng đã đi sâu

phân tích thực trạng phát triển khu vực KTTN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới

trong đó phân theo ngành nghề và phân theo vùng lãnh thổ từ đó tìm ra những kết

quả đạt được, những tồn tại yếu kém và những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến

thực trạng đó. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã khuyến nghị những chính sách và

giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTN đó là: (1) Hoàn thiện môi

trường pháp lý trong đó tiến tới ban hành luật doanh nghiệp chung cho mọi khu

vực kinh tế, chi phối và điều chỉnh sự hoạt động của các pháp nhân kinh tế không

phụ thuộc vào hình thức sở hữu; (2) Các chính sách khuyến khích tư nhân đầu

tư vào các ngành nghề thúc đẩu nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa; (3) Thiết lập các định chế hỗ trợ phát triển KTTN như thành lập

quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hình thành ngân hàng đầu tư phát triển các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiết lập hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ,

trung tâm đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ...

2.7. Nghiên cứu luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Thắng với đề

tài “Quản lý nhà nước đối với KTTN ở nước ta hiện nay” đã đi sâu phân tích thực

trạng quản lý nhà nước đối với KTTN ở nước ta trong đó tập trung vào phân tích

chiến lược kế hoạch và quy hoạch phát triển KTTN, chính sách và tác động của

nó đối với KTTN, khung pháp luật và thủ tục hành chính đối với KTTN, bộ

máy quản lý đối với KTTN. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số phương

hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân

ở nước ta đó là: (1) Quán triệt quan điểm của Đảng, hoàn thiện chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển KTTN; (2) Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách

và quy trình hoạch định chính sách; (3) Hoàn thiện khung pháp luật và cải cách thủ

tục hành chính; (4) Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước đối với KTTN trong đó

tăntg cường chức năng bộ máy quản lý, cơ cấu lại bộ máy quản lý nhà nước,

khuyến khích thành lập các tổ chức đại diện, các tổ chức hỗ trợ cho KTTN, hiện

đại hóa công tác quản lý của bộ máy quản lý nhà nước.

7

2.8. Nghiên cứu luận án tiến sỹ kinh tế của Phương Hữu Việt với chủ đề

“Phát triển các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị

trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay” tác giả chủ yếu phân tích những

nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà

nước trong đó tập trung vào khu vực KTTN (công ty trách nhiệm hữu hạn, công

ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân) và đã tìm ra những hạn chế đến sự phát triển

của các thành phần kinh tế đó là (1) Năng lực nội tại của các doanh nghiệp

thuộc thành phần kinh tế còn rất hạn chế (2) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài quy mô chưa lớn, cơ cấu đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển

của đất nước, trình độ công nghệ chưa cao, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý là

người Việt Nam và trình độ đội ngũ công nhân còn nhiều hạn chế. (3) Tình trạng

chấp hành luật pháp trong sản xuất kinh doanh ở một số doanh nghiệp chưa thật

nghiêm minh. Đồng thời tác giả cũng tìm ra những nguyên nhân của những hạn

chế đó bao gồm môi trường cơ chế, chính sách và pháp luật. Trên cơ sở đó tác giả

đã kiến nghị những giải pháp ở tầm vĩ mô nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự

phát triển các thành phần kinh tế ngoài kinh tế nhà nước trong điều kiện hội

nhập kinh tế với kinh tế thế giới và khu vực bao gồm: (1) tổ chức và định hướng

phát triển; (2) Tạo lập môi trường văn hóa và tâm lý xã hội thuận lợi cho sự nghiệp

phát triển kinh tế của toàn dân; (3) Hoàn thiện môi trường thể chế luật pháp cho

sự hoạt động của các doanh nghiệp; (4) Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính tiền

lương và bảo hiểm xã hội; (5) Hoàn thiện chính sách thương mại và hỗ trợ thị

trường; (6) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nguồn

nhân lực; (7) Thành lập cơ quan quản lý nhà nước để quản lý các thành phần kinh tế

ngoài kinh tế nhà nước; (8) Nâng cao năng lực bản thân của các thành phần kinh

tế ngoài kinh tế nhà nước.

2.9. Trong cuốn “Chính sách phát triển kinh tế – Kinh nghiệm và bài học

của Trung Quốc” của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã khái quát

quá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân, những chính sách của Đảng Cộng

sản Trung Quốc đối với khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời thảo luận những

kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc đối với việc phát triển khu vực KTTN.

8

Từ đó rút ra bài học và những kiến nghị chính sách cho Việt Nam đó là: (1)

Thống nhất nhận thức, quan điểm về kinh tế tư nhân; (2) Chính trị hóa các hoạt

động kinh tế; (3) Mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân; (4) Đẩy mạnh

công tác tuyên truyền giáo dục; (5) Tiếp tục đổi mới cải thiện môi trường kinh

doanh đó là tiếp tục triển khai thực hiện đầy đủ nội dung của Luật Doanh nghiệp

và các văn bản hướng dẫn thi hành, về lâu dài cần tạo một sân chơi bình đẳng cho

tất cả các loại hình doanh nghiệp.

2.10. Trong cuốn “Kinh tế tư nhân Viêt Nam sau hai thập kỷ đổi mới – Thực

trạng và giải pháp” do TS Đinh Thị Thơm làm chủ biên, tập họp nhiều bài viết của

nhiều tác giả cũng đã làm nổi bật những khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp

thuộc kinh tế tư nhân gặp phải. Nhóm tác giả cũng đã đưa ra một loạt các giải pháp

có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề về vốn cho phát triển kinh tế tư nhân không

phải là mục tiêu chính của cuốn sách.

2.11. Trong cuốn ‘Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa” của GS-TS Nguyễn Thanh Tuyền cũng đã khái quát sự

phát triển của kinh tế tư nhân Việt nam từ trước khi thực dân Pháp xâm lược. Tác

giả đã làm rõ sở hữu tư nhân và thành phần kinh tế tư nhân tồn tại, phát triển khách

quan cùng với các thành phần khác trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tác giả cũng đã hệ thống hóa các khó khăn, tồn tại của kinh tế tư nhân hiện nay.

Tuy nhiên, vấn đề về vốn chưa được đề cập sâu trong cuốn sách này.

2.12. Gần đây nhất, Luận án TS của Hoàng Thị Minh Châu: “Sử dụng các

công cụ tài chính để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam” của Học viện

Tài chính năm 2010. Tác giả đã làm nổi bật việc sử dụng các công cụ tài chính để

thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân Việt nam. Hệ thống hóa những hạn chế và

tốn tại, từ đó đưa ra các giải pháp để lành mạnh hóa các công cụ tài chính, góp phần

thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác có đề cập đến lĩnh vực KTTN hoặc vấn

đề sử dụng các công cụ tài chính nhằm phát triển kinh tế tư nhân, song ở mức độ,

phạm vi hạn chế hơn so với các nghiên cứu được đề cập ở trên.

Từ việc nghiên cứu tổng quan ở trên cho thấy mỗi nghiên cứu chỉ đề cập

sâu đến một khía cạnh cụ thể mà không có nghiên cứu nào nghiên cứu sâu về

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Đầu tư vốn cho phát triển kinh tế tư nhân vùng duyên hải miền trung :Luận án Tiến sĩ kinh tế - Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng | Siêu Thị PDF