Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp.DOC
MIỄN PHÍ
Số trang
64
Kích thước
390.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1056

Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải pháp.DOC

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước,

đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại cùng với xu hướng toàn

cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng nhanh ở hầu hết các quốc gia trên thế

giới, ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch của Ninh Bình nói riêng cũng

có những bước tiến nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực

của đời sống kinh tế- xã hội đất nước. Du lịch được xác định “ là một ngành kinh tế mũi

nhọn” trong các ngành kinh tế quốc dân và đang hội nhập với trào lưu phát triển du lịch

của khu vực và thế giới. Khách du lịch đến Việt Nam đặc biệt là Ninh Bình đang ngày

một tăng. Phát triển du lịch của Ninh Bình là phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp

với chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước.

Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, những chính sách

phù hợp, thời gian qua du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đóng góp

tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước. Tuy nhiên trong quá trình phát

triển, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác hiệu quả, sự phát triển du lịch Ninh

Bình chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của mình. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật

của Tỉnh mặc dù đã được cải thiện rất nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa

đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng phục vụ còn thấp, sản phẩm du lịch còn

nghèo nàn, chưa phong phú. Đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh còn dàn trải và

thiếu tập trung, khả năng thu hút vốn từ các nhà đầu tư không được cao.

Chính vì thế trong thời gian đi thực tập vừa qua, em đã nghiên cứu và viết báo

cáo thực tập, tên đề tài là:

“Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình. Thực trạng và giải

pháp.”

Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A

Nội dung bài viết gồm 3 phần chính:

Phần một: Tổng quan về tỉnh Ninh Bình và các khu du lịch trong tỉnh

Phần hai: Thực trạng đầu tư phát triển du lịch trong những năm qua

Phần ba: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vào du lịch tỉnh

Ninh Bình

Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ TỈNH NINH BÌNH VÀ CÁC KHU DU LỊCH

TRONG TỈNH

I. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh

Hà Nam. Phía Đông giáp tỉnh Nam Định, phía Đông Nam giáp Biển Đông, phía Tây và

Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình. Ninh Bình cách thủ đô

Hà Nội hơn 90 km, có quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy qua, cùng với hệ thống

sông ngòi phong phú với cảng Ninh Bình nên có điều kiện phát triển mạnh giao thông

cả đường bộ và đường thủy, giao lưu thuận lợi với các địa phương trong nước và quốc

tế.

Toàn bộ lãnh thổ của tỉnh nằm ở rìa Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với

đồng bằng sông Mã qua vùng núi thấp Tam Điệp là phần cuối cùng của vùng núi Tây

Bắc, trong khu đệm Hòa Bình – Thanh Hóa và tiếp giáp biển Đông. Do là vùng chuyển

tiếp nên địa hình Ninh Bình khá phong phú, đa dạng, bao gồm cả các núi, đồng bằng, bờ

biển. Đặc biệt là ở Ninh Bình, dạng địa hình Karst khá phổ biến và đây là dạng địa hình

đặc biệt tạo nên các hang động và cảnh quan hấp dẫn, rất có giá trị trong việc thu hút

khách du lịch.

Ninh Bình thuộc đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô,

mùa hạ có gió mùa Tây Nam gây mưa nhiều. Do địa hình Ninh Bình phần lớn là đồng

bằng, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi nên khí hậu ít có sự phân hóa theo lãnh thổ. Nhìn

chung khí hậu Ninh Bình tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch cả năm.

Ninh Bình có mật độ sông ngòi ở mức trung bình. Các sông thường chảy theo

hướng Tây Bắc – Đông Nam. Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi ở Ninh Bình

là sông Đáy, ngoài ra còn có sông Hoàng Long là phụ lưu sông Đáy và một số sông ngòi

nhỏ khác. Tại Ninh Bình còn một số hồ, đầm, tiêu biểu là đầm Cút và dãy hồ Đồng

Thái.

Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A

Về các hệ động thực vật, nơi lưu giữ được thảm thực vật và động vật rừng có giá

trị nhất tại Ninh Bình là Vườn quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc Phương là loại rừng

mưa nhiệt đới điển hình với cấu trúc thảm thực vật nhiều tầng và phong phú về thành

phần loài. Gần đây Ninh Bình đã thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu

bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước.

Ninh Bình có tổng diện tích đất tự nhiên là 138. 420 ha, trong đó đất cho sản xuất

nông nghiệp là 67.605 ha ( chiếm 48,87% diện tích tự nhiên), đất lâm nghiệp là 19.972

ha ( chiếm 14,4% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 16.769 ha ( chiếm 12,1% diện

tích tự nhiên), đất khu dân cư 5.068 ha ( chiếm 0,37% diện tích tự nhiên) và đất chưa sử

dụng 28.961 ha ( chiếm 21% diện tích tự nhiên). Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng

có khả năng đưa vào khai thác cho các hoạt động kinh tế là 16.497 ha.

Dân số của Ninh Bình là 936.262 người trong đó số dân trong độ tuổi lao động

xấp xỉ 60%, mật độ dân số 659 người/ km2

. Dân tộc ngoài dân tộc Kinh và dân tộc

Mường chiếm 1,7% dân số thì các dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mông,

Dao…mỗi dân tộc có từ trên một chục đến hơn một trăm người. Dân tộc Mường đã

định cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi cao như Nho Quan, Tam Điệp, còn lưu giữ

được nhiều giá trị văn hóa truyền thống hấp dẫn du lịch. Các dân tộc khác sống rải rác ở

các địa phương trong tỉnh, không hình thành cộng đồng dân tộc nhất định, đa số có quan

hệ hôn nhân và chịu ảnh hưởng sâu sắc của phong tục tập quán sinh hoạt, sản xuất,

truyền thống văn hóa của người Kinh.

Trong những năm qua, Ninh Bình đã thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã

hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và XIV đề ra với kết quả năm sau

cao hơn năm trước. Kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được tăng cường, văn hoá - xã hội

có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng kinh

tế hàng năm đạt cao; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn từ năm 1996-2000 đạt bình

quân: 8,12%/ năm; từ năm 2001-2005 bình quân đạt 11,9%/năm; năm 2006 đạt 12,6%;

cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Thu

nhập bình quân đầu người năm 1991 đạt 0,51 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,42 triệu đồng,

Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A

tăng 12,5 lần. Thu ngân sách năm 1991 đạt 24,4 tỉ đồng, năm 2006 đạt 878 tỉ đồng, tăng

35,98 lần.

Về nông nghiệp: tỉnh đã tập trung chỉ đạo chuyển được gần 9000 ha đất nông

nghiệp trồng cây có giá trị thấp sang nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao

như: nuôi tôm sú, trồng cói ở Kim Sơn, nuôi tôm càng xanh, trồng dứa ở Tam Điệp,

Nho Quan, nuôi thả cá chim trắng ở Gia Viễn, Hoa Lư, cấy các giồng lúa đặc sản: tám,

nếp, dự... ở Kim Sơn, Yên Khánh.... Cả tỉnh có 294 trang trại mỗi năm doanh thu bình

quân từ 20 triệu đồng trở lên.

Về công nghiệp: tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 22 khu công nghiệp, cụm công

nghiệp với diện tích 880 ha trong đó có các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn như:

khu công nghiệp Tam Điệp, khu công nghiệp Ninh Phúc, cụm công nghiệp Gián

Khẩu.... Ninh Bình đã ban hành các cơ chế, chính sách như: chính sách khuyến khích,

ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch; chính sách khuyến khích tài năng

thu hút nhân tài; quỹ khuyến công ; quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển. Trên địa bàn tỉnh đã

khởi công nhiều công trình lớn về giao thông, thuỷ lợi, du lịch, thể thao như: hồ Yên

Thắng; dự án phân lũ, chậm lũ Nho Quan và Gia Viễn; sân vận động, Nhà thi đấu trung

tâm; Nhà máy cán thép Tam Điệp công suất 36 vạn tấn/ năm; Nhà máy xi măng Tam

Điệp công suất 1,4 triệu tấn/ năm....Các công trình đầu tư trên lần lượt đưa vào sử dụng

sẽ tạo ra bước chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các hoạt động dịch vụ

vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tín dụng, du lịch... đều đạt mức tăng trưởng

bình quân trên 25%/ năm. Thu ngân sách tăng bình quân trên 20%/ năm

II. Tài nguyên du lịch của tỉnh

1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

♦ Vườn quốc gia Cúc Phương

Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào ngày

7/7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng phong

phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.000 ha, trong đó ¾ là núi đá vôi cao từ

300 đến 600m so với mặt biển. Địa hình phức tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều

Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A

bí ẩn và cảnh quan độc đáo. Tại đây có nhiều chứng tích văn hóa lâu đời như động

Trăng Khuyết, động Chúa, động Thủy Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động

San Hô.

Trong vườn có suối nước nóng, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt có những

cây chò xanh, cây sấu cổ thụ trên dưới 1000 tuổi và những loài thú quí, lạ. Hiện nay,

vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành môt trung tâm cung cấp các lòai thực vật quí

hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng trong khu vực và trên

cả nước.

♦ Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long

Là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện

tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng. Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Vọoc

quần đùi trắng – là loài linh trưởng quí hiếm đã ghi trong Sách đỏ thế giới. Rừng Vân

Long có 8 loài thực vật, 9 loài động vật được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

Khu Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang động có giá trị. Nước ở đây

mênh mông phẳng lặng, không có gió to sóng lớn, mang phong cảnh một miền quê êm ả

- một Vịnh Hạ Long không song. Đây chính là một nơi du lịch sinh thái rất tốt, là hiện

trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, sinh viên khi muốn nghiên cứu về

vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

♦ Quần thể hang động Tràng An

Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, với những dải đá vôi, các

thung lũng và những dòng sông ngòi đan xen với nhau tạo nên một không gian huyền ảo

và thơ mộng. Du khách đến bến thuyền sông Sào Khê, từ đây những chiếc thuyền nan

lướt nhẹ trên mặt nước qua Xuyên Thủy Động vào đến quần thể hang động Tràng An.

Hai bên dòng sông là những phong cảnh hữu tình mà thiên nhiên đã ban tặng nơi đây.

♦ Tam Cốc

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là một quần thể du lịch, một địa danh nổi

tiếng từ xa xưa, thuộc địa phận huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình; cách thủ đô Hà Nội 100

km về phía Nam. Nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ, thiên tạo, với nhiều hang động,

Vũ Thị Hải Yến Kinh tế đầu tư 47A

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!