Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của SaPa O'Chau Travel Social Enterprise
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MAI HUY PHONG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
CỦA SAPA O'CHAU TRAVEL SOCIAL
ENTERPRISE
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN – 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
MAI HUY PHONG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
CỦA SAPA O'CHAU TRAVEL SOCIAL
ENTERPRISE
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 8.34.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa
O’Chau Travel Social Enterprise” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách
quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu này chưa từng được công
bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng
khoa học và Khoa sau đại học - Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái
Nguyên.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Mai Huy Phong
ii
LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn “Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau Travel
Social Enterprise” trong quá trình thực hiện đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt
thành từ phía các cá nhân và tổ chức.
Tôi xin trân trọng được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Chí Thiện,
người đã tận tình, chu đáo chỉ bảo cho tôi phương pháp nghiên cứu một cách khoa
học, hướng dẫn tỉ mỉ giúp tôi học hỏi được rất nhiều kỹ năng nghiên cứu và nâng cao
tầm hiểu biết của bản thân để hoàn thành đề tài luận văn này.
Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy những kiến thức
bổ ích, những kỹ năng nghiên cứu khoa học có ích cho quá trình làm việc và công tác
của tôi.
Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên tại
Sapa O’Chau, Chủ một số Homestay trên địa bàn tỉnh Lào Cai, các cán bộ Ban quản
lý du lịch cộng đồng tại các huyện Sapa, Bắc Hà, Bát Xát tỉnh Lào Cai; Các lãnh đạo
và cán bộ sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai; Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh
Lào Cai; Phòng văn hóa du lịch các huyện Sapa, Bắc Hà, Bát Xát tỉnh Lào Cai đã
cung cấp cho tôi những thông tin, số liệu vô cùng quan trọng và cần thiết để tôi thực
hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa
học và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Mai Huy Phong
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................................3
2.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:..........................................................................4
4. Những đóng góp của luận văn ................................................................................4
4.1. Đóng góp về mặt lý luận:.....................................................................................4
4.2. Về mặt thực tiễn:..................................................................................................4
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA DOANH NGHIỆP XÃ HỘI................................6
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của DNXH. ......................6
1.1.1. Đầu tư phát triển DLCĐ của DNXH.................................................................6
1.1.2. Nội dung đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của DNXH. ............................17
1.1.3. Kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển DLCĐ của DNXH........................19
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển DLCĐ của DNXH ..................20
1.2. Cơ sở thực tiễn về đầu tư phát triển DLCĐĐang Viết ại) .................................24
1.2.1. Kinh nghiệm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại một số địa phương trong
cả nước ......................................................................................................................24
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Sapa O’Chau ..........................................................27
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................29
2.1. Câu hỏi nghiên cứu. ...........................................................................................29
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................................29
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin.......................................................34
iv
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin. ...................................................................34
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. ............................................................................35
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường ĐTPT DLCĐ tại tỉnh Lào Cai. .............35
2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư phát triển DLCĐ của Sapa O’chau ...37
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả ĐTPT DLCĐ của Sapa O’chau.
...................................................................................................................................37
2.4.4. Chi tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến ĐT PTDLCĐ của Sapa O’Chau............40
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG
ĐỒNG CỦA SAPA O’CHAU TRAVEL SOCIAL ENTERPRISE....................42
3.1. Thực trạng về môi trường đầu tư phát triển DLCĐ tại tỉnh Lào cai..................42
3.1.1. Điều kiện từ nhiên...........................................................................................42
3.1.2. Điều kiện văn hoá xã hội.................................................................................42
3.1.3. Điều kiện pháp lý ............................................................................................43
3.1.4. Môi trường chính trị........................................................................................43
3.1.5. Quy mô thị trường:..........................................................................................44
3.1.5. Áp lực cạnh tranh. ...........................................................................................44
3.2. Tình hình cơ bản về về Sapa O’Chau Travel Social Enterprise ........................47
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển. .................................................................47
3.2.2. Thực trạng về quy mô, câu cấu tổ chức hoạt động. ........................................48
3.2.3. Tình hình tài chính doanh nghiệp. ..................................................................51
3.3. Thực trạng về đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của O’Chau Sapa ...............52
3.3.1. Thực trạng về nguồn lực đầu tư ......................................................................52
3.3.2. Thực trạng quản lý và thực hiện các dự án đầu tư. .........................................58
3.4. Phân tích đánh giá những kết quả và hiệu quả đạt được từ ĐTPT DLCĐ của Sapa
O’Chau. .....................................................................................................................61
3.4.1. Kết quả ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau. .......................................................61
3.4.2. Hiệu quả ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau. .....................................................71
3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau
Travel Social Enterprise............................................................................................77
3.5.1. Các nhân tố bên ngoài....................................................................................77
3.5.2. Các nhân tố bên trong ....................................................................................81
v
3.5. Đánh giá chung. ................................................................................................85
3.6.1. Những thành tựu đạt được...............................................................................85
3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân .....................................................................86
CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA SAPA O’CHAU TRAVEL SOCIAL ENTERPRISE
89
4.1. Mục tiêu, định hướng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau
Travel Social Enterprise............................................................................................89
4.1.1. Mục tiêu .........................................................................................................89
4.1.2. Định hướng......................................................................................................91
4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của
Sapa O’Chau Travel Social Enterprise .....................................................................92
4.2.1. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. ....................................92
4.2.2. Lựa chọn và quyết định đầu tư các dự án tối ưu.............................................94
4.2.3. Đa dạng hóa các dự án đầu tư. ........................................................................94
4.2.4. Tăng cường công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư. ....................................95
4.2.5. Tổ chức khai thác hiệu quả các dự án đầu tư..................................................96
4.2.6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. ................................................................96
4.2.7. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá: ..........................................................97
4.3. Kiến nghị............................................................................................................97
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ.................................................................................97
4.3.2. Kiến nghị với chính quyền tỉnh Lào Cai.........................................................98
4.3.3. Kiến nghị với ngành du lịch trung ương và địa phương ................................98
4.3.4. Kiến nghị với ngân hàng chính sách. ..............................................................99
4.3.5. Kiến nghị với các ngân hàng thương mại. ......................................................99
4.3.6. Kiến nghị với các BQL du lịch cộng đồng. ..................................................100
4.3.7. Kiến nghị với các hộ dân liên kết đầu tư các dự án phát triển DLCĐ. .........100
KẾT LUẬN............................................................................................................102
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
BQL Ban quản lý
DLCĐ Du lịch cộng đồng
DNXH Doanh nghiệp xã hội
DN Doanh nghiệp
ĐTPT Đầu tư phát triển
KD Kinh doanh
KH-ĐT Kế hoạch đầu tư
NXB Nhà xuất bản
PT Phát triển
QLDL Quản lý du lịch
Sapa O’Chau
Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội du lịch Sapa O’Chau
(Sapa O’Chau Travel Social Enterprise)
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
VHTT&DL Văn hóa thể thao và du lịch
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp số đối tượng và địa điểm điều tra.............................................33
Bảng 2.2: Phân loại mức điểm đánh giá ...................................................................34
Bảng 3.0: Tình hình tài chính của Sapa O’Chau 2017-2019 ....................................52
Bảng 3.1: Thống kê lượng khách du lịch đến lào cai năm (2017 – 2019)................44
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá về tiềm năng ĐTPT DLCĐ tại tỉnh Lào Cai.................46
Bảng 3.3: Nguồn vốn huy động đầu tư của Sapa O’Chau (2017 – 2019) ................54
Bảng 3.4: Giá trị đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau phân chia theo
lĩnh vực đầu tư (2017-2019)....................................................................56
Bảng 3.5: Tính hình nhân sự của Sapa O’Chau tại thời điểm 31/12/2019 ...............57
Bảng 3.6: Kết quả đầu tư các dự án của Sapa O’Chau năm 2017 ............................61
Bảng 3.7: Kết quả đầu tư các dự án của Sapa O’Chau năm 2018 ............................62
Bảng 3.8: Kết quả đầu tư các dự án của Sapa O’Chau năm 2019 ............................62
Bảng 3.9: Số lượng dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của Sapa O’Chau 2017-2019
và các dự dán chuẩn bị đầu tư cho năm 2020..........................................63
Bảng 3.10: Số lượng lớp học, học viên và chi phí đào tạo bình quân Sapa O’Chau đầu
tư đào tạo 2017-2019 ...............................................................................64
Bảng 3.11: Thống kê lượng khách du lịch của Sapa O’Chau 2017-2019 ................66
Bảng 3.12. Bảng thống kế số khách hàng thu hút theo các kênh quảng bá ..............68
Bảng 3.13: Đánh giá sự hài lòng của du khách khi tham gia trải nghiệm các dịch vụ
du lịch do Sapa O’Chau đầu tư và khai thác ...........................................69
Bảng 3.14: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 2017-2019 ............................72
Bảng 3.15: Tính thời gian thu hồi vốn các dự án ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau..74
Bảng 3.16: Số lượng tạo việc làm cho người lao động và hỗ trợ các tổ chức cá nhân
giai đoạn 2017-2019 ................................................................................76
Bảng 3.17: Đánh giá lợi ích xã hội từ việc đầu tư phát triển DLCĐ. .......................76
Bảng 3.18: Đánh giá hệ thống pháp lý hộ trợ doanh nghiệp xã hội và đầu tư phát triển
du lịch cộng đồng.....................................................................................78
Bảng 3.19: Đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn lực đầu tư của Sapa O’Chau trong
đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. ........................................................79
viii
Bảng 3.20: Tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên.......................................................83
Bảng 3.21: Đánh giá sự hài hòa quyền lợi và lợi ích giữa các bên tham gia đầu tư phát
triển du lịch cộng đồng cùng Sapa O’Chau.............................................84
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình 5 lực lượng ................................................................................36
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của Sapa O’Chau...........................................................50
Biểu đồ 3.1 : Mức đầu tư và cơ cấu nguồn lực tài chính của Sapa O’Chau .............54
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đầu tư theo lĩnh vực đầu tư của Sapa O’Chau (2017-2019) .......56
Biểu đồ 3.3: Tình hình khách du lịch trong và ngoài nước sử dụng dịch vu của Sapa
O’Chau 2017-2019 ..................................................................................67
Biểu đồ 3.4: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận Sapa O’Chau (2017-2019)................73
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Du lịch cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân
cư là chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng
không chỉ hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo mà còn tạo điều kiện cho người
dân tham gia trực tiếp vào quá trình bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên,
môi trường sinh thái. Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đang được du khách trong
nước và quốc tế ưa chuộng bởi nó cung cấp những trải nghiệm chân thực cho du
khách đồng thời mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng như: Nâng cao trình
độ dân trí; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tạo điều kiện giao lưu hiểu
biết văn hóa - xã hội giữa các dân tộc, các vùng miền; giữ gìn môi trường; tăng giá
trị hàng hóa sản xuất tại địa phương; tạo nhiều cơ hội việc làm, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho người dân địa phương.
Theo quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 26/09/2016 phê duyệt quy hoạch tổng
thể du lịch quốc gia Sa Pa tỉnh Lào Cai đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ và
thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của bộ Chính trị về phát triển
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Lào Cai đã không ngừng đẩy mạnh
kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế du lịch. Theo xu thế kinh tế thị trường cùng các chính
sách nới lỏng cơ chế đầu tư của Nhà nước và chính quyền địa phương, Lào Cai đã
thu hút được nhiều tổ chức; cá nhân đầu tư vào du lịch. Các nhà hàng, khách sạn hiện
đại, đồ xộ được xây dựng lên đang ngày một làm mất đi vẻ đẹp nguyên sơ, cổ kính,
những nét sắc văn hoá dân tộc tại các địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh như: Sapa,
Bắc Hà, Bát Xát…
Với sự đầu tư tràn lan, ồ ạt của các nhà đầu tư đã lấy đi nhiều diện tích đất
nông nghiệp, lâm nghiệp của người dân, nhưng đối tượng hưởng lợi chủ yếu là các
doanh nghiệp, trong khi người dân địa phương không được hưởng lợi hoặc được
hưởng lợi rất ít từ việc đầu tư phát triển này, bởi vì họ có trình độ dân trí thấp. Đất
canh tác dần bị lấy hết, là nguyên nhân làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, dẫn đến
tình trạng người dân kéo nhau đến các điểm văn hoá du lịch xin ăn, bán hàng rong,
lôi kéo khách, gây mất mỹ quan, tạo hình ảnh xấu trong mắt du khách…
2
Hơn nữa, Lào Cai còn là một tỉnh miền núi, có nhiều hộ gia đình nghèo khó,
việc làm không ổn định, kinh tế khó khăn, nhất là các hộ gia đình đồng bào dân tộc
thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Do vậy cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng và
doanh nghiệp để giúp họ vượt qua những khó khăn nghèo đói.
Bên cạnh việc kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, tỉnh Lào Cai cũng chú trọng
triển khai đề án áp dụng mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn với xoá đói,
giảm nghèo cho người dân tộc thiểu số kết hợp với sự hỗ trợ của các tổ chức phi
Chính phủ, phi lợi nhuận như: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (nghiên cứu
phát triển du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo tại Sa pa) và Tổ chức
bánh mỳ thế giới (hỗ trợ xây dựng 02 mô hình du lịch cộng đồng thí điểm tại 2 xã
Bản Hồ và San Sả Hồ (huyện Sa Pa). Các hoạt động hỗ trợ của dự án gồm: Đầu tư
nhà du lịch cộng đồng, đào tạo nhân lực, khai thác các giá trị văn hoá bản địa (văn
nghệ dân gian, ẩm thực dân tộc, lễ hội truyền thống,…) phục vụ du lịch. Các tổ
chức khác như: Tổ chức phát triển Hà Lan – SNV Việt Nam; Trường Đại học vùng
Vancouver Canada; Viện đại học mở Hà Nội; Dự án EU; Tổ chức REACH, nhân
rộng loại hình du lịch cộng đồng cho các xã: Tả Van, Tả Phìn, Thanh Kim (huyện
Sa Pa) và một số huyện khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thu hút được du khách
trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận thường
có thời hạn nhất định, không mang tính lâu dài và đây chỉ là những mô hình mang
tính chất thí điểm. Vì vậy đầu tư phát triển DLCĐ cần phải có sự chung tay, chung
sức của các tổ chức, các doanh nghiệp địa phương trong việc bảo tồn, duy trì và phát
triển dựa trên các mô hình thí điểm đã từng bước mang lại hiệu quả. Để thực hiện hóa
chủ trương đó, tỉnh Lào Cai đã xây dựng một số ý tưởng dự án kêu gọi đầu tư nhằm
hỗ trợ cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh được tiếp cận với hoạt động du lịch,
góp phần nâng cao sinh kế và tôn vinh các giá trị văn hoá truyền thống như dự án du
lịch cộng đồng tại Tả Phìn gắn với văn hóa dân tộc Dao, Tả Van gắn với văn hóa dân
tộc Giáy, Bản Hồ gắn với văn hóa dân tộc Tày; thôn Ý Lình Hồ gắn với văn hóa dân
tộc Mông…
Tại cẩm nang hướng dẫn đầu tư phát triển du lịch cộng đồng (2012) của Viện