Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đất dốc và canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
1021.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1861

Đất dốc và canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trƣơng Thành Nam và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 90(02): 113 - 117

113

ĐẤT DỐC VÀ CANH TÁC BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC Ở VIỆT NAM

Trƣơng Thành Nam*

, Hà Anh Tuấn

Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Chuyên đề đã tiến hành nghiên cứu và đƣa ra cách nhìn khái quát và đầy đủ hơn về đất dốc ở Việt

Nam. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và hạn chế của loại đất này kết hợp với kinh nghiệm của một

số nƣớc trên Thế giới và tình hình canh tác trên đất dốc của Việt Nam hiện nay, chuyên đề đã tổng

hợp, trao đổi và đƣa ra một số định hƣớng và các giải pháp, kỹ thuật canh tác bền vững trên loại

đất này ở Việt Nam.

Từ khóa: Đất dốc, canh tác bền vững

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Việt Nam đƣợc biết đến là quốc gia có tới 3/4

diện tích là đồi núi, phần lớn là đất dốc. Đây

là loại đất khó khai thác và sử dụng. Nhƣng

do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi

vẫn phải canh tác trên đất dốc có độ dốc lớn

hơn 100

chịu xói mòn rất mạnh và thời gian

canh tác bị rút ngắn, thƣờng chỉ trồng đƣợc

01 - 02 vụ cây lƣơng thực ngắn ngày, hoặc

trồng sắn và bỏ hóa[1]. Mặc dù còn nhiều trở

ngại nhƣng vùng đất dốc có rất nhiều tiềm

năng phát triển và có vai trò ngày càng quan

trọng đối với sự phát triển của đất nƣớc.

Canh tác bền vững trên đất dốc có ý nghĩa

sống còn đối với sản xuất nông nghiệp ở

những vùng miền núi, chính vì thế việc xây

dựng các hệ thống để canh tác hợp lý là rất

quan trọng. Hiện nay, trên thế giới và Việt

Nam đang áp dụng nhiều hệ thống canh tác

bền vững trên đất dốc khác nhau, dựa trên

những thông tin cơ bản về loại đất kết hợp

với các điều kiện thực tiễn đề tài này đƣa ra

một số giải pháp, kỹ thuật canh tác cũng

nhƣ quan điểm, định hƣớng mới trong

nghiên cứu, quản lý và sử dụng đất dốc bền

vững ở Việt Nam.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phƣơng pháp kế thừa: Kế thừa kết quả

nghiên cứu về đất dốc của một số nghiên cứu

trƣớc đó.

*

Tel:0986.767.535; Email: [email protected]

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tổng quan về đất dốc

Đất dốc là tất cả các loại đất có độ dốc từ

100 trở lên. Do đó, đất dốc thƣờng chịu tác

động của các hiện tƣợng xói mòn rửa trôi,

dẫn đến sự thoái hóa đất, làm đất nghèo kiệt

về dinh dƣỡng, về cấu trúc, giảm độ pH,

làm tăng lƣợng các chất gây độc hại cho đất

và làm cho đất bị chết về sinh học[2].

Đối với Việt Nam, đây là loại đất có rất nhiều

tiềm năng phát triển nhƣ: Tiềm năng mở

rộng đất canh tác; tiềm năng lâm nghiệp;

tiềm năng sản xuất cây hàng hóa và đa dạng

sản phẩm; tiềm năng phát triển chăn nuôi;

tiềm năng phát triển nguồn điện và tiềm

năng phát triển du lịch;...Tuy nhiên, việc

khai thác và sử dụng loại đất này hiện nay đã

và đang gặp nhiều trở ngại bởi đất dốc vẫn

còn tồn tại một số hạn chế sau: Xói mòn; rửa

trôi; thoái hóa; hạn hán; tình trạng bị cách biệt

và tỷ lệ đói nghèo cao và trình độ văn hóa

thấp; .... [1]. Để phát huy khả năng khai thác

các tiềm năng và giảm thiểu các hạn chế trên

thì chúng ta cần phải có các biện pháp khai

thác và sử dụng hiệu quả.

Canh tác bền vững trên đất dốc

Kinh nghiệm canh tác trên đất dốc của một

số quốc gia trên Thế giới

Việc canh tác trên đất dốc là vấn đề tất yếu,

do đó trên thế giới hiện nay cũng đã tích lũy

khá nhiều kinh nghiệm canh tác trên loại đất

này. Từ những năm đầu của thập kỷ 80 – 90,

hệ thống nông lâm kết hợp và đa dạng hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!