Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất và chất lượng sắn KM94 trên đất dốc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1152

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất và chất lượng sắn KM94 trên đất dốc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU KIÊN TRUNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VIÊN NÉN

ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẮN KM 94

TRÊN ĐẤT DỐC HUYỆN VĂN YÊN,

TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên, 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LƯU KIÊN TRUNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN VIÊN NÉN

ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SẮN KM94

TRÊN ĐẤT DỐC HUYỆN VĂN YÊN,

TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã Số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Trung Kiên

Thái Nguyên, 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận văn

này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ

nguồn gốc.

Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 9 năm 2016

Người viết cam đoan

Lưu Kiên Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sỹ của tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của

nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn ban Giám hiệu nhà

trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và tập thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông

Học đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình học tập và thực

hiện đề tài tốt nghiệp.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Trần Trung Kiên - PGĐ

Trung tâm Đào tạo theo nhu cầu xã hội - Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình

chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

của mình.

Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh, chị em đồng nghiệp cơ qua đã tạo mọi điều

kiện và cổ vũ tinh thần cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng chân

thành cảm ơn gia đình đã luôn động viên giúp đỡ về tinh thần và vật chất trong quá

trình học tập và thực hiện luận văn.

Do trình độ và thời gian có hạn, nên luận văn không thể tránh khỏi những

thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô giáo cùng các bạn có những đóng góp bổ

sung để bài luận văn thạc sỹ của tôi được hòan thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày 05 tháng 9 năm 2016

Học viên

Lưu Kiên Trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

i

i

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................3

3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn..................................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4

1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ...................................................5

1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam....................................................7

1.5. Tình hình sản xuất sắn tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái..................................13

1.5. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho sắn trên thế giới và Việt Nam............14

1.5.1. Một số kết quả về nghiên cứu phân bón cho sắn trên thế giới........................14

1.5.2. Một số kết quả về nghiên cứu phân bón cho sắn ở Việt Nam ........................17

Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....23

2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................23

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................23

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................23

2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................24

2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................24

2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24

2.4.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất và chất lượng sắn

trên đất dốc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ...............................................................24

2.4.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh sắn bằng bón phân viên nén trên

đất dốc (đối chứng là mô hình canh tác sắn thông thường tại địa phương)..............28

2.5. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

v

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................29

3.1. Ảnh hưởng của phân viên nén tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất

lượng của giống sắn KM94 trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .............29

3.1.1. Ảnh hưởng của phân viên nén đến khả năng mọc mầm của giống sắn KM94

trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ..........................................................29

3.1.2. Ảnh hưởng của phân viên nén đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống

sắn KM94 trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ........................................30

3.1.3. Ảnh hưởng của phân viên nén đến tốc độ ra lá của giống sắn KM94 trên đất

dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .......................................................................32

3.1.4. Ảnh hưởng của phân viên nén đến tuổi thọ lá của giống sắn KM94 trên đất

dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .......................................................................33

3.1.5. Ảnh hưởng của phân viên nén đến một số đặc điểm nông sinh học của giống

sắn KM94 trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ........................................34

3.1.6. Ảnh hưởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống

sắn KM94 trên đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ........................................39

3.1.7. Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất của giống sắn KM94 trên đất

dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .......................................................................42

3.1.8. Ảnh hưởng của phân viên nén đến chât lượng củ của giống sắn KM94 trên

đất dốc tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái .................................................................46

3.1.9. Ảnh hưởng của phân viên nén đến hiệu quả kinh tế của giống sắn KM94 tại

huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................................49

3.2. Xây dựng mô hình thử nghiệm bón phân viên nén cho sắn trên đất dốc tại

huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................................50

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................53

1. Kết luận .................................................................................................................53

2. Đề nghị ..................................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu Chữ được viết tắt

CT : Công thức

CV(%) : Hệ số biến động

ĐHNL : Đại học Nông Lâm

ĐVT : Đơn vị tính

HSDTL : Hệ số diện tích lá

LSD0.05 : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa 95%

NSLT : Năng suất lý thuyết

NSTK : Năng suất thống kê

NSTT : Năng suất thực thu

QT : Quy trình

TB : Trung bình

TG : Thời gian

TGST : Thời gian sinh trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn 2008 -

2014............................................................................................................... 5

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của một số châu lục trồng sắn

chính trên thế giới năm 2014......................................................................... 6

Bảng 1.3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm

2008 - 2014.................................................................................................... 8

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân viên nén đến tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc

mầm của giống sắn KM94 năm 2014 và 2015............................................ 29

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân viên nén đến tốc độ ra lá của giống sắn

KM94 năm 2014 và 2015............................................................................ 32

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân viên nén đến tuổi thọ lá của giống sắn KM94

năm 2014 và 2015 ....................................................................................... 34

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân viên nén đến chiều cao cây cuối cùng và

chiều cao phân cành của giống sắn KM94 năm 2014 và 2015 ................... 35

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân viên nén đến chiều dài các cấp cành của

giống sắn KM94 năm 2014 và 2015 ........................................................... 36

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân viên nén đến tổng số lá trên cây và đường

kính gốc của giống sắn KM94 năm 2014 và 2015...................................... 38

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân viên nén đến các yếu tố cấu thành năng suất

của giống sắn KM94 năm 2014 và 2015..................................................... 40

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất của giống sắn KM94

năm 2014 và 2015 ....................................................................................... 43

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phân viên nén đến chất lượng của giống sắn

KM94 năm 2014 và 2015............................................................................ 47

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của các công thức phân viên nén đến hiệu quả kinh tế

của giống sắn KM94 năm 2014 – 2015 ...................................................... 49

Bảng 3.12. Tên hộ tham gia, địa điểm và quy mô trình thử nghiệm ....................... 51

Bảng 3.13. Năng suất sắn mô hình sử dụng phân viên nén so với phương

pháp bón phân truyền thống của người dân ............................................... 51

Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của mô hình sử dụng phân viên nén so với

phương pháp bón truyền thống của người dân........................................... 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

i

i

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Biểu đồ ảnh hưởng của các công thức phân nén đến NSTL,

NSCT, NSSVH của giống sắn KM94......................................................45

Hình 3.2: Lãi thuần thu được của giống sắn KM94 qua các công thức

phân viên nén ở hai năm 2014 và năm 2015 ...........................................50

1

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Cây sắn (Manihot esculenta Crantz) là cây lương thực dễ trồng, ít kén đất, vốn

đầu tư ít, phù hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhau và điều kiện kinh tế nông hộ.

Nó được trồng rộng rãi ở 300 Bắc đến 300 Nam và được trồng ở trên 100 nước nhiệt

đới thuộc ba châu lục lớn là châu Phi, châu Mỹ và châu Á.

Sắn là cây lương thực rất quan trọng bởi có giá trị lớn trên nhiều mặt, ngoài

sử dụng làm lương thực ở một số nước châu Phi thì sắn còn là hàng hóa xuất

khẩu có giá trị để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột ngọt,

bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm…

Đặc biệt, trong thời gian tới, việc nghiên cứu phát triển sản xuất và sử dụng

nhiên liệu sinh học đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm bởi các lợi ích

của loại nhiên liệu này đem lại mà cây sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp

chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol).

Việt Nam có thế mạnh về sản xuất sắn, diện tích trồng sắn đứng thứ 3 sau lúa

và ngô. Vai trò của cây sắn đã và đang chuyển đổi nhanh chóng từ chỗ là cây

lương thực trở thành cây công nghiệp và là cây nguyên liệu cho sản xuất nhiên

liệu sinh học. Tinh bột sắn và sắn lát Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 mặt hàng

xuất khẩu có triển vọng.

Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, với diện tích

6.880 km2

, địa hình đồi dốc cao, diện tích trồng lúa ít và phân bố ở các thung lũng hẹp.

Một số vùng không có diện tích đất trồng lúa nên ngô, sắn là nguồn lương thực chính

của nhân dân những vùng này, tuy nhiên năng suất vẫn còn rất thấp. Nguyên nhân dẫn

đến năng suất sắn ở một số vùng còn thấp là do chưa có sự quy hoạch thành vùng sản

xuất, chưa ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như giống mới, các kỹ

thuật canh tác tiên tiến, công tác bảo vệ thực vật chưa được chú trọng do đó muốn đảm

bảo đáp ứng được lương thực tại chỗ cho trên 70 vạn dân của tỉnh cần có những nghiên

cứu, đánh giá tình hình sản xuất sắn của tỉnh, từ đó có những định hướng cụ thể để tăng

diện tích, năng suất, sản lượng sắn của tỉnh.

2

Huyện Văn Yên, cây sắn được coi là cây chủ lực, có ý nghĩa thiết thực trong

công tác đảm bảo an ninh lượng thực, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng

bào các dân tộc trong huyện. Trong những năm qua, cây sắn đã đạt được những

thành tựu đáng kể và khẳng định được vai trò của nó trong đời sống hàng ngày

của nhân dân. Sắn là cây trồng dễ tính, không kén đất và đầu tư ban đầu thấp do

đó mà sắn được trồng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, có thể thấy

năng suất sắn trong những năm qua đang có xu hướng giảm mạnh. Một trong

những nguyên nhân năng suất thấp là do sản xuất trên đất dốc với kỹ thuật canh tác

truyền thống, chưa áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là sử dụng phân

bón. Ở đất đồi núi, người dân chưa chú trọng đầu tư bón phân cho sắn, mức bón còn

rất thấp. Do trình độ dân trí còn thấp, tập quán canh tác lạc hậu không thâm canh

hoặc mức thâm canh thấp, vẫn chủ yếu dựa vào độ phì của đất đã làm trầm trọng

thêm sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất. Ngoài ra, do người dân thường sử dụng các

loại phân đơn và bón phân theo phương pháp truyền thống (bón vãi) không những

tốn kém mà còn gây lãng phí do hiệu quả sử dụng phân thấp, phân bón có thể mất

do bay hơi, rửa trôi, nhất là ở những vùng đất dốc dẫn đến chi phí đầu tư trên một

đơn vị diện tích tăng, hiệu quả kinh tế đem lại thấp. Giải pháp hiệu quả cho việc

bón phân trên đất dốc là cần phải sử dụng phân hỗn hợp NPK có hàm lượng nguyên

tố dinh dưỡng cao để giảm phí vận chuyển và công lao động.

Việc sử dụng phân viên nén được khẳng định là khắc phục được tình trạng rửa

trôi, bay hơi, liên kết với đất chặt hơn so với bón vãi thông thường. Dùng phân viên

nén tiết kiệm được 35-40% lượng phân so với bón vãi, làm tăng 15-19% năng suất

ở lúa, ít sâu bệnh do ruộng thông thoáng (Nguyễn Tất Cảnh, 2005) [2]; Phân viên

nén chỉ bón duy nhất một lần trong cả vụ nên sử dụng đơn giản hơn rất nhiều so với

cách bón vãi truyền thống, giảm bớt công lao động và phù hợp với xu thế canh tác

hiện nay. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy tại huyện Văn Yên – Yên Bái, người

nông dân chưa biết sử dụng phân viên nén cho cây sắn mà chủ yếu dùng cho cây

lúa. Nhu cầu dinh dưỡng của cây sắn khác cây lúa nên cần nghiên cứu lựa chọn

dạng phân viên nén có hàm lượng các chất đa lượng thích hợp cho cây sắn.

3

Tiềm năng sử dụng phân viên nén, phân chậm tan sẽ rất lớn, đặc biệt là ở

những nơi có nguy cơ bị mất đạm cao như đất dốc và đối với những cây trồng có bộ

rễ ít như cây sắn. Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng phân viên nén trong sản xuất

sắn trên đất dốc vẫn chưa được quan tâm.

Với những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của

phân viên nén đến năng suất và chất lượng sắn KM94 trên đất dốc huyện Văn

Yên, tỉnh Yên Bái”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được công thức phân viên nén thích hợp cho sắn trên đất dốc tại

huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Xây dựng mô hình thử nghiệm sử dụng phân viên nén trong sản xuất sắn tại

một số vùng sinh thái của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Các kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình sử dụng phân viên nén

cho sắn trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái nói riêng cũng như các tỉnh thuộc vùng miền

núi phía Bắc có điều kiện sinh thái tương tự.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những cơ sở và gợi ý cho các nghiên cứu

tiếp theo về cây sắn ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu giúp cho hệ thống khuyến nông các cấp và nông dân của

tỉnh Yên Bái lựa chọn được công thức bón phân viên nén phù hợp với điều kiện canh

tác trên đất dốc ở tỉnh.

- Kết quả nghiên cứu về phân viên nén cho sắn trên đất dốc ở tỉnh Yên Bái có

thể áp dụng ra một số tỉnh khác lân cận ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân viên nén đến năng suất và chất lượng sắn KM94 trên đất dốc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái | Siêu Thị PDF