Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá thực trạng và tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Nhâm Tuất và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 155 - 159
155
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG KHAI THÁC
NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Nhâm Tuất
*
, Ngô Văn Giới
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá
dồi dào, nhưng chưa được chú trọng khai thác. Nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam được phân
bố trên khắp cả nước. So với tiềm năng thì khai thác năng lượng tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn,
như điện tái tạo chiếm 1,8% trong tổng sản xuất điện quốc gia, nhiệt tái tạo và năng lượng sinh học
thì không đáng kể và hầu như chưa có trên thị trường. Ngoài ra, đối với thuỷ điện nhỏ, hiện nay
cũng mới chỉ khai thác được 300MW/4000MW tiềm năng, năng lượng mặt trời trên một m2
:
1,5MW/5kWh tiềm năng; năng lượng gió mới chỉ thu được 1,5MW/8% diện tích lãnh thổ (khoảng
1800 MW), năng lượng sinh khối mới chỉ khai thác được 150 MW/800 MW tiềm năng. Đối với
năng lượng tái tạo từ địa nhiệt, thuỷ triều, rác thải sinh hoạt, hay nhiên liệu sinh học như xăng sinh
học, diezel sinh học thì hầu như chưa khai thác được nhiều…
Từ khóa: Năng lượng, tái tạo, khai thác, Việt Nam, đánh giá.
MỞ ĐẦU
*
Năng lượng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu
của mỗi quốc gia. Ngày nay, khi con người đã
tận thu gần như cạn kiệt nguồn tài nguyên
không thể phục hồi, con người bắt đầu nghiên
cứu những phương án sử dụng nguồn năng
lượng mới và tái tạo ít gây ô nhiễm môi trường,
như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng
lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng
lượng sinh học và năng lượng hạt nhân nhằm
đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình.
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn tài
nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào,
nhưng chưa được chú trọng khai thác. Theo
số liệu của Bộ Công thương, tỉ lệ tăng trưởng
nhu cầu năng lượng ở Việt Nam hiện tăng ở
mức gấp đôi so với tỉ lệ tăng trưởng GDP.
Trong khi đó, ở các nước phát triển, tỉ lệ này
chỉ ở mức dưới 1. Tiêu thụ năng lượng của
Việt Nam ngày càng gia tăng, gấp gần 5 lần
trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004
(từ mức 4,21 triệu tấn dầu qui đổi lên 19,55
triệu tấn theo thứ tự), với một mức tăng trung
bình hằng năm trong giai đoạn này là
11,7%/năm. Dự kiến, Việt Nam sẽ trở thành
nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015 [2].
* ĐT: 0984194079; Email: [email protected]
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu,
khủng hoảng năng lượng và suy thoái kinh tế.
Việt Nam cũng trong tình trạng ngày càng cạn
kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch, giá dầu
thế giới tăng cao và sự phụ thuộc ngày càng
nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới, khả
năng đáp ứng năng lượng đủ cho nhu cầu
trong nước ngày càng khó khăn và trở thành
một thách thức lớn. Như vậy, việc nghiên cứu
tiềm năng và thực trạng khai thác năng lượng
tái tạo của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan
trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh lượng thực
và phát triển bền vững, nhằm định hướng và
xây dựng chính sách phát triển năng lượng
bền vững và sử dụng hiệu quả các nguồn năng
lượng tái tạo.
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI
THÁC CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG TÁI
TẠO CỦA VIỆT NAM
1. Năng lượng Mặt Trời
Việt Nam là một trong số các quốc gia có
tiềm năng khá đáng kể về năng lượng mặt
trời. Các địa phương ở phía Bắc bình quân có
khoảng từ 1800 đến 2100 giờ nắng trong một
năm, còn các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng
trở vào) bình quân có khoảng từ 2000 đến
2600 giờ nắng trong một năm. Bức xạ mặt