Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá thực trạng và đề xuất các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO MINH CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HOÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thái Nguyên – 2022
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO MINH CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN KHÁNH VĨNH, TỈNH KHÁNH HOÀ
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 8.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thái Sơn
Thái Nguyên - 2022
i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 4
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 5
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu....................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................... 6
1.1 Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiệp và tình hình sử dụng đất nông
nghiệp trên thế giới và Việt Nam...................................................................... 6
1.2. Đặc điểm và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp . 10
1.3. Đánh giá loại hình sử dụng đất theo phương pháp đánh giá đất của FAO
(tổ chức lương thực và nông nghiệp của liên hợp quốc) ................................ 23
1.4. Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên thế giới và Việt
Nam................................................................................................................. 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 29
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 36
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Khánh Vĩnh ......................... 36
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........................................................... 36
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................... 39
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản
xuất nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh ............................................................... 41
3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Khánh Vĩnh.................. 42
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Khánh Vĩnh ............................................. 42
3.2.2. Tình hình biến động quỹ đất nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh ................ 45
3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp............................................ 46
ii
3.3.1. Đặc điểm các loại hình sử dụng đất của huyện Khánh Vĩnh................... 46
3.3.3. Hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất.............................................. 61
3.3.4. Hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất...................................... 65
3.4. Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất........................................................................................................... 68
3.4.1. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả ..................... 68
3.4.2. Một số đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản
xuất nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh .................................................................. 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 73
I. Kết luận........................................................................................................ 70
II. Kiến nghị .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 76
PHỤ LỤC........................................................................................................ 78
iii
DANH MỤC CÁC BIỂU
Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình chuyển dịch cơ cấu GTSX theo khối ngành
huyện Khánh Vĩnh giai đoạn 2016 – 2020 ..................................................... 39
Bảng 3.2 Hiện trạng sử dụng đất huyện Khánh Vĩnh năm 2020 42
Bảng 3.3: Tình hình biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2016 –
2020................................................................................................................. 42
Bảng 3.4: Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại các vùng...................... 46
Bảng 3.5: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng
đồng bằng ........................................................................................................ 49
Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng gò
đồi.................................................................................................................... 48
Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng đất của một số loại hình sử dụng đất tại vùng núi
......................................................................................................................... 59
Bảng 3.8: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây bưởi da xanh tại vùng đồng
bằng (tính trên 1ha)......................................................................................... 52
Bảng 3.9: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây bưởi da xanh tại vùng gò
đồi (tính trên 1ha)............................................................................................ 56
Bảng 3.10: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây keoại vùng gò đồi (tính
trên 1ha)........................................................................................................... 54
Bảng 3.11: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây bưởi da xanh tại vùng núi
(tính trên 1ha).................................................................................................. 59
Bảng 3.12: Thu chi trong sản xuất, kinh doanh cây keo tại vùng núi (tính trên
1ha).................................................................................................................. 58
Bảng 3.13: Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội (tính cho 1ha)........... 62
Bảng 3.14: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất............................. 63
Bảng 3.15: So sánh mức phân bón với quy trình kỹ thuật.............................. 66
Bảng 3.16: So sánh mức sử dụng thuốc BVTV với với quy trình kỹ thuật.... 67
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành nghề chiếm vị thế quan trọng đối với Việt Nam
và Việt Nam cũng đã và đang là một nước nông nghiệp. Chính vì vậy sử dụng
đất nông nghiệp có hiệu quả, cung cấp đủ lương thực, thực phẩm trong nước và
xuất khẩu đã trở thành vấn đề bức thiết của các nước đang phát triển nói chung
và Việt Nam nói riêng. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chí quan
trọng để phát triển nông nghiệp bền vững đối với các quốc gia đang phát triển
nông nghiệp.
Huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa Khánh Vĩnh là một trong những địa
phương có dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số với 23.446 người, chiếm
62,5% dân số toàn huyện, đời sống còn nhiều khó khăn, tập quán sản xuất còn
lạc hậu. Huyện Khánh Vĩnh cũng là một trong những địa phương có diện tích
đất nông nghiệp lớn trên cả nước, tuy nhiên việc thực thi những chính sách quản
lý và sử dụng đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số còn tồn tại nhiều vướng
mắc, bất cập, việc sử dụng đất của đồng bào dân tộc thiểu số phần lớn kém hiệu
quả, tồn tại nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai của người dân. Năm
2020, diện tích chuyên trồng lúa nước được được mở rộng, trong khi đó diện
tích trồng lúa còn lại đang được thu hẹp dần theo từng năm; diện tích đất trồng
cây lâu năm là 41,64 ha giảm 5,45 ha (5,2%) so với năm 2016.
Để có thể tổ chức sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vững thì cần
phải đánh giá đúng và chính xác hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa
bàn huyện Khánh Vĩnh, đây sẽ là cơ sở để lãnh đạo huyện có thể đưa ra được
giải pháp phát triển bền vững trong tương lai. Đây là vấn đề mang tính cấp thiết,
xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng
các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông
nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà”.
5
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Khánh Vĩnh để
đưa ra được loại hình nào là tốt nhất, sản xuất sản phẩm nào vào mùa nào là hiệu
quả nhất và sản phẩm nào không phù hợp;
- Lựa chọn được các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để đưa ra đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Khánh Vĩnh.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Đối với việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, giúp cho học viên có thể củng
cố lại những lý thuyết đã được học, tiếp thu trong trường học, bên cạnh đó thì
đây là cơ hội để biến những lý thuyết đã học ở trường vào thực tế, ứng dụng
những kiến thức đã học để nghiên cứu tình hình thực tế, đưa ra được các giải
pháp, đề xuất giúp phát triển trong thực tế.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này sẽ đưa ra kết quả và kết quả này sẽ chính là hiện trạng của
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Vĩnh Khánh, dựa vào đây để đưa ra
những giải pháp thực tế giúp cho việc sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Khánh
Vĩnh đạt được hiệu quả cao.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiệp và tình hình sử dụng
đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Một số lý luận về sử dụng đất nông nghiệp
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá
và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi
xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ
thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên
đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí
quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ
quyển có tính thường xuyên và cơ bản.
Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ: “Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục
đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng
thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng, bao gồm đất sản xuất
nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và
đất nông nghiệp khác” (Quốc hội, 2013).
Với ý nghĩa đó, đất nông nghiệp là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất
của các ngành nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử
dụng vào mục đích nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Khi nói đất nông
nghiệp người ta nói đất sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành nông nghiệp,
bởi vì thực tế có trường hợp đất đai được sử dụng vào mục đích khác nhau của
các ngành. Trong trường hợp đó, đất đai được sử dụng chủ yếu cho hoạt động sản
xuất nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp, nếu không sẽ là các loại đất
khác (tùy theo việc sử dụng vào mục đích nào là chính). Vì vậy:
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đầy đủ, hợp lý.
- Đất nông nghiệp phải được sử dụng đạt hiệu quả cao. Muốn nâng cao
hiệu quả sử dụng đất phải thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và chính
sách kinh tế - xã hội trên cơ sở đảm bảo an toàn về lượng thực, thực phẩm, tăng