Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số hệ thống canh tác nương rẫy tại xã Cao Kỳ - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Văn Công và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 49 - 55
49
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC
NƯƠNG RẪY TẠI XÃ CAO KỲ- HUYỆN CHỢ MỚI -TỈNH BẮC KẠN
Nguyễn Văn Công 1*, Nguyễn Thị Kim Anh1
,
Nguyễn Thị Thu Hoàn2
1
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
2
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Diện tích canh tác nương rẫy tại xã Cao Kỳ gồm có 176,19 ha nương rẫy cố định, 1026,25 ha là
nương rẫy bán cố định và nương rẫy không cố định. Thông qua việc điều tra 30 hộ canh tác nương
rẫy, nhóm nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả của một số hệ thống, cụ thể là nương rẫy cố định
đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định, đạt 38,68 triệu đồng/ha/năm. Mô hình nương rẫy không cố
định đạt 26,22 triệu đồng/ha, tuy nhiên canh tác nương rẫy chỉ áp dụng thời gian ngắn, không cố
định. Mô hình nương rẫy bán cố định đạt 17,17 triệu đồng/ha, kiểu canh tác này ít phổ biến trên
địa bàn. Cơ cấu chi phí và thu nhập của từng hình thức canh tác nương rẫy có tỷ lệ khác nhau do
cơ cấu cây trồng khác nhau.
Định hướng sử dụng đất canh tác nương rẫy được đề xuất dựa trên kết quả phân tích đánh giá hiện
trạng, hiệu quả canh tác và các tác động của hệ thống canh tác nương rẫy. Các giải pháp được đề cập là
duy trì 176,19 ha diện tích nương rẫy cố định, kết hợp áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, áp
dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đối với hình thức nương rẫy không cố định trồng rừng phòng
hộ nơi dốc cao, nguy cơ xói mòn mạnh, trồng rừng sản xuất, chuyển hóa nương rẫy theo hướng nông
lâm kết hợp (NLKH), kết hợp khoanh nuôi bảo vệ, xúc tiến tái sinh tự nhiên nơi có cây tái sinh mục
đích và chuyển hóa một số diện tích nương rẫy có cây tái sinh sang sản xuất lâm nghiệp là chính.
Từ khóa: canh tác, nương rẫy, hiệu quả, kinh tế, tác động, mô hình, Chợ Mới
MỞ ĐẦU
*
Canh tác nương rẫy (CTNR) được hiểu theo
nhiều cách khác nhau: nông nghiệp du canh,
canh tác du canh…Mặc dù theo cách hiểu nào
thì cũng phải khẳng định rằng canh tác nương
rẫy là một dạng sử dụng đất có lịch sử hàng
ngàn năm và nó phù hợp với điều kiện, hoàn
cảnh sinh thái vùng nhiệt đới. Ước tính rằng
có khoảng 250 đến 300 triệu người sinh sống
bằng việc canh tác nương rẫy, tác động đến
gần một nửa tổng diện tích đất vùng nhiệt đới.
Riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương đã
có 30 triệu người sống phụ thuộc vào canh tác
nương rẫy trên một diện tích khoảng 75 triệu
ha (Srivastava, 1986) [5].
Ngày nay việc canh tác nương rẫy vẫn được
nhiều người coi là nguyên nhân chính của nạn
mất rừng nhiệt đới, tuy vậy, một số nhà
nghiên cứu đã coi nương rẫy du canh như một
phương pháp có hiệu quả nhất để đối phó với
*
Tel:0915600500; email: [email protected]
các thực thể sinh thái của vùng nhiệt đới (Cox
và Atkins, 1976) nhưng chỉ thích hợp trong
điều kiện dân số thấp (dưới 50 người/ km2),
còn trong nhiều trường hợp phương thức canh
tác nương rẫy du canh truyền thống còn có tác
dụng tích cực trong quá trình diễn thế và tái
tạo của rừng (Odum,1971; Bodley, 1976) [2]
và trong một chừng mực có thể kiểm soát
được thì nương rẫy không làm tăng thêm
nguy cơ phá rừng mà còn góp phần ổn định
tình hình dân cư sinh sống, tạo nguồn lương
thực tại chỗ nhằm thực hiện chính sách dân
tộc của Đảng.
Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có tổng diện
tích tự nhiên là 60.651,0 ha trong đó có
42.438,0 ha là đất lâm nghiệp [4], là nơi có
địa hình phức tạp, đất dốc chủ yếu và là địa
bàn sinh sống của nhiều thành phần dân tộc,
đời sống nông thôn nghèo và còn nhiều khó
khăn, thu nhập của người dân chủ yếu từ sản
xuất nông lâm nghiệp, tuy nhiên hiệu quả
kinh tế từ ngành nghề này của vùng còn hạn
chế và thực sự còn thấp. Đồng thời canh tác