Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Trang Sức Sản Phẩm Mỹ Nghệ Từ Tre Tại Công Ty Tnhh Artex Tiến Động Hà Nội
MIỄN PHÍ
Số trang
53
Kích thước
618.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1806

Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Trang Sức Sản Phẩm Mỹ Nghệ Từ Tre Tại Công Ty Tnhh Artex Tiến Động Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cho phép tôi bày tỏ lòng cảm

ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS. Vũ Huy Đại đã tận tình hƣớng dẫn tôi thực hiện

khóa luận này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Chế biến lâm sản,

đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty TNHH Artex Tiến Động, trung tâm

thông tin thƣ viện các phòng ban thuộc trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ

tôi về trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng nhƣ về công sức, đồng thời tôi cũng

không quên cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thành

khóa luận này.

Trong thời gian làm khóa luận do kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn

thiếu và thời gian có hạn nên khóa luận còn nhiều thiếu sót. Vậy tôi kính mong

các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bài khóa luận của tôi đƣợc hoàn

thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, Ngày 19 Tháng 05 Năm 2009

Sinh viên thực hiện

Phạm Thùy Trang

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nghành Chế biến lâm sản thì tre, nứa, song, mây đƣợc xem nhƣ là một

phát hiện sống trong việc thay thế gỗ bởi nó không chỉ tái sinh nhanh, mạnh mà

nó còn có tính chất cơ lý rất tốt, có tiềm năng rất lớn để làm nguyên liệu. Theo

thống kê có tới 1/3 nhân loại có sử dụng tre nứa ở nhiều hình thức khác nhau.

Tre nứa đƣợc coi là vàng xanh của rừng. Do tre nứa rẻ hơn các vật liệu khác

nhƣ: gỗ, sắt, thép, xi măng,...nên tre nứa sẽ là gỗ của ngƣời nghèo. Trƣớc đây tre

nứa đƣợc con ngƣời sử dụng làm ra những sản phẩm đơn giản phục vụ cho cuộc

sống ở mức độ thấp nên khả năng tận dụng thấp, không đa dạng về mẫu mã,

chủng loại,...Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nó

cũng kéo theo sự phát triển của nghành chế biến từ nguyên liệu là tre nứa. Bằng

chứng là sản phẩm từ tre nứa đã xâm nhập vào rất nhiều khía cạnh của cuộc

sống, đã có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau về chủng loại, kích thƣớc, mẫu

mã,... đƣợc làm ra để phục vụ cuộc sống. Cùng với sự đa dạng, phong phú về

chủng loại sản phẩm thì chất lƣợng sản phẩm từ tre nứa cũng ngày một đƣợc

nâng cao hơn nhờ việc ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hạn

chế tối đa những nhƣợc điểm của nó. Những năm gần đây thì sản phẩm từ tre

nứa của nƣớc ta đã đƣợc xuất khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt là những

nƣớc nằm ở khu vực hàn đới nhƣ EU, Bắc Mỹ,...vì ở đây không có loại nguyên

liệu này. Hiện nay, nƣớc ta đang có chủ trƣơng đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu

các mặt hàng truyền thống, đồ gỗ mỹ nghệ từ tre, nứa, song mây, do vậy vấn đề

trang sức các loại hình sản phẩm này phù hợp với yêu cầu sử dụng đặt ra trƣớc

mắt các nhà sản xuất là hết sức cần thiết. Hơn nữa, do tre, nứa, song, mây rất dễ

bị phá huỷ bởi các tác nhân gây hại nhƣ nấm, mốc, mục… và tác động của môi

trƣờng xung quanh nhƣ nhiệt độ, không khí ẩm, môi trƣờng axit, môi trƣờng

Bazơ…nên việc trang sức các sản phẩm trên bằng các loại chất phủ tổng hợp để

2

phủ lên bề mặt sản phẩm với nhiều màu sắc và hoa văn bắt mắt đang đƣợc nhiều

nhà sản xuất áp dụng. Vì việc áp dụng này không những nâng cao đƣợc tính

thẩm mỹ cho sản phẩm mà còn có tác dụng chống chịu với môi trƣờng, kéo dài

tuổi thọ sử dụng cho sản phẩm.

Vì thế, việc tìm hiểu công nghệ trang sức và đề xuất các giải pháp nâng cao

chất lƣợng trang sức một số sản phẩm mỹ nghệ từ tre là rất hữu ích.

Đƣợc sự đồng ý của trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Khoa Chế biến Lâm sản,

cùng sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo, TS. Vũ Huy Đại đã giúp đỡ tôi thực

hiện khoá luận tốt nghiệp: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp

nâng cao chất lượng trang sức sản phẩm mỹ nghệ từ tre tại công ty TNHH

Artex Tiến Động – Hà Nội”.

3

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1.Lịch sử nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới

Trang sức về mặt vật liệu gỗ đƣợc tiến hành từ rất lâu. Cho đến nay, công

nghệ này đã rất phát triển ở nhiều nƣớc trên thế giới. Đã có rất nhiều các nhà

khoa học nghiên cứu về các thành tựu trang sức bề mặt vật liệu gỗ và các công

trình này đã đƣợc ứng dụng ở rất nhiều nƣớc.

Vật liệu trang sức bề mặt đã đƣợc dùng từ nhiều nghìn năm trƣớc đây.

Một vài thế kỷ trƣớc đây, những ngƣời đàn ông Hy Lạp đã bôi vecny lên thuyền

của họ. Các chất này đƣợc tạo ra từ dầu thực vật, nhựa cây, nhƣ: dầu thông từ

cây thông, sáp ong, cánh kiến đỏ từ tổ của một số côn trùng ký sinh. Tất cả các

chất đó làm tăng khả năng chống chịu với môi trƣờng và tính thẩm mỹ của sản

phẩm.

Trong suốt thế kỷ 18, cánh kiến đỏ đƣợc dùng để trang sức sản phẩm mà

không qua chế biến. Đến thế ký 19 nó mới đƣợc chế biến thành senlac. Đến giữa

thế kỷ 19, gỗ và sản phẩm từ gỗ đƣợc trang sức hầu hết bằng vecny từ senlac.

Cho đến bây giờ ở một số nƣớc vẫn còn dùng vecny cánh kiến để trang sức sản

phẩm mộc. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một số loại chất phủ gốc dầu thực vật

đã ra đời. Các loại dầu này chủ yếu là dầu trẩu, gai, đay… Ngƣời ta dùng các

loại dầu này trong chế tạo sơn dầu. Phƣơng pháp trang sức cho loại chất phủ này

chủ yếu là thủ công : nhúng , quét…

Đến giữa năm 1900, trên thị trƣờng đã xuất hiện một số loại sơn và màng

phủ từ cellulose. Các chất liệu này đƣợc phủ lên các bề mặt chịu nƣớc. Các loại

sơn nitro cellulose cho đến nay vẫn là một trong những loại chất phủ chủ yếu

của công nghệ trang sức bề mặt gỗ. Cùng sự ra đời của các loại chất phủ này,

các phƣơng pháp trang sức cơ giới cũng đƣợc nghiên cứu.

4

Vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20,một loạt các chất phủ khác đã đƣợc

nghiên cứu và cho vào sản xuất nhƣ: epoxy, sơn gốc urea, sơn gốc melamin, sơn

polyester… Các sơn này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trƣờng do những ƣu

điểm nổi bật của nó về chất lƣợng và giá cả. Cũng trong thời gian những năm 40

và 50 của thế kỷ XX, một loạt các loại màng phủ dạng tấm cũng đƣợc nghiên

cứu và đƣa vào sản xuất. Cùng với các loại màng phủ, một loạt các phƣơng pháp

trang sức cũng đƣợc ra đời. Từ đó đến nay, công nghệ trang sức bề mặt trên thế

giới đã rất phát triển và hiện nay công nghệ trang sức đã đạt tới trình độ công

nghệ cao.

1.1.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam cũng từ những năm cuối thế kỷ 19, ngƣời ta dùng vecny cánh

kiến để trang sức đồ mộc nội thất. Đến nay, giải pháp trang sức này vẫn đƣợc

dùng nhiều trong trang sức đồ mộc nội thất.

Trong những năm gần đây với sự phát triển của khoa học và công nghệ

ngƣời ta đã tạo ra nhiều vật liệu trang sức mới ở dạng chất lỏng và chất rắn, tạo

điều kiện thuận lợi cho việc trang sức bề mặt các sản phẩm và các đồ dùng hiệu

quả.

Hiện nay, nƣớc ta đang có chủ trƣơng đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu các

mặt hàng truyền thống, đồ gỗ mỹ nghệ từ tre, nứa, song mây, do vậy vấn đề

trang sức các loại hình sản phẩm này phù hợp với yêu cầu sử dụng đặt ra trƣớc

mắt các nhà sản xuất là hết sức cần thiết.

Song song với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nƣớc ta cũng rất quan tâm

đến phát triển các hàng mộc hiện đại. Vì vậy, công nghệ trang sức hiện đại cũng

đang trên đà phát triển. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến gỗ đã nhập về các

dây chuyền trang sức hiện đại, có tính tự động hoá cao. Các sản phẩm mộc cũng

đƣợc phủ lên nhiều loại chất phủ khác nhau.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!