Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1487

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

––––––––––––––––––––––

HÀ THANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

––––––––––––––––––––

HÀ THANH TÙNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Phát triển Nông thôn

Mã số: 60.62.01.16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Hà Thanh Tùng

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi

lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng - Người trực tiếp hướng dẫn

và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Phát

triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Phòng Đào tạo -

Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy và

giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn

thể gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên

cứu đề tài.

Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2017

Tác giả luận văn

Hà Thị Nhung

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................vi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp của đề tài ...............................................2

3.1. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn .................................................................................2

3.2. Đóng góp của luận văn.........................................................................................2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4

1.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới .........................................................4

1.1.1. Một số lý luận về nông thôn mới ......................................................................4

1.1.2. Quy hoạch nông thôn mới...............................................................................10

1.2. Cơ sở thực tiễn về quy hoạch nông thôn mới ....................................................14

1.2.1. Tình hình quy hoạch phát triển nông thôn trên thế giới..................................14

1.2.2. Tình hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương.............19

Chương 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 27

2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................27

2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................27

2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................27

2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................27

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu...............................................27

2.4.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ..............................................................28

2.4.3. Phương pháp phân tích....................................................................................29

iv

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30

3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nguyên Bình......................30

3.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................30

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................32

3.2. Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Nguyên Bình....35

3.2.1. Về công tác tổ chức chỉ đạo ............................................................................35

3.2.2. Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới ............................37

3.3. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện

Nguyên Bình.............................................................................................................55

3.3.1. Giới thiệu khái quát về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại

huyện Nguyên Bình...................................................................................................55

3.3.2. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 3 xã nghiên cứu.......56

3.3.3. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở huyện

Nguyên Bình ............................................................................................................76

3.3.4. Đánh giá sự tham gia của người dân vào xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng...................................................................79

3.4. Đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa

bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng...................................................................87

3.4.1. Về thực hiện quy hoạch...................................................................................87

3.4.2. Về xây dựng quy hoạch...................................................................................92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................98

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BCĐ : Ban chỉ đạo

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CSHT : Cơ sở hạ tầng

CTMTQG : Chương trình mục tiêu Quốc gia

GTSX : Giá trị sản xuất

HĐND : Hội đồng nhân dân

HTTCSX : Hình thức tổ chức sản xuất

HTX : Hợp tác xã

MTQG : Mục tiêu quốc gia

NTM : Nông thôn mới

NTTS : Nuôi trồng thủy sản

PTNT : Phát triển nông thôn

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

SXKD : Sản xuất kinh doanh

SU : Phong trào Làng mới của Hàn Quốc làng (Saemaul)

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

THPT : Trung học phổ thông

THSC : Trung học cơ sở

TMDV : Thương mại dịch vụ

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND : Ủy ban nhân dân

XD : Xây dựng

VAC : Vườn - ao - chuồng

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Cơ cấu GTSX năm 2010 và năm 2015.....................................................32

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Nguyên Bình giai đoạn 2014- 2016....34

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện theo nhóm tiêu chí về Quy hoạch huyện Nguyên Bình ...37

Bảng 3.4. Kết quả thực hiện theo nhóm tiêu chí về Hạ tầng kinh tế xã hội huyện

Nguyên Bình năm 2016...............................................................................38

Bảng 3.5. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất huyện

Nguyên Bình năm 2016...............................................................................43

Bảng 3.6. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về văn hóa xã hội và môi trường..........45

Bảng 3.7. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí về Hệ thống chính trị............................48

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình giai đoạn

2011-2015 và dự kiến kế hoạch 2016-2020................................................50

Bảng 3.9: Kết quả thực hiện bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới của huyện Nguyên

Bình đến tháng 12-2016 ..............................................................................54

Bảng 3.10. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2016 xã Minh Tâm58

Bảng 3.11: Kết quả thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất xã Minh Tâm.............59

Bảng 3.12. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2016 xã Minh Thanh.....64

Bảng 3.13. Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã Minh Thanh .....66

Bảng 3.14. Kết quả thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp xã Thành Công .....71

Bảng 3.15: Đối tượng điều tra...................................................................................79

Bảng 3.16: Đặc điểm của hộ điều tra ........................................................................80

Bảng 3.17: Nhận thức của người dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới của Đảng và nhà nước.........................................................81

Bảng 3.18: Sự tham gia của người dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới của Đảng và nhà nước.........................................................83

Bảng 3.19: Nhận thức của người dân về quy hoạch nông thôn mới.........................84

Bảng 3.20: Đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng của người dân ở Minh Tâm .......85

Bảng 3.21: Đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng của người dân ở Minh Thanh.....86

Bảng 3.22: Đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng của người dân ở Thành Công.....86

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp, nông thôn có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã

hội của mỗi quốc gia. Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở khu vực nông thôn

chiếm gần 70% dân số cả nước. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa

rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã rất

quan tâm đến phát triển nông nghiệp nông thôn.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế của

đất nước, kinh tế khu vực nông thôn đã có nhiều khởi sắc rõ rệt. Kết cấu hạ tầng kinh tế

- xã hội ở nông thôn còn yếu kém, lạc hậu và không đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu

phát triển kinh tế và kết nối giữa các khu vực còn yếu kém. Trước tình hình đó, để thúc

đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và giải quyết những bất cập mà khu vực nông thôn

đang gặp, Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách về đầu tư phát

triển cho khu vực nông thôn. Để vấn đề đầu tư được hiệu quả cao thì công tác quy

hoạch cho khu vực nông thôn phải đi trước một bước.

Xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêu quốc gia chiếm vị trí hết sức

quan trọng. Thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 02/02/2010 và Quyết định số

800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Tài nguyên và Môi

trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng

dẫn các địa phương triển khai công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Theo

đó, quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải gắn với đặc trưng vùng miền và các lợi thế

của từng địa phương là nhằm đáp ứng sự phát triển theo các tiêu chí nông thôn mới do

Chính phủ ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009.

Huyện Nguyên Bình là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Cao

Bằng, gồm 2 thị trấn và 18 xã. Trong những năm qua huyện Nguyên Bình đã có

bước chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc xây dựng

kết cấu hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm,... Vấn đề chuyển dịch cơ

cấu nông nghiệp, nông thôn của huyện đang tạo ra một bộ mặt mới theo hướng rất

tích cực.

Tuy nhiên, Nguyên Bình vẫn là một huyện còn nhiều vấn đề như: đời sống

nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất

2

chưa cao, giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt thấp, thu ngân sách trên địa bàn

không đủ chi, đặc biệt trên địa bàn thường chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán và

mưa bão.

Vì vậy công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là rất cần thiết,

là chìa khóa cho sự liên kết giữa không gian sống, không gian sinh hoạt và không

gian sản xuất thêm chặt chẽ.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá

thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

trên địa bàn huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Nguyên

Bình, tỉnh Cao Bằng.

- Đánh giá thực trạng thực hiện quy hoạch nông thôn mới ở huyện Nguyên

Bình, tỉnh Cao Bằng.

- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện quy hoạch nông thôn mới ở địa

phương trong những năm tới.

3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và đóng góp của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn

- Về mặt lý luận

Luận văn góp phần nâng cao lý luận về quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Về mặt thực tiễn

Phân tích thực trạng quy hoạch nông thôn mới, tổng kết và rút ra bài học kinh

nghiệm cho việc quy hoạch nông thôn mới, qua đó đề ra một số giải pháp phù hợp

nhằm đẩy mạnh xây dựng mô hình nông thôn mới và xây dựng quy hoạch NTM trên

địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

3.2. Đóng góp của luận văn

Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy hoạch nông thôn mới hiện nay, làm

rõ khái niệm về nông thôn mới và quy hoạch NTM.

Hai là, làm rõ thực trạng xây dựng NTM và quy hoạch nông thôn mới trên địa

bàn huyện Nguyên Bình, đi sâu phân tích những mặt còn hạn chế làm ảnh hưởng đến

việc quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn.

3

Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp, tác động

trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch nông

thôn mới trên địa bàn huyện Nguyên Bình, Cao Bằng trong thời gian tới.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!