Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Tài Nguyên Rừng Tại Huyện Thanh Sơn Tỉnh Phú Thọ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
ĐỖ NGỌC SƠN
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN THANH SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI
Hà Nội, 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp mang tên
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác dưới
mọi hình thức.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bảo vệ Luận văn về lời cam
đoan của mình.
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Tác giả
Đỗ Ngọc Sơn
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Lâm nghiệp,
bằng sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
Giám hiệu, các phòng, khoa thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp và các thầy cô
giáo đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài nghiên
cứu khoa học này.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đồng Thanh
Hải, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
đề tài.
Tuy nhiên, điều kiện về năng lực bản thân còn hạn chế, chuyên đề
nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để
bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2019
Tác giả
Đỗ Ngọc Sơn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC BẢNG...................................................................................vii
DANH MỤC CAC HÌNH .........................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................... 1
Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4
1.1 Khái niệm tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên rừng......................... 4
1.2. Quản lý bảo vệ rừng trên thế giới ........................................................ 5
1.3. Quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam......................................................... 9
1.3.1. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam ..................9
1.4. Các văn bản của Nhà nước ................................................................ 14
1.5. Công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ................... 21
1.5.1.Công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................21
1.5.2.Diện tích rừng tỉnh Phú Thọ...............................................................23
1.5.3.Những thay đổi về mặt chính sách tác động đến công tác quản lý bảo
vệ rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các thời kỳ......................................24
1.5.4.Thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng ở Phú Thọ..25
Chƣơng 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ ........................... 26
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 26
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................... 26
2.1.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................26
2.1.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................26
2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................... 26
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................26
iv
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................26
2.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp luận .............................................................................27
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp ...............................................27
2.4.3. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA - Rapid Rural
Appraisal) ...................................................................................................27
2.4.4. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA - Participatory
Rural Appraisal) ..........................................................................................29
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 31
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI . 32
3.1. Đặc Điểm Tự Nhiên .......................................................................... 32
3.2. Đặc điểm kinh tế................................................................................ 34
3.2.1 Tình hình phát triển các ngành kinh tế ...............................................34
3.2.2. Dân số, lao động................................................................................35
3.2.3 Kinh Tế ..............................................................................................35
3.3 Văn hóa xã hội.................................................................................... 42
3.3.1. Giáo dục - đào tạo .............................................................................42
3.3.2. Y tế, Dân số kế hoạch hoá gia đình và công tác từ thiện nhân đạo ....43
3.3.3. Hoạt động văn hoá - Thông tin - Thể thao ........................................44
3.3.4. Dân tộc - Tôn giáo.............................................................................45
3.3.5. Lao động, việc làm, chính sách xã hội và giảm nghèo ......................46
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 47
4.1 Đặc điểm hiện trạng, phân bố tài nguyên rừng tại KVNC ................... 47
4.1.1 Hiện trạng rừng huyện Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ...........................47
4.1.2 Phân bố tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn – Tỉnh Phú Thọ.........49
4.2 Thực trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ......................................... 55
4.2.1. Cơ cấu tổ chức lực lượng về QLBVR ...............................................55
v
4.2.2. Thực trạng công tác QLBVR ở huyện Thanh Sơn............................59
4.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức,hạn chế của
người dân trong công tác quản lí tài nguyên rừng.......................................71
4.2.4. Những mối đe dọa trong QLBVR ở Thanh Sơn ...............................76
4.2.5. Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng..............81
4.2.6. Quản lý rừng cộng đồng ở Phú Thọ..................................................83
4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng tại KVNC ..... 87
4.3.1. Nhân tố chủ quan ..............................................................................87
4.3.2 Nhân tố khách quan............................................................................89
4.4 Các giải pháp quản lý bền vững tài nguyên rừng tại KVNC ............... 98
4.4.1 Giải pháp chỉ đạo thực hiện ..............................................................101
4.4.2. Giải pháp cụ thể cho công tác quản lý và phát triển rừng...............104
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ...................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 111
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa
1. BQL : Ban quản lý
2. KBT : Khu bảo tồn
3. LN : Lâm nghiệp
4. NN : Nhà nước
5. PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
6. PTR : Phát triển rừng
7. QĐ : Quyết định
8. QH : Quy hoạch
9. QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng
10. RCĐ : Rừng cộng đồng
11. UBND : Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ phân tích SWOT........................................................................30
Bảng 4.1 Diện Tích Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Phân Theo Loại Chủ Quản Lý . 50
Bảng 4.2. Phân bố rừng trong từng xã ................................................................. 54
Bảng 4.3: Kết quả thực hiện công tác tuyên truyền từ năm 2014 - 2018 ............63
Bảng 4.4. Số vụ cháy rừng và mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra tại địa bàn 67
Bảng 4.5. Đối tượng khi tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng..................68
Bảng 4.6: Hệ thống công trình và dụng cụ BVR trên địa bàn.............................69
Bảng 4.7. Phân tích SWOT ..................................................................................72
Bảng 4.8. Nguy cơ, mối đe dọa trong QLBVR trên địa bàn ...............................76
Bảng 4.9: Mức độ quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng ..............81
viii
DANH MỤC CAC HÌNH
Hinh 3.1. Vị trí địa lý huyện Thanh Sơn....................................................... 32
Hình 4.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyệnThanh Sơn...................................... 47
Hình 4.2. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức lực lượng QLBVR huyện Thanh Sơn .... 56
Hình 4.3. Sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị trong hoạt động quản lý bảo vệ
rừng tại địa phương ...................................................................................... 61
Hình 4.4. Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục về lâm nghiệp cho người
dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn ............................................................... 62
Hình 4.5. Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện năm 2018........... 65
Hình 4.6. Định hướng chính sách hỗ trợ QLRCĐ....................................... 101
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 4.1. Diện tích rừng của huyện Thanh Sơn ........................................... 48
Biểu 4.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện Thanh Sơn............... 48
Biểu 4.3. Diện tích rừng của các xã trong huyện Thanh Sơn ........................ 53
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với chúng ta. Rừng là
hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, đặc biệt là rừng nhiệt
đới ẩm. Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc tích trữ nước. Ngoài những ý
nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể
thiếu được trong tự nhiên, đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo cảnh
quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố đất đai, khí hậu. Chính vì vậy, rừng
không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức
năng sinh thái cực kỳ quan trọng: rừng tham gia vào quá trình điều hoà khí
hậu, cung cấp oxy cho con người và động vật, duy trì tính ổn định và độ phì
nhiêu của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn rửa trôi, xói mòn đất, làm
giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt và
nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Ở Việt Nam ngoài
những chức năng trên rừng còn mang các ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tâm linh
của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau.
Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng trên Trài
đất ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, trong đó rừng nhiệt đới bị
suy giảm với tốc độ lớn nhất, đó là do áp lực về dân số của các vùng tăng
nhanh, nghèo đói, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên
rừng, trình độ dân trí vùng sâu, vùng xa còn thấp kiến thức bản địa chưa được
phát huy, hoạt động khuyến nông khuyến lâm chưa phát triển, chính sách của
Nhà nước về quản lý rừng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có
nhiều sự thay đổi… Vì vậy vấn đề bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện
nay được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong sự phát triển
kinh tế xã hội ở Việt Nam. Một trong những đòi hỏi để thực hiện thành công
nhiệm vụ này là phải có những cơ chế phù hợp thu hút sự tham gia tích cực
của người dân vào công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng.
2
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ. Tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện là 62.110,40 ha, trong đó có 43.132,8 ha đất quy
hoạch lâm nghiệp-chiếm tỷ lệ 69,40% so với tổng diện tích tự nhiên. Trong số
diện tích đất lâm nghiệp có diện tích rừng quy hoạch rừng phòng hộ là
11.660,8 ha; diện tích rừng quy hoạch rừng sản xuất là 31.472,0 ha. Dân số là
trên 12 vạn người (số liệu tính đến 31/12/2014). Toàn huyện có 23 đơn vị
hành chính trực thuộc huyện, gồm 22 xã và 01 thị trấn với 285 khu dân cư
trong đó có: 08 xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính Phủ;
06 xã thuộc CT 229 và 9 xã, thị trấn miền núi. Toàn huyện có 16 dân tộc,
trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại
là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán
Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan. Đồng bào dân tộc thiểu số có tập quán du
canh du cư, canh tác nương rẫy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý
bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Mặt khác, trong thời
gian qua tình hình giá đất tại huyện Thanh Sơn biến động bất thường, tình
trạng bao chiếm, lấn chiếm đất rừng; sang bán, chuyển nhượng trái phép đất
rừng từng lúc, từng nơi diễn ra với hình thức tinh vi, phức tạp, một số người
dân lợi dụng việc quy hoạch định hướng điều chỉnh ranh giới huyện theo
Quyết định 633/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để lấn, chiếm, khai phá
rừng trái phép, tình trạng săn bắt động vật hoang dã quý hiếm, khai thác lâm
sản vẫn còn xảy ra...làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, công
tác xử lý vi phạm còn nhiều bất cập, thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng hiệu quả chưa cao, chưa giáo dục được đông đảo quần chúng nhân dân
trong khu vực lân cận. Để chấn chỉnh công tác quản lý bảo vệ và phát triển
rừng, từ trung ương tới tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo: Chỉ thị 13-
CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Nghị quyết số 71/NQ-CP
ngày 08/8/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính
3
phủ thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tỉnh Phú Thọ cũng như huyện Thanh Sơn
cũng ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng
cháy chữa cháy rừng. Từ khi có các văn bản chỉ đạo từ trung ương tới tỉnh,
huyện, đã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng,
phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Thanh Sơn nhưng chưa đạt kết
quả cao. Để tổng kết giữa lý luận và thực tiễn công tác quản lý bảo vệ rừng,
phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng từ đó góp phần nâng cao hiệu
quả công tác trên địa bàn, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng tại huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ”.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái niệm tài nguyên rừng và quản lý tài nguyên rừng
a. Khái niệm tài nguyên rừng:
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên khai được hình
thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng để đáp ứng các
nhu cầu trong cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên từ rừng được hiểu như là
nguồn vật chất hữu ích có sẵn trong tự nhiên để cung cấp cho nhu cầu kinh tế,
xã hội của loài người và sinh vật.
Tài nguyên thiên nhiên được phân loại thành:
- Tài nguyên không tái tạo là nguồn tài nguyên khi khai thác và sử dụng
sẽ bị cạn kiệt dần và không khôi phục lại trạng thái ban đầu như tài nguyên
khoáng sản.
- Tài nguyên tái tạo là nguồn tài nguyên sau khi sử dụng có thể tái sinh
và có thể ngày càng phong phú hơn nếu được sử dụng hợp lí, quản lí tốt như
tài nguyên đất, tài nguyên rừng....
Có thể hiểu tài nguyên rừng là mội loại tài nguyên thiên nhiên có khả
năng tái tạo, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn
bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng trên đất lâm nghiệp, gồm có thực vật
rừng, động vật rừng và những yếu tố tự nhiên có liên quan đến rừng (gọi
chung là quần xã sinh vật). Tài nguyên rừng có thể chia thành các nhóm sau:
Tài nguyên gỗ, tài nguyên đa dạng sinh học, tài nguyên đất, tài nguyên nước.
Ngoài ra, rừng còn cung cấp cho con người lượng oxy dồi dào , rừng điều hòa
nước, chống xói mòn, giảm thiểu ô nhiễm, cân bằng khí cacbon....
b. Khái niệm quản lý tài nguyên rừng:
Theo từ điển Tiếng việt thì quản lý là trông coi và giữ gìn; là tổ chức và
điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Theo khái niệm
5
chung thì quản lý là làm cho công việc của bộ phận được thực hiện thông qua
hoạt động của người khác.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về quản lý tài nguyên rừng là
tổng hợp các hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm sắp xếp, tổ chức
để để giữ gìn và phát triển bền vững tài nguyên rừng.
1.2. Quản lý bảo vệ rừng trên thế giới
Nhiều nhà khoa học nước ngoài đi sâu nghiên cứu cơ sở sinh thái của
cấu trúc rừng. Điển hình, Baur (1962) [7], Odum (1971) [8]...các tác giả đã
tập trung nghiên cứu các vấn đề sinh thái nói chung và cơ sở sinh thái cho
kinh doanh rừng mưa nói riêng. Các nghiên cứu đã nêu lên quan điểm, khái
niệm và mô tả định tính về tổ thành, dạng sống và tầng phiến của rừng, đặc
biệt là qua các nghiên cứu đã làm sáng tỏ khái niệm về hệ sinh thái rừng, đây
là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan điểm sinh thái
học. Richards (1959) [5] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành
hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp và rừng mưa đơn ưu
có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt thì rừng mưa đơn
ưu chỉ bao gồm một vài loài cây. Việc mô hình hoá cấu trúc đường kính thân
cây với phân bố số cây theo cỡ đường kính được nhiều tác giả quan tâm, kiểu
cấu trúc này thường được biểu diễn dưới dạng toán học với nhiều dạng phân
bố khác nhau. Nhiều tác giả khác dùng hàm Hyperbol, Meyer, Poisson.
Cũng từ phương pháp định lượng, nhiều tác giả đã xây dựng cấu trúc
vốn rừng và nêu lên nguồn gốc sinh thái của nó.
Rừng tự nhiên là một hệ sinh thái cực kỳ phức tạp bao gồm nhiều thành
phần với các quy luật sắp xếp khác nhau trong không gian và thời gian. Trên
quan điểm sinh thái thì cấu trúc rừng chính là hình thức bên ngoài phản ánh
nội dung bên trong của hệ sinh thái rừng. Rất nhiều nhà khoa học đi sâu
nghiên cứu cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng, mà tiêu biểu là Baur (1962) [7],
các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sinh thái nói chung và cơ sở