Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Giải Pháp Cải Tiến Công Nghệ Sản Xuất Ván Dán Tại Xưởng Gỗ Dán Tuấn Phương Thuộc Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Và Xuất Nhập Khẩu Long Đạt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CÔNG NGHIỆP GỖ
----------o0o----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN DÁN TẠI XƢỞNG GỖ DÁN
TUẤN PHƢƠNG THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LONG ĐẠT
NGÀNH: CHẾ BIẾN LÂM SẢN
MÃ SỐ:
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trịnh Hiền Mai
Sinh viên thực hiện : Tạ Văn Nam
Mã sinh viên : 1551010273
Lớp : K60 - CBLS
Khóa : 2015 - 2019
Hà Nội - 2019
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới TS. Trịnh Hiền Mai – người đã trực tiếp hướng dẫn tôi qua từng
bài học trên lớp cũng như những buổi trò chuyện, thảo luận về lĩnh vực sản
xuất ván dán.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Trường
đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là quý thầy cô của Viện công nghiệp gỗ - WIC
đã cùng với tri thức và tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến
Thư viện trường đại học Lâm nghiệp đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu để tôi
hoàn thành đồ án tốt nghiệp .
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần xuất nhập
khẩu Long Đạt, xưởng sản xuất gỗ dán Tuấn Phương đã tiếp nhận, đồng ý cho
tôi thực tập. Cảm ơn các anh chị trong xưởng đã tạo điều kiện cho tôi có cơ
hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và năng động đầy sáng tạo,
cũng như đã giúp đỡ và bố trí công việc cho tôi trong suốt thời gian thực tập
tại xưởng. Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với thực tế sản xuất nên không tránh
được những thiếu sót.
Người tôi muốn cảm ơn nhất là gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động
viên, hỗ trợ tôi để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …… tháng 5 năm 2019
Tạ Văn Nam
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN:
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 2
1.1. Tình hình nghiên cứu về ván dán trên thế giới và trong nƣớc: ........ 2
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:................................................... 2
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: .................................................... 3
CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 5
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................... 5
2.2. Nội dung nghiên cứu:............................................................................... 5
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: ....................................................................... 5
2.4 . Phạm vi nghiên cứu:............................................................................ 5
2.5. Ý nghĩa của đề tài:.................................................................................... 5
CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................. 6
3.1. Lí thuyết tạo ván dán (ván nền) [3]........................................................ 6
3.2. Sự ảnh hưởng của ván mỏng tới chất lượng sản phẩm ván dán:[4]..... 7
3.3. Sự ảnh hưởng của keo dán đến chất lượng sản phẩm ván dán: [2].... 11
3.4. Ảnh hưởng của chế độ dán ép đến chất lượng sản phẩm [5]: ............. 14
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 18
4.1. Giới thiệu về xƣởng sản xuất ván dán Tuấn Phƣơng ......................... 18
4.1.1 Tổng quan về nhà máy......................................................................... 18
4.2. Đánh giá quá trình công nghệ sản xuất ván dán tại xƣởng Tuấn
Phƣơng ........................................................................................................... 19
4.2.1. Nguyên liệu ván bóc............................................................................. 20
4.2.2. Đánh giá về ván lạng phủ mặt............................................................. 22
4.2.3. Keo dán đưa vào sản xuất: .................................................................. 24
4.2.4. Sấy ván:................................................................................................. 25
4.2.5 Lưu kho: ................................................................................................ 27
4.2.6. Lò đốt .................................................................................................... 28
4.2.7. Tráng keo.............................................................................................. 29
4.2.8. Xếp ván ................................................................................................. 31
4.2.9. Ép sơ bộ ................................................................................................ 34
4.2.10. Sửa nguội............................................................................................ 35
4.2.11. Ép nhiệt............................................................................................... 36
4.2.12. Bả ván:............................................................................................... 42
4.2.13. Chà nhám:.......................................................................................... 44
4.2.14. Tráng keo (dán mặt)........................................................................... 46
4.2.15 .Cắt cạnh.............................................................................................. 47
4.2.16. Hoàn thiện.......................................................................................... 48
4.2.17. Lưu kho............................................................................................... 51
4.3 Đánh giá về quá trình công nghệ về sản xuất ván cốt (ván dán) tại
xƣởng gỗ dán Tuấn Phƣơng: ....................................................................... 52
4.3.1. Đánh giá về trang thiết bị:................................................................... 52
4.3.2. Đánh giá về quy trình sản xuất:.......................................................... 52
4.3.3. Đánh giá về con người:........................................................................ 53
4.3.4. Đánh giá về chất lương sản phẩm tại xưởng ..................................... 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................... 55
Kết luận:........................................................................................................ 55
Biện pháp cải tiến:........................................................................................ 56
Kiến nghị:...................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN:
TT Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị
1 b Chiều rộng của tấm ván mỏng mm
2 H Độ nhấp nhô bề mặt của tấm ván m
3 HC- TC Hành chính – tổ chức
4 KH- VT Kế hoạch – vật tư
5 KT Kỹ thuật
6 l Chiều dài tấm ván
7 MC Độ của tấm ván %
8 MCc Độ ẩm của ván mỏng sau khi sấy %
9 MCđ Độ đầu của ván mỏng trước khi sấy %
10 QC Kiểm tra chất lượng
11 UF Keo ure formaldehyde
12 pH “Hydeogen power” chỉ số đo độ hoạt động của
ion (H+
) trong dung dịch
13 TC Tiêu chuẩn
14 t Chiều dày của tấm ván
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Thông số độ ẩm ván bóc tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương: ............ 26
Bảng 4.2: Bảng thông số công nghệ ở công đoạn tráng keo ........................... 30
Bảng 4.3: Bảng thống kê các quy cách cấp chiều dày xếp ván ...................... 32
Bảng 4.4: Thông số chế độ ép nguội của xưởng............................................. 35
Bảng 4.5: Thông số kỹ thuật chế độ ép nhiệt của xưởng gỗ dán Tuấn Phương
......................................................................................................................... 37
Bảng 4.6. Tthống kê các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân, đề xuất biện
pháp khắc phục ở công đoạn ép nhiệt ............................................................. 38
Bảng 4.7: Thông số đánh giá bột bả ................................................................ 43
Bảng 4.8: Khuyết tật và nguyên nhân xảy ra lỗi ở ván ở khâu hoàn thiện ..... 49
Bảng 4.9: Bảng thông tin về sản phẩm ván dán được sản xuất tại xưởng gỗ
dán Tuấn Phương: ........................................................................................... 53
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Phân loại cấp chất lượng ván bóc nhập về tại xưởng ..................... 21
Hình 4.2: Nguyên liệu ván lạng dán mặt được nhập về xưởng ...................... 23
Hình 4.3: Các loại mặt được dán chính ở xưởng: ........................................... 23
Hình 4.4: Hong phơi ván tại xưởng sản xuất Tuấn Phương ........................... 26
Hình 4.5: Phân cấp chất lượng ván sau khi nhâp, hong phơi.......................... 26
Hình 4.6: Bố trí lưu kho ván ở xưởng gỗ dán Tuấn Phương .......................... 28
Hình 4.7: Công nhân đang đốt lò cung cấp nhiệt ............................................ 29
Hình 4.8: Công đoạn tráng keo tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương .................... 29
Hình 4.9: Dây chuyền xếp ván tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương ..................... 32
Hình 4.10. Công đoạn ép nguội tại xưởng gỗ dán Tuấn phương. .................. 34
Hình 4.11: Hình ảnh công nhân đang sửa nguội hàng trước khi vào ép ......... 36
Hình 4.12: Công đoạn ép nhiệt tại xưởng gỗ dán Tuấn Phương .................... 37
Hình 4.13: Công đoạn bả ván,máy quay bột bả .............................................. 43
Hình 4.14: Công nhân chà ván ........................................................................ 45
Hình 4.15: Công nhân đang trải keo dán mặt ................................................. 46
Hình 4.16: Công nhân cắt cạnh ván ................................................................ 48
Hình 4.17: Những tấm ván bị lỗi ................................................................... 49
Hình 4.18: Công nhân đang lọc ván hoàn thiện, đai kiện hàng ...................... 51
Hinh 4.19: Hình ảnh lưu kho ......................................................................... 51
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gần đây, Chính phủ đã đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do
với các đối tác như: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đây là cơ hội cũng như
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh
nghiệp chế biến gỗ nói riêng khi mà hàng rào thuế quan được xóa bỏ đối với
các quốc gia tham gia hiệp định. Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần có
những bước đi sao cho đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Muốn làm được
điều này, việc cấp thiết hiện nay là phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất
lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Ván dán với lịch sử phát triển lâu đời và có một số tính chất ưu việt hơn
gỗ tự nhiên cùng loại nên đến nay vẫn được thị trường tin dùng và ngày càng
phát triển trên thế giới cũng như trong nước. Theo số liệu công bố của FAO,
sản lượng ván dán trên thế giới ngày càng tăng; trong khi sản lượng ván dán
của Việt Nam còn rất nhỏ so với sản lượng ván dán toàn thế giới, phần nào
thấy được tiềm năng của ngành công nghiệp của ngành trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu có những dấu hiệu tích cực khi kinh tế thế
giới đang có chiều hướng ấm dần lên và Trung Quốc quốc gia có sản lượng
sản xuất ván dán đứng đầu thế giới đang bị áp lực về thuế bán phá giá của
Hoa Kỳ.
Xưởng sản xuất gỗ dán Tuấn Phương chuyên sản xuất các sản phẩm gỗ
dán với công suất 20000 m3
/năm và dự kiến tăng trong thời gian tới. ần đây
các nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất ván dán được quan tâm, khi mà
ngành công nghiệp ván dán nước nhà đang có những bước thay đổi để tiệm
cận gần hơn với công nghệ sản xuất ván dán của thế giới. Được sự đồng ý của
Viện công nghiệp gỗ - WIC, tôi tiến hành đề tài luận văn tốt nghiệp: “Đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến công nghệ sản xuất ván dán tại
xưởng gỗ dán Tuấn Phương thuộc công ty cổ phần sản xuất và xuất nhập
khẩu Long Đạt”.