Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỨA VĂN LƯỢNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HỨA VĂN LƯỢNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG
SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Mã số: 60 62 01 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI
THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Hứa Văn Lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp theo chương
trình đào tạo Thạc sỹ Nông nghiệp, chuyên ngành Phát triển nông thôn tại Đại học
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Tác giả luôn nhận được sự ủng hộ và
giúp đỡ quý báu của các Thầy, Cô giáo, các cơ quan, đơn vị, bạn bè và gia đình.
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Nhà trường, đào tạo Sau đại học và toàn thể Giáo viên
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành khoá đào tạo.
- PGS.TS. Đỗ Anh Tài là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn
tốt nghiệp này.
- Cơ quan nơi tôi đang công tác, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Tuyên Quang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, các huyện Na Hang,
Chiêm Hóa, Sơn Dương, Lâm Bình và Công ty Lâm nghiệp Chiêm Hóa, Công ty
Lâm nghiệp Sơn Dương đã tạo mọi điều kiện để tôi thu thập số liệu, tài liệu phục
vụ nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia
đình đã động viên kịp thời, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện
luận văn.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc rằng luận văn không tránh khỏi thiếu
sót, tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, các
Cô giáo và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan các số liệu, tài liệu thu thập, kết quả nghiên cứu và tính
toán, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ dẫn nguồn gốc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả
Hứa Văn Lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN.................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................... 4
1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 4
1.1.1. Cơ sở pháp lý và nguyên lý quản lý rừng bền vững ....................... 4
1.1.2. Lợi ích kinh tế từ rừng trồng........................................................... 6
1.1.3. Các nghiên cứu về kỹ thuật tạo lập và nâng cao sản lượng
rừng trồng...................................................................................................... 6
1.2. Ở Việt Nam .......................................................................................... 10
1.2.1. Những chính sách quản lý rừng bền vững và vấn đề quản lý
TRSX tại Việt Nam..................................................................................... 10
1.2.2. Những chính sách quản lý bền vững rừng trồng là rừng sản xuất..... 18
1.2.3. Về phân chia lâp đ̣ ia và quy ho ̣ ạch vùng trồng............................. 25
1.2.4. Về chính sách và thị trường .......................................................... 25
1.3. Nhận vét và đánh giá chung................................................................. 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................................ 29
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................ 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................... 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 29
2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh
Tuyên Quang................................................................................................ 29
2.2.2. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang................................................................................. 29
2.2.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của một số loài
cây giống chính trên địa bàn tỉnh ................................................................ 29
2.2.4. Đánh giá hiệu quả trồng rừng của một số loài cây trồng chính
trên địa bàn tỉnh........................................................................................... 29
2.2.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức,
dự báo sự phát triển của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới .................. 29
2.2.6. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ................... 30
2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 30
2.3.1. Cách tiếp cận của đề tài................................................................. 30
2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu..................................................... 30
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................... 31
2.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu............................................ 33
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................ 36
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang......... 36
3.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................... 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.............................................................. 43
3.2. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang........................................................................................ 48
3.2.1. Đánh giá hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ............ 48
3.2.2. Đánh giá công tác tổ chức, sản xuất và kinh doanh rừng ............. 61
3.2.3. Đánh giá hệ thống thể chế, chính sách của Nhà nước và của
tỉnh về lâm nghiệp và định hướng phát triển trong giai đoạn tới................ 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
v
3.2.4. Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả trồng rừng của một số loài
cây trồng chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.......................................... 73
3.3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức, dự báo sự phát triển của nghành lập nghiệp trong thời gian tới ........ 91
3.2.6. Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ................... 98
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................. 106
1. Kết luận ................................................................................................. 106
2. Đề nghị .................................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 108
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BCR: Tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí
BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập
BQLR: Ban quản lý rừng
BV&PTR: Bảo vệ và phát triển rừng
CBTT: Cây bụi thảm tươi
CBA: Phân tích hiệu quả kinh tế
CPV: Giá trị hiện tại của chi phí
DT: Dân tộc
ĐVT: Đơn vị tính
GDP: Thu nhập bình quân người/năm
GIS: Hệ thống thông tin địa lý
IRR: Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
KCN: Khu công nghiệp
KH&SXLN: Khoa học và sản xuất lâm nghiệp
KHCN: Khoa học công nghệ
KHKT: Khoa học kỹ thuật
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV: Giá trị lợi nhuận ròng
OTC: Ô tiêu chuẩn
QĐ: Quyết định
RSX: Rừng sản xuất
RTSX: Rừng trồng sản xuất
TB: Trung bình
TRSX: Trồng rừng sản xuất
TT: Thứ tự
TCLN: Tổng cục Lâm nghiệp
TN & MT Tài nguyên và Môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang........................................ 48
Bảng 4.2. Hiện trạng rừng sản xuất...................................................................... 49
Bảng 4.4. Diện tích đất chưa có rừng phân theo đơn vị hành chính.................... 51
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy hoạch lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 ............. 52
Bảng 4.6. Diện tích đất lâm nghiệp qua các thời kỳ ............................................ 53
Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất đai tỉnh Tuyên Quang..................................... 53
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2010-2015 ............................. 55
Bảng 4.9: Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng sản xuất của tỉnh
Tuyên Quang ...................................................................................... 55
Bảng 4.10: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các mô hình....... 56
Bảng 4.11: Sinh trưởng của loài Keo tai tượng tại các địa điểm khác nhau ............. 75
Bảng 4.12: Năng suất rừng trồng Keo tai tượng tại các địa điểm khác nhau ...... 76
Bảng 4.13: Sinh trưởng của loài Keo lai tại các địa điểm khác nhau .................. 78
Bảng 4.14: Năng suất rừng trồng Keo lai tại các địa điểm khác nhau................. 79
Bảng 4.15: Sinh trưởng của loài Mỡ tại các địa điểm khác nhau ........................ 80
Bảng 4.16: Năng suất rừng trồng Mỡ tại các địa điểm khác nhau....................... 81
Bảng 4.17: Sinh trưởng của loài Quế tại các địa điểm khác nhau ....................... 82
Bảng 4.18: Năng suất rừng trồng Quế tại các địa điểm khác nhau...................... 82
Bảng 4.19: Sinh trưởng của Loài Sơn ta tại các địa điểm khác nhau .................. 83
Bảng 4.20: Năng suất rừng trồng Sơn ta tại các địa điểm khác nhau .................. 84
Bảng 4.21: Hiệu quả kinh tế của các loài cây trồng chính trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang ...................................................................................... 85
Bảng 4.22: Xác định loài cây tối ưu cho trồng rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.................................................................................................. 90
Bảng 4.23: Dự báo phát triển dân số.................................................................... 94
Bảng 4.24: Dự báo lao động và việc làm theo cơ cấu ngành kinh tế................... 94
Bảng 4.25: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế .......................................... 95
Bảng 4.26: Dự báo nhu cầu lâm sản .................................................................... 95
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 2.1. Phương hướng giải quyết vấn đề của luận văn................................... 30
Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành nghiên cứu .......................................................... 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Trong nhiều năm gần đây, tài nguyên rừng nhiệt đới ngày càng bị suy
giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trưc ti ̣ ếp đến sinh thá
i môi trường và đờ
i sống
của ngườ
i dân. Trên thế giới trung bình hàng năm rừng nhiệt đới mất đi khoảng
11 triệu ha. Mất rừng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, lũ lụt
thường xuyên xảy ra, nạn ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề bức thiết ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống của con người. Ngày nay biến đổi khí hậu là vấn
đề của toàn nhân loại chứ không chỉ riêng của bất cứ một quốc gia nào, chúng ta
đang phải trả giá cho những hành động phá rừng, khai thác quá mức. Theo nhận
định của Hội thảo khoa học về biến đổi khí hậu toàn cầu (Hà Nội, 10/2009) cho
rằng Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi
khí hậu gây ra.
Nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
nhiều chính sách, áp dụng nhiều giải pháp, đầu tư nhiều chương trình, dự án
trồng rừng. Kết quả diện tích rừng ở nước ta đã tăng lên từ 13,12 triệu ha rừng
(2008) đến 13,954 ha (2014), đô ̣che phủ đạt 41,0% (Bộ NN & PTNT, 2015),
đáp ứng nhu cầu về lâm sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Tuy
nhiên, sự quan tâm của chúng ta trong thời gian qua tập trung nhiều vào 2 đối
tượng là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng sản xuất (RTSX) chưa
được quan tâm chú ý nhiều và thực tiễn sản xuất hiện nay đang đặt ra rất nhiều
vấn đề cần phải có lời giải đáp, cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách và thị trường,
gây ảnh hưởng trực tiếp tới người trồng rừng. Xuất phát từ thực trạng tài nguyên
rừng ngày càng suy giảm ở nước ta và khả năng quỹ đất dành cho phát triển
rừng, cùng với những đòi hỏi phải thực hiện cấp quốc gia về sinh thái, môi
trường, kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều dự án về phát triển
rừng mà gần đây nhất là chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Dự
án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất
(RSX) giai đoạn 1998 - 2010, tuy nhiên cho đến nay chúng ta chưa đạt đươc k ̣ ế
hoạch đăt ra. Chính vì v ̣ ậy, Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
đẩy mạnh phát triển TRSX, mới đây nhất Chính phủ mới ban hành cơ chế chính
sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững
và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có tổng diện tích đất lâm nghiệp
446.926,17 ha, trong đó diện tích có rừng là 399.716,19 ha, độ che phủ của rừng
hàng năm được giữ ổn định trên 60% và 43.914,59 ha đất trống đồi núi trọc là
đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Trong những năm gần đây tỉnh đã chú
trọng trong việc phát triển trồng rừng sản xuất, lựa chọn giống cây trồng, loài cây
phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Từ năm 2010 đến nay, mỗi năm toàn
tỉnh trồng được gần 15 nghìn ha rừng sản xuất, đã có nhiều diện tích rừng trồng
sản xuất tập trung, với nhiều loài cây trồng được áp dụng, trồng thí điểm tạo ra
được sản lượng gỗ hàng năm lớn đã góp phần xói đói, giảm nghèo, giải quyết các
vấn đề xã hội của tỉnh. Tuyên Quang là tỉnh có diện tích rừng lớn, độ che phủ cao
và có nhiều bài học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức trồng rừng sản
xuất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác tổ chức sản xuất
của ngành lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, đời sống của người làm
nghề rừng dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều khó khăn. Trước thực trạng cả
nước đã và đang tiến hành triển khai Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số
1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2014.
Với lợi thế về rừng và đất lâm nghiệp, lao động hiện có trên địa bàn tỉnh,
để đưa lâm nghiệp trở thành ngành sản xuất có đóng góp đáng kể cho phát triển
kinh tế - xã hội. Vì vậy, xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề
tài cho luận văn tốt nghiệp "Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát
triển rừng trồng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang" là thiết thực đối với
đời sống kinh tế xã hội của người dân địa phương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất nhằm góp
phần ổn định đời sống của người dân, thu hút cộng đồng các dân tộc địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng trồng rừng sản xuất ở tỉnh Tuyên Quang.
- Xác định được một số luận cứ cho việc phát triển trồng rừng sản xuất
bền vững ở tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất được một số các giải pháp nhằm phát triển rừng trồng sản xuất
bền vững ở tỉnh Tuyên Quang.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bám sát mục tiêu, nhận diện được những
thành công, bất cập trong một số chính sách, chương trình, dự án đầu tư phát
triển trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua; đề
xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần đẩy mạnh phát triển rừng trồng sản
xuất của tỉnh, giai đoạn 2015 - 2020. Vì vậy, đây là luận cứ khoa học phục vụ
cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quản lý của tỉnh và trong việc thực hiện chủ
trương bảo vệ và phát triển rừng bền vững của tỉnh, nhằm cụ thể hóa các chủ
trưởng, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
trong thời gian tới.
Đề tài góp phần quan trọng trong việc làm rõ thực trạng, đề xuất các giải
pháp có cơ sở khoa học, sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển rừng bền vững. Vì
vậy, đề tài có giá trị thực tiễn, giải quyết vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa lâu
dài, đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, nhận thức sâu sắc hơn các
vấn đề liên quan đến phát triển lâm nghiệp.