Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Thực Trạng Quá Trình Nấu Bột Giấy Tại Nhà Máy Giấy Việt Trì
PREMIUM
Số trang
59
Kích thước
747.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1804

Đánh Giá Thực Trạng Quá Trình Nấu Bột Giấy Tại Nhà Máy Giấy Việt Trì

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Lời cảm ơn !

Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp cho tôi được bày tỏ lòng cảm

ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt người đã tận tình hướng

dẫn giúp đỡ tôi rất nhiều trong khi làm khoá luận.

Qua đây cũng cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy, cô trong khoa

chế biến lâm sản nói riêng và các thầy, cô trường Đại học Lâm Nghiệp nói

chung đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá

trình tôi học tập tại trường. Bên cạnh đó tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các cô chú

cán bộ công nhân viên công ty giấy Việt Trì đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đợt

thực tập vừa qua tại công ty.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên cùng lớp chuyên môn hoá

hoá lâm sản đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

Hà Tây, ngày 08 tháng 05 năm 2008

Sinh viên thực hiện

Trần Việt Hưng

2

CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG KHOÁ LUẬN

Ký hiệu Ý nghĩa Đơn vị

MC Độ ẩm %

M Mức dùng kiềm -

L Hàm lượng lignin -

T Tỷ lệ dịch -

W Hàm lượng ẩm -

N Nồng độ kiềm 150 – 170 g/l

V Thể tích m

3

m Khối lượng kg

g Khối lượng mẫu khô tuyệt đối g

P Áp suất Kgf/cm2

K Hệ số khô tuyệt đối

3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, khi nhân loại đã có những tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ

thuật, thông tin văn hoá được truyền đạt rộng rãi, do vậy mà nhu cầu sử dụng

giấy là rất lớn. Giấy được sử dụng trong mọi lĩnh vực như: công nghiệp, giáo

dục, giấy được dùng để in sách báo, tranh ảnh. Tại một nước đang phát triển

như Việt Nam, nhu cầu sử dụng giấy cũng rất cao, hàng năm giấy cũng đem lại

nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Nhu cầu sử dụng giấy lớn đồng thời

yêu cầu chất lượng giấy ngày một cao. Điều đó đặt ra một thách thức với ngành

công nghiệp giấy của chúng ta là phải nâng cao chất lượng giấy.

Để phát triển ngành giấy đòi hỏi những người kỹ sư phải hiểu biết về

thực trạng của ngành giấy nước mình. Qua đó đánh giá được thực trạng công

nghệ, chất lượng bột và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng bột giấy. Xuất

phát từ quan điểm này, dưới sự hướng dẫn của cô giáo: TS. Nguyễn Thị Minh

Nguyệt tôi thực hiện khoá luận.

“Đánh giá thực trạng quá trình nấu bột giấy tại nhà máy giấy Việt Trì”

4

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Lịch sử phát triến của ngành giấy

Giấy là một trong những phát minh lâu đời và có giá trị của nền văn

minh nhân loại. Ngành giấy ra đời và xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc. Theo sử

sách, tờ giấy đầu tiên được sản xuất vào năm 1085 ở Châu Âu tại một xưởng ở

Toledo, Tây Ban Nha. Song mãi đến cuối thể kỷ XI nghề làm giấy mới được

truyền sang Pháp. Đến đầu thế kỷ XII người ta bắt đầu phát triển kỹ nghệ làm

giấy như làm các hình bóng mờ trên giấy. Kỹ thuật sản xuất giấy sau đó cũng

được phổ biến sang Italia, palestin, rồi Xiri vào thế kỷ thứ XII trong cuộc Thập

tự chinh. [4]

Đến thế kỷ XIV giấy đã được sản xuất ở nước Đức, vào thế kỷ XVI giấy

được sản xuất ở Thụy Điển. Đến thế kỷ XVIII, ở Hà Lan người ta bắt đầu dùng

dao trong quá trình xé tơi, và gọi chiếc máy đó là máy nghiền Hà Lan. Trong

lúc đó cũng có rất nhiều thiết bị được phát minh vào năm 1494. Cuộn giấy đầu

tiên ở nhà máy giấy Thụy Điển đã được sản xuất tại Kliippan vào năm 1799,

năm 1808, chiếc máy xeo đầu tiên được ông Rober người pháp lắp đặt, đây là

loại máy xeo lưới tròn.

Vào năm 1840 một người Đức tên là Keller đã tìm thấy các thớ sợi có

thể làm được giấy, và lấy ra bằng cách mài gỗ trên một viên đá và những vấn

đề thực tế đã được ông Votte, người đồng nghiệp của ông giải quyết. Vào năm

1859 ở Đức đã có 2 máy mài gỗ được sử dụng đến thế kỷ XX. Vào năm 1860

đã xuất hiện sản xuất bột giấy bằng phương pháp hóa học. Ở Thuỵ Điển đã sản

xuất bột giấy bằng phương pháp sulfite. [7]

Ngày nay, giấy được sản xuất trên các máy khổng lồ và đắt tiền với trọng

lượng cũng như kích thước rất lớn. Có máy còn cao và dài hơn một toà nhà

nhiều tầng và vận hành suốt 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và kéo dài suốt

5

cả năm, chỉ dừng lại chốc lát nhằm làm vệ sinh, bảo dưỡng hoặc nghỉ một lúc

để thay đổi mặt hàng.

Ở Việt Nam giấy xuất hiện cách đây 1000 năm, dưới chế độ cũ ngành

giấy bị kìm kẹp chỉ sản xuất giấy mầu để sử dụng phục vụ ma chay, cúng bái.

Sau cách mạng tháng tám, Đảng và nhà nước rất quan tâm phát triển ngành

giấy. Đã có nhiều nhà máy ra đời , như nhà máy giấy Thái Nguyên, Hoàng Văn

Thụ với công suất 4000 tấn bột một năm, chủ yếu là nhà máy sản xuất giấy bao

bì. Năm 1960 Trung Quốc giúp ta xây dựng nhà máy giấy Việt Trì, Vĩnh Phú,

sử dụng máy nghiền Hà Lan, công suất 2000 tấn/năm, chủ yếu sản xuất giấy

viết, giấy đánh máy. Được sự viện trợ của Thụy Điển, năm 1980 nhà máy giấy

Bãi Bằng được hình thành, nhà máy sản xuất theo dây chuyền hiện đại. Nấu

gián tiếp hoàn toàn bằng nồi nấu đứng, tháp tẩy liên tục sản xuất 190 tấn

bột/ngày, có thu hồi kiềm sản xuất hơi. Với hai máy xeo lưới đôi liên tục có

công suất 55.000 tấn/năm sản xuất ra giấy in, bìa các tông. Ở Vĩnh phú, Thái

Bình, Hải Phòng, Thanh Hoá, đã sử dụng nhiều nguyên liệu ở địa phương như

tre, nứa, rơm rạ. Ở miền nam có hai nhà máy lớn sản xuất giấy viết vở học sinh,

giấy in báo. [7]

1.1.2. Xu hướng phát triển của ngành giấy - Bột giấy

Do trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới phát triển nhanh, chu kỳ để

tìm ra những kiến thức mới ngày càng ngắn, sản xuất giấy và bột giấy cũng đã

ngày càng chú ý đến việc lợi dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật để cải

tiến công nghệ và kỹ thuật của mình.

Ở phương diện sản xuất bột hoá học, xu hướng là sản xuất bột giấy có

mức độ tách lignin cao, để giảm nhẹ mức độ ô nhiễm cho công đoạn tiếp theo.

Phương pháp tẩy trắng bột giấy, mặc dù trong dịch tẩy có chứa clo vẫn là

phương pháp chủ yếu của các xưởng sản xuất giấy hiện nay, song nếu xem xét

từ vấn đề bảo vệ môi trường, việc sử dụng dịch tẩy trằng không chứa nguyên tố

clo (ECF) và hoàn toàn không có clo (TCF) hay dịch tẩy trắng không có oxy

ngày càng nhiều.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!