Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá thực trạng nguồn thức ăn cho gia súc của xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
102
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1063

Đánh giá thực trạng nguồn thức ăn cho gia súc của xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ NHƢ QUỲNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN THỨC ĂN

CHO GIA SÚC CỦA XÃ TÂN HƢƠNG,

HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60-42-60

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG CHUNG

Thái Nguyên, năm 2012

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i

LỜI CẢM ƠN

Bằng tấm lòng thành kính, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc và sự kính trọng tới:

- Thầy giáo PGS.TS Hoàng Chung đã quan tâm, tận tình hướng dẫn và giúp

đỡ tôi trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.

- Ban chủ nhiệm Khoa Sinh - KTNN, thầy giáo Lê Ngọc Công cùng toàn thể

các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm

Thái Nguyên; cán bộ nhân viên phòng Phân tích kiểm tra chất lượng nông sản và

vật tư nông nghiệp - Viện khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học.

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Tân Hương, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái

Nguyên và gia đình bác Nguyễn Văn Xiêm xóm Thành Lập, xã Tân Hương, huyện

Phổ Yên đã giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên ngày 25 tháng 4 năm 2012

Tác giả

Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ một

công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Thị Nhƣ Quỳnh

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DS : Dạng sống

ĐVTA : Đơn vị thức ăn

Nxb : Nhà xuất bản

NC : Nghiên cứu

UBND : Ủy ban nhân dân

VCK : Vật chất khô

GTCT : Giá trị chăn thả

To : Giá trị chăn thả tốt

TB : Giá trị chăn thả trung bình

Ke : Giá trị chăn thả kém

Ho : Không có giá trị chăn thả

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ iii

MỤC LỤC....... ........................................................................................ iv

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................... viii

MỞ ĐẦU.......... ......................................................................................... 1

1. Đặt vấn đề ...........................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................2

3. Điểm mới của đề tài ............................................................................................2

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 3

1.1. Khái niệm về phân vùng, các dạng phân vùng ................................................3

1.1.1. Khái niệm vùng (Region) ..........................................................................3

1.1.2 Khái niệm phân vùng (Regionalisation) ....................................................3

1.2. Phân vùng thổ nhưỡng .....................................................................................4

1.2.1. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng trên thế giới.......................5

1.2.2. Những nghiên cứu về phân vùng thổ nhưỡng ở Việt Nam .......................5

1.3. Phân vùng sinh thái thảm thực vật...................................................................6

1.3.1. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật trên

thế giới ....................................................................................................6

1.3.2. Những nghiên cứu về phân vùng sinh thái thảm thực vật ở

Việt Nam.................................................................................................8

1.4. Phân vùng kinh tế nông nghiệp........................................................................9

1.4.1. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp trên thế giới ..............................10

1.4.2. Vấn đề phân vùng kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam...............................11

1.5. Những nghiên cứu về thành phần loài, dạng sống và năng suất của

đồng cỏ..........................................................................................................14

1.5.1. Những nghiên cứu về thành phần loài.....................................................14

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v

1.5.2. Những nghiên cứu về dạng sống.............................................................15

1.5.3. Những nghiên cứu về năng suất đồng cỏ ................................................17

1.6. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả và vấn đề sử

dụng hợp lý đồng cỏ miền Bắc Việt Nam ....................................................18

1.6.1. Những nghiên cứu về thoái hoá đồng cỏ do chăn thả .............................18

1.6.2. Vấn đề sử dụng hợp lý đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam........................19

1.7. Những nghiên cứu về đồng cỏ trồng và cây thức ăn gia súc .........................20

1.7.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn chăn nuôi trên thế giới......................20

1.7.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn cho gia súc ở Việt Nam ....................22

CHƢƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU.........25

2.1 Điều kiện tự nhiên...........................................................................................25

2.1.1 Vị trí địa lý huyện Phổ Yên......................................................................25

2.1.2 Vị trí địa lý xã Tân Hương .......................................................................25

2.1.3 Địa hình địa mạo ......................................................................................27

2.1.4 Khí hậu .....................................................................................................27

2.1.5 Thuỷ văn...................................................................................................28

2.1.6. Các nguồn tài nguyên ..............................................................................29

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Tân Hương.........................................................31

2.2.1. Tình hình kinh tế .....................................................................................31

2.2.2 Dân số, lao động, việc làm .......................................................................31

CHƢƠNG III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU................................................................32

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................32

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................32

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu..................................................................................32

3.2 Nội dung nghiên cứu.......................................................................................32

3.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................33

3.3.1. Điều tra cơ bản vùng nghiên cứu qua số liệu thứ cấp tại địa phương.........33

3.3.2. Phương pháp điều tra trong dân .............................................................33

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi

3.3.3. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên....................................33

3.3.4 Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm............................34

CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................36

4.1. Xây dựng bảng phân loại các tiểu vùng sinh thái ..........................................36

4.1.1. Nguyên tắc và căn cứ để phân chia các tiểu vùng sinh thái....................36

4.1.2. Kết quả phân loại các tiểu vùng sinh thái................................................37

4.2 Thực trạng chăn nuôi của người dân xã Tân Hương ......................................37

4.3. Tổ hợp thành phần loài, dạng sống ................................................................41

4.3.1. Tiểu vùng sinh thái trên các gò đồi tự nhiên ...........................................41

4.3.2. Tiểu vùng sinh thái trên các bờ đê ..........................................................48

4.3.3. Tiểu vùng sinh thái trong các bãi bằng ven đê........................................55

4.3.4. Tiểu vùng sinh thái dưới các ruộng lầy bỏ hoang và đất ướt..................66

4.4 Sinh khối thực vật trong các tiểu vùng sinh thái.............................................76

4.4.1 Sinh khối thực vật trong các gò đồi tự nhiên ..........................................76

4.4.2. Sinh khối thực vật trên các bờ đê ............................................................77

4.4.3. Sinh khối thực vật trong bãi bằng ven đê................................................78

4.4.4. Sinh khối thực vật dưới các ruộng lầy và đất ướt bỏ hoang....................79

4.5. Phương hướng sử dụng đất ............................................................................81

4.6. Đề xuất mô hình chăn nuôi quy mô gia đình ................................................84

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................85

1. Kết luận .............................................................................................................85

2. Đề nghị..............................................................................................................85

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..................................86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................87

vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam.........16

Bảng 1.2. Sản lượng VCK và chất lượng những loại cỏ trên vùng đất thấp

vào 45 ngày cắt........................................................................................21

Bảng 2.1 Cơ cấu đất đai của xã Tân Hương .............................................................29

Bảng 4.1 Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu mà gia súc ăn.............................38

Bảng 4.2 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt xã Tân Hương năm 2010 .................40

Bảng 4.3. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trên các gò đồi tự nhiên............42

Bảng 4.4 Những dạng sống chính của thực vật trong các gò đồi tự nhiên ...............47

Bảng 4.5. Thành phần loài trong các thảm cỏ trên bờ đê .........................................49

Bảng 4.6 Những dạng sống chính của thực vật trên bờ đê .......................................53

Bảng 4.7. Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong bãi bằng ven đê ...............55

Bảng 4.8 Những dạng sống chính của thực vật trong bãi bằng ven đê ...................63

Bảng 4.9 Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu dưới ruộng lầy bỏ hoang và

đất ướt......................................................................................................66

Bảng 4.10 Những dạng sống chính của thực vật dưới các ruộng lầy bỏ hoang

và đất ướt .................................................................................................71

Bảng 4.11. Sinh khối thực vật trong các gò đồi tự nhiên..........................................76

Bảng 4.12 Sinh khối thực vật trên các bờ đê ............................................................77

Bảng 4.13 Sinh khối thực vật trong bãi bằng ven đê ................................................78

Bảng 4.14 Sinh khối thảm cỏ dưới các ruộng lầy và đất ướt bỏ hoang...................79

Bảng 4.15 Giá trị chăn thả tại các điểm nghiên cứu .................................................80

Bảng 4.16. Thống kê hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp xã Tân Hương .................81

viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên ..........................................26

Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Phổ Yên..............................................26

Hình 2.3. Bản đồ xã Tân Hương .................................................................27

1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề

Chúng ta biết rằng đồng cỏ là kho dự trữ năng lượng tiềm tàng. Gia súc sẽ

chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn cho con người. Sự phát

triển của đồng cỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, đất đai, các hình thức tác

động của con người… Các thảm cỏ cũng có sự biến động theo mùa rõ rệt. Ở các

vùng sinh thái khác nhau thì thảm cỏ có sự phát triển khác nhau tạo nên các loại

thảm cỏ với năng suất khác nhau.

Hiện nay chăn nuôi gia súc ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc đang

chuyển dịch dần từ hình thức quảng canh sang nuôi nhốt thu cắt thức ăn xanh và

cho ăn tại chuồng. Tuy nhiên diện tích cỏ trồng vẫn còn rất nhỏ dẫn đến thiếu thức

ăn cho gia súc. Theo Cục chăn nuôi, hiện nay, diện tích trồng cỏ của cả nước đáp

ứng được 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Trước nhu cầu thực tiễn

đó đã có rất nhiều chương trình, dự án nhập nội một số giống cỏ có năng suất cao để

có thể trồng trong điều kiện của Việt Nam và đã được trồng thử nghiệm ở nhiều nơi

trong đó có các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.

Tại Thái Nguyên ngày 22/9/2011, UBND tỉnh đã tổ chức Hội thảo về phát

triển chăn nuôi và thủy sản. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn cho thấy sản xuất chăn nuôi, thủy sản của tỉnh Thái Nguyên trong những năm

gần đây đã có bước phát triển khá mạnh. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng

qua các năm, theo hướng tập trung, hiện đại, đầu tư lớn sản xuất hàng hóa có giá trị,

hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Toàn tỉnh

đang triển khai thực hiện quy hoạch chăn nuôi gắn với quy hoạch xây dựng nông

thôn mới. Năm 2010, tỉnh có 588 trang trại, tăng 23% so với năm 2009. Hầu hết các

trang trại được đầu tư đồng bộ từ con giống, chuồng trại, thức ăn, thú y và xử lý

chất thải chăn nuôi với trang thiết bị tiên tiến. Tiềm năng phát triển chăn nuôi ở tỉnh

Thái Nguyên là rất lớn. Tuy nhiên tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm đến 70%, dịch

bệnh xảy ra nhiều, vốn đầu tư cho chăn nuôi còn hạn chế, khó khăn…Tại các địa

phương cũng đã tổ chức hội nghị, hội thảo về phát triển chăn nuôi, vận động những

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!