Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Thực Trạng Khai Thác Và Sử Dụng Lâm Sản Ngoài Gỗ Tại Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Sơn Ngổ Luông Huyện Lạc Sơn Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm học tập và rèn luyện ở trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt
Nam, đƣợc sự chỉ bảo và giảng dạy tận tình của Thầy, Cô, đặc biệt là các Thầy,
Cô trong khoa Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trƣờng, cùng sự cố gắng và nỗ
lực của bản thân, cho đến nay, Khóa luận tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, các Cô trong
suốt 4 năm vừa qua đã truyền đạt bao kiến thức và kỹ năng quý báu trong học
tập cũng nhƣ cuộc sống giúp tôi dần trƣởng thành. Đặc biệt, tôi xin đƣợc gửi lời
cảm ơn chân thành nhất tới Thầy Ngô Duy Bách – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn
và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Tiếp theo, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn các cán bộ Kiểm lâm, các cán bộ
Xã trong Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông đã tạo môi trƣờng làm việc thuận
lợi và thoải mái nhất cho tôi trong quá trình thực địa tại địa phƣơng. Tôi cũng
xin gửi lời cảm ơn đến ngƣời dân sinh sống trong Khu BTTN đã giúp tôi trong
quá trình phỏng vấn và thu thập số liệu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi
hoàn thành báo cáo của mình một cách tốt nhất.
Mặc dù có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài tốt nghiệp một cách hoản
chỉnh, song do vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng làm việc thực địa
nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính mong nhận đƣợc
sự đánh giá và góp ý của quý Thầy Cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đại học Lâm nghiệp, ngày 22 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Lò Thị Du
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.............................................................iv
DANH MỤC BẢNG............................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 3
1.1. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới..................................................... 3
1.2. Những nghiên cứu về LSNG ở Việt Nam...................................................... 6
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHẠM VI....................... 11
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 11
2.1.1. Mục tiêu chung.......................................................................................... 11
2.1.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................... 11
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:............................................................... 11
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu: .............................................................................. 11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................. 11
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 12
2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa................................................................................. 12
2.4.2. Phƣơng pháp PRA..................................................................................... 12
2.4.3. Phƣơng pháp điều tra tuyến ...................................................................... 14
2.4.4. Phƣơng pháp xử lý nội nghiệp .................................................................. 14
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................... 16
3.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 16
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ......................................................... 16
iii
3.1.2. Địa mạo, địa hình ...................................................................................... 16
3.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng................................................................................ 16
3.1.4. Khí hậu thủy văn ...................................................................................... 17
3.1.5. Hiện trạng rừng và sử dụng đất................................................................. 18
3.1.6. Tài nguyên thực vật................................................................................... 18
3.1.7. Tài nguyên động vật.................................................................................. 20
3.2. Khái quát đặc điểm kinh tế – xã hội............................................................. 20
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 22
4.1. Nghiên cứu hiện trạng tài nguyên rừng và LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn
– Ngổ Luông........................................................................................................ 22
4.3. Thực trạng khai thác và sử dụng LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ
Luông................................................................................................................... 30
4.3.1. Thực trạng khai thác LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông ...... 30
4.3.2. Thực trạng sử dụng cây LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông . 40
4.3.3: Vai trò của cây LSNG trong kinh tế hộ gia đình ...................................... 46
4.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp về quản lý, sử dụng bền vững
LSNG tại Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông................................................... 48
4.4.1. Thuận lợi, khó khăn .................................................................................. 48
4.4.2. Nhóm giải pháp về tổ chức ....................................................................... 50
4.4.3. Nhóm giải pháp kỹ thuật........................................................................... 50
4.4.4. Giải pháp về vốn ....................................................................................... 51
4.4.5. Nhóm giải pháp xã hội .............................................................................. 51
4.4.6. Giải pháp về thị trƣờng ............................................................................. 52
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 53
1. Kết luận ........................................................................................................... 53
2. Tồn tại.............................................................................................................. 54
3. Kiến nghị......................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
GĐGR Giao đất giao rừng
QG Quốc gia
HGĐ Hộ gia đình
SWOT Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Phân loài các loài thực vật cho LSNG theo nhóm công dụng tại Khu
BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông........................................................................... 22
Bảng 4.2: Danh mục một số loài LSNG chính mà cộng đồng địa phƣơng khai
thác và sử dụng trƣớc kia tại khu vực nghiên cứu .............................................. 24
Bảng 4.3: Danh mục các loài LSNG mà cộng đồng địa phƣơng khai thác và sử
dụng hiện nay tại khu vực nghiên cứu ................................................................ 25
Bảng 4.4: Đánh giá mức độ quan trọng của một loài LSNG đối với cộng đồng
(theo thứ tự ƣu tiên) tại khu vực nghiên cứu....................................................... 26
Bảng 4.5: Phân loại mức độ khai thác và sử dụng của cộng đồng đối với một số
LSNG tại khu vực nghiên cứu............................................................................. 29
Bảng 4.6: Những loài cây LSNG làm thuốc khai thuốc để bán tại khu vực
nghiên cứu ........................................................................................................... 33
Bảng 4.7: Danh sách các loài cây LSNG đƣợc ngƣời dân khai thác làm cảnh .. 35
Bảng 4.8: Một số loài LSNG làm thực phẩm, gia vị đƣợc ngƣời dân thu hái.... 37
Bảng 4.9: Các loài LSNG đƣợc ngƣời dân khai thác để bán.............................. 41
Bảng 4.10: Các loài LSNG đƣợc ngƣời dân khai thác sử dụng tại chỗ.............. 42
Bảng 4.11: Biến động giá cả và sản lƣợng một số loài cây LSNG:.................... 45
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Thất diệp nhất chi hoa (Paris chinensis Franch) ................................ 30
Hình 4.2: Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thund)) ........................... 30
Hình 4.3: Huyết dụ (Coldylie terminalis L)....................................................... 31
Hình 4.4: Khôi cam............................................................................................. 31
Hình 4.5: Xạ đen (Celastrus hindsii) .................................................................. 31
Hình 4.6: Lá khôi tía (Ardisia sylvestris Pit) ...................................................... 31
Hình 4.7: Măng đắng........................................................................................... 36
Hình 4.8: Lá lốt ................................................................................................... 36
Hình 4.9: Mé cò ke.............................................................................................. 36
Hình 4.10: Vả ...................................................................................................... 36
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm quanh năm, thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển các dạng tài nguyên, trong
đó phải kể đến sự đa dạng, phong phú của tài nguyên rừng. Từ xƣa tới nay, rừng
đã luôn là một phần quan trọng với ngƣời dân Việt Nam, đặc biệt là các đồng
bào sống ở trung du và miền núi. Vai trò của rừng là vô cùng to lớn, có thể kể
đến một số nhƣ: bảo vệ môi trƣờng, điều hòa không khí, phòng hộ, an ninh quốc
phòng…hay một phần không thể thiếu đó là cung cấp sinh kế, tài nguyên cho
cộng đồng dân cƣ, trong đó cụ thể là cung cấp gỗ và các loài lâm sản ngoài gỗ
(LSNG).
Trong những năm trƣớc đây, con ngƣời chỉ tập trung khai thác gỗ, LSNG
chỉ đƣợc coi là sản phẩm phụ của rừng. Tuy nhiên, dƣới sự khai thác, sử dụng
quá mức trong những năm gần đây, tài nguyên gỗ đã bị suy giảm nghiêm trọng
do khai thác quá mức, kéo theo đó là sự suy thoái của chất lƣợng rừng, nhiều
loài sinh vật rừng đặc hữu quý hiếm đã biến mất. Để hạn chế điều này, Nhà
nƣớc cũng đã ban hành chính sách đóng cửa rừng, do vậy nguồn cung cấp tài
nguyên gỗ càng ngày trở nên hạn hẹp, điều này làm tác động đến sinh kế, thu
thập của ngƣời dân sống gần rừng, phụ thuộc vào rừng. Lúc này, LSNG lại trở
thành một hƣớng quan tâm mới của ngƣời dân. Rất nhiều tác dụng của LSNG đã
đƣợc chú ý khai thác nhƣ: làm lƣơng thực, dƣợc liệu, làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Ngoài ra, nhu cầu thị trƣờng của một số LSNG có chiều hƣớng ngày càng gia
tăng, một phần sử dụng trong nội địa, một phần sử dụng cho xuất khẩu. Ở nhiều
nơi, LSNG đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình, góp phần
xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi.
Tiếp cận với tài nguyên rừng, đặc biệt là LSNG giúp các hộ gia đình đa
dạng hóa sinh kế, thu nhập của họ. Rất nhiều hộ gia đình có thêm thu nhập từ
việc bán LSNG, nguồn thu này đƣợc sử dụng vào nhiều việc nhƣ mua hạt giống
cây trồng, thuê lao động hoặc tạo nguồn vốn cho các hoạt động buôn bán khác.
LSNG đã góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân về nhiều mặt, đặc biệt là
2
dân nghèo. Thế vào đó, ở một khía cạnh khác, nếu những ngƣời sống phụ thuộc
vào rừng có thể có đủ nguồn thu và lợi ích từ LSNG thì họ sẽ luôn chú ý quản lý
và bảo vệ rừng nhiều hơn. Tuy nhiên, thông tin về các loài thực vật cho LSNG
cho giá trị kinh tế cao lại rất ít và tàn mạn, nên chƣa phát huy đƣợc đầy đủ các
chức năng có lợi của LSNG. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định thành phần loài
LSNG mang lại thu nhập kinh tế, cũng nhƣ các kỹ thuật gây trồng, chăm sóc
nuôi dƣỡng chúng gắn với quản lý, phát triển rừng bền vững là vấn đề quan
trọng cần đƣợc các cấp nghành quan tâm.
Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông là một trong các khu bảo tồn có
nguồn tài nguồn phong phú và đa dạng. Ngƣời dân ở đây sinh sống cũng chủ
yếu phụ thuộc vào rừng, trong đó các loài LSNG ở đây đƣợc khai thác và buôn
bán tự do. Do vậy, rất nhiều loài LSNG đang bị khai thác cạn kiệt, cho dù ở đây
các cơ quan đã đƣa ra các chính sách bảo vệ tài nguyên rừng. Hậu quả là nguồn
tài nguyên LSNG cũng đang dần bị suy thoái, ảnh hƣởng xấu đến tài nguyên và
chất lƣợng rừng nói chung, đến cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học của rừng.
Việc trang bị đầy đủ kiến thức về bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên
LSNG là một việc rất cấp thiết cần đƣợc thực hiện ngay.
Để bảo vệ và phát triển bền vững LSNG cho sinh kế cộng đồng địa
phƣơng, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng các loài lâm
sản này là cần thiết. Vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng Lâm Sản Ngoài Gỗ tại
Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông, huyện Lạc Sơn, tỉnh
Hòa Bình”
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về LSNG trên thế giới
Kể từ những năm 1970 trở lại đây đã có rất nhiều nghiên cứu về các loài
thực vật cho LSNG, chứng minh giá trị kinh tế và vai trò của chúng trong sự
nghiệp phát triển rừng bền vững. Những bƣớc đi đầu trong nghiên cứu về thực
vật LSNG phải kể đến sự phát hiện về khả năng phục hồi nhanh, cho thu hoạch
sớm, năng suất cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và khi khai thác ít làm
ảnh hƣởng đến hệ sinh thái. Nghiên cứu của MENdelsohn (1992) đã chỉ rõ vai
trò của thực vật LSNG trong tính bền vững của rừng cũng nhƣ giá trị kinh tế xã
hội của chúng. Theo ông, thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai
thác chúng có thể luôn đƣợc thực hiện với sự tồn tại ít nhất đến rừng. Thực vật
LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm
bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống
bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm nhƣ: thực vật ăn đƣợc, thực vật làm
thuốc, sợi, tanin…và ngoài việc sử dụng trực tiếp chúng cũng có thể đem bán,
trao đổi thành một thị trƣờng, một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội,
do đó đem lại một giá trị kinh tế tức thì, cao hơn, nhanh hơn cho ngƣời bán. Vì
vậy, ông khẳng định rừng nhƣ là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật
LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này.
Đã có rất nhiều định nghĩa về LSNG đƣợc đƣa ra bởi các nhà khoa học và
các tổ chức trên thế giới trong các thời điểm khác nhau:
Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product – NTFP, hoặc Non wood
forest product – NWFP ) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác
gỗ, đƣợc khai thác từ rừng, đất có rừng và từ cây gỗ ở ngoài rừng (FAO,1999).
LSNG là tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, đƣợc khai thác từ rừng tự
nhiên phục vụ mục đích con ngƣời (W.W.F – 1989).