Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy giáo dục thể chất của trường thpt ngũ hành sơn - tp. đà nẵng năm học 2011- 2012.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------
LÊ VĂN SƠN
Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy Giáo dục thể
chất của trường THPT Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng
năm học 2011- 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
PHẦN MỞ ĐẦU
Nâng cao thể chất con người là vấn đề cốt lõi mọi mô hình phát triển của
các Quốc gia, các chế độ chính trị xã hội. Trong tình hình đổi mới và phát triển
hiện nay, yếu tố con người luôn chiếm vị trí hàng đầu trong sự phát triển kinh tế,
việc đào tạo con người toàn diện không chỉ ở mức độ về trí tuệ mà còn đòi hỏi
việc phát triển về thể chất và tinh thần. Đó chính là mục tiêu giáo dục hiện nay,
giáo dục thể chất trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhằm đào tạo con
người phát triển toàn diện. Vấn đề đặt ra đối với ngành TDTT cũng như ngành
giáo dục ở nước ta hiện nay là phải làm sao để nâng cao chất lượng của hoạt
động giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ.
Trong những năm gần đây công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ ở nước
ta luôn là mục tiêu đặt lên hàng đầu. Để gánh vác nhiệm vụ này, ngành TDTT
giữ vai trò rất quan trọng. TDTT là một mặt cơ bản của nền giáo dục thể chất
toàn diện, là một bộ phận không thể thiếu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
Trong văn kiện Đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Sự cường tráng về
thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tạo ra tài sản
trí tuệ và vật chất cho xã hội, của các cấp, các nghành, chăm lo cho con người về
thể chất là trách nhiệm của các đoàn thể ”.
Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm và đầu tư đúng mức của thành phố
Đà Nẵng, chất lượng dạy và học tại các cấp học, nhất là cấp trung học phổ thông
đã có những chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trên địa bàn
thành phố luôn duy trì ở mức cao, nhiều học sinh đỗ thủ khoa vào các trường Đại
học trên cả nước. Đạt được kết quả trên là nhờ thành phố đã không ngừng quan
tâm đầu tư về nhiều mặt cho cấp học trung học phổ thông đặc biệt, là giáo dục
thể chất cho các em giúp các em có nền tảng thể lực tốt để vượt qua các khó
khăn vươn tới thành tích cao trong học tập. Như cung cấp cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học ... Cách đây vài năm, không ít trường học luôn trong tình trạng
quá tải do sức khỏe không đảm bảo; trang thiết bị dạy học, sân tập thể dục còn
lạc hậu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học
sinh.
Trước thực trạng trên, thành phố đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để ngành
giáo dục hỗ trợ các trường trong xây dựng mới các phòng học, phòng chức năng,
nhà tập đa năng, các sân tập thể dục, mua sắm trang thiết bị dạy học... tăng
cường cho các trường gần đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia để sớm chuẩn hoá. Sự
đầu tư kịp thời này chính là tiền đề để các trường học nói riêng và ngành giáo
dục nói chung ra sức thi đua nâng cao chất lượng dạy học và đạt được nhiều kết
quả quan trọng. Nhiều trường có cơ sở vật chất đầy đủ hơn, trang thiết bị dạy học
khang trang hơn, đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường nâng cao chất lượng
giáo dục thể chất đối với học sinh với nhiều đổi mới và giải pháp hết sức cụ thể,
vừa chú trọng đào tạo học sinh giỏi, bổ túc cho học sinh trung bình yếu, tích cực
giáo dục đạo đức làm người cho các em vừa rèn luyện thể chất nâng cao sức
khỏe cho các em.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa TDTT trong hệ thống nhà trường phổ
thông là quá trình nâng cao thể chất, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho
thế hệ trẻ, tạo động lực cơ bản để thực hiện định hướng nâng cao thể lực và tầm
vóc người Việt Nam trong thế kỉ XXI, là huy động toàn xã hội cùng chăm lo cho
thế hệ trẻ, là đổi mới tận gốc nhận thức về vị trí và tầm quan trọng của TDTT
cho nhiều tầng lớp người lao động mới.
Trong những năm qua, số đông học sinh trong hệ thống nhà trường phổ
thông đã được hưởng thụ những thành quả bước đầu của xã hội hoá với nền
TDTT nước nhà, giáo dục thể chất và hoạt động TDTT trường học đã có những
biến chuyển đáng khích lệ về nhiều mặt. Tuy nhiên, công tác giáo dục thể chất
trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều bất cập do một số nguyên
nhân như sau: Nhận thức của phụ huynh và học sinh về giáo dục thể chất và thể
thao trường học còn rất hạn chế; nhà trường và giáo viên, nhất là giáo viên chủ
nhiệm chưa coi trọng công tác giáo dục thể chất, chưa coi TDTT là một phương
tiện giáo dục hữu hiệu ngoài giờ học đối với thanh thiếu niên học sinh; chưa phối
hợp giữa gia đình và nhà trường về công tác giáo dục thể chất, hoạt động TDTT
và đánh giá tình trạng thể chất của học sinh.
Việc thực hiện chương trình môn học thể dục nội khoá kém về hiệu quả,
mang nặng tính hình thức, cơ sở vật chất phục vụ học tập và rèn luyện của học
sinh dù được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu thốn nhiều đặc biệt là các trường
nằm ở khu vực nông thôn. Phong trào TDTT chủ yếu tập trung vào những hoạt
động có tính chất đội tuyển trước mỗi giải thi đấu.
Nghiên cứu phát hiện thực trạng và nguyên nhân hạn chế hiệu quả của
công tác xã hội hoá lĩnh vực nhà trường, là rất cần thiết. Từ đó, có thể đề xuất
những biện pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện
cho học sinh phổ thông các cấp và tích cực hoá quá trình xã hội hoá TDTT là
một nhiệm vụ cấp thiết.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm mục đích phát triển công tác giáo
dục thể chất của học sinh trường THPT Ngũ Hành Sơn.
Là một sinh viên chuyên ngành giáo duc thể chất, đồng thời là một người
thầy giáo trong tương lai. Với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé
của mình vào công tác giảng dạy và học tập ở trường THPT Ngũ Hành Sơn,
chúng tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng công tác giảng dạy Giáo dục thể chất của
trường THPT Ngũ Hành Sơn - TP. Đà Nẵng năm học 2011- 2012”.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. 1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác GDTC trong
trường học.
Ngay từ khi thành lập chính quyền, năm 1945 Đảng và Nhà nước ta đã hết
sức coi trọng công tác giáo dục con người phát triển toàn diện nói chung và nâng
cao năng lực nói riêng, coi đây là tài sản của đất nước, các văn bản pháp lý của
Đảng và Nhà nước ta đều nhấn mạnh TDTT là công tác cách mạng, là công cụ
tác động tích cực đến đời sống xã hội. Là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp
giáo dục con người phát triển toàn diện về mọi mặt. Trên cơ sở chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, hàng loạt các văn bản pháp quy về công tác TDTT nhằm góp
phần thực hiện nhiệm vụ, phát triển kinh tế xã hội từng thời kì đã được ban hành.
Nhằm nêu rõ mục đích giữ gìn sức khỏe cho thế hệ trẻ. Ngay khi tiến hành cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, ngày 02 tháng 06 năm 1969 Thủ
tướng chính phủ ban hành chỉ thị số 48/TTg-CT, trong đó phân tích chặt chẽ tình
hình công tác giáo dục thể chất cho học sinh, nguyên nhân của các mặt thiếu sót
trong thực hiện công tác này và đề ra các biện pháp lớn. Nhằm đẩy mạnh nâng
cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp. Tiếp theo đó, hàng
loạt các chỉ thị 106/TC-TW; 181/TC-TW; 180/TC-TW; 22/TC-TW về công tác
TDTT trong suốt thời kỳ từ năm 1958 đến năm 1975 Đảng ta đều nhấn mạnh đến
vai trò của thể dục thể thao như một công tác cách mạng, trong đó nhiệm vụ chủ
yếu là chăm sóc sức khỏe, tăng cường thể chất cho nhân dân nhất là thanh thiếu
niên. Hiến pháp năm 1980 đã xác định tại điều 48 hiến pháp: “Nền TDTT Việt
Nam có tính độc lập, khoa học và nhân văn được phát triển mạnh mẽ và cân đối,
nhằm tăng cường sức khỏe và bồi dưỡng thể lực của nhân dân để xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Nghị quyết đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 mở
đầu thời kỳ đổi mới đã khẳng định “mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào
TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thể thao thành thói quen hằng
ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng giáo
dục thể chất trong nhà trường”. Đại hội cũng thông qua ổn định và phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2000 trong đó khẳng định “Bảo vệ nâng cao sức khỏe
và thể chất nhân dân chống suy dinh dưỡng trẻ em, tăng chiều cao cân nặng thế
hệ trẻ” như một nội dung quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội và bảo
đảm sức khỏe của nhà nước ta trong suốt thời kỳ 1991 đến 2000.
Đại hội lần thứ VIII năm 1996 đặt vị trí chủ chốt của con người với tầm
chiến lược sâu sắc hơn của thời kỳ mới sự cường tráng về thể chất và nhu cầu
của bản thân con người, đồng hành là vốn quý để tạo ra tài sản trí tuệ và vật chất
cho xã hội. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, tất
cả các cấp, các ngành, các đoàn thể. vì vậy, trong báo cáo về chất lượng và hiệu
quả trong trường học đã nêu lên “giáo dục thể chất nhằm phát huy nguồn lực của
con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Cụ thể của
chương trình này ban bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã có chỉ thị
36-TC/TW về công tác TDTT trong giai đoạn mới, trong đó nhấn mạnh:“ Thực
hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học là làm cho việc tập luyện
TDTT trở thành nếp sống hằng ngày của học sinh, sinh viên…”. Công tác TDTT
được đề cập một cách cấp thiết trong các văn bản pháp luật do Quốc hội thông
qua như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, luật chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho các
em nhỏ phát triển thể chất trở thành trách nhiệm của Đảng, nhà nước và nhân
dân.
Trước thực trạng khó khăn về nhiều mặt, trong phát triển TDTT và đòi hỏi
đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chính phủ đã ban
hành chỉ thị 133/TTg ngày 07 tháng 03 năm 1995 về việc xây dựng quy hoạch
phát triển ngành TDTT, trong đó tiếp tục yêu cầu Bộ GD & ĐT cần đặc biệt coi
trọng giáo dục thể chất trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy thể dục nội
khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh ở các cấp.
Tóm lại, công tác giáo dục thể chất trong trường học góp phần chăm lo
sức khỏe và phát triển thể chất cho thế hệ trẻ được Đảng và Nhà nước ta luôn
luôn coi trọng trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây cũng là
mục tiêu cơ bản quan trọng nhất trong giáo dục con người phát triển toàn diện
nhằm đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất
nước. Con người phải được “ Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần”(Nghị quyết trung ương 4 khóa
VII).
Ngày nay, vấn đề giáo dục thể chất trong trường học cũng trở nên quan
trọng trước yêu cầu đào tạo con người phát triển toàn diện. Con người vừa là
mục tiêu vừa là động lực phát triển việc nâng cao chất lượng giờ học nội khóa
cho học sinh phổ thông, góp phần phát triển thể chất cho học sinh chính là chủ
trương của Đảng và Nhà nước vào đời sống giáo dục nhân cách cho con người.
1. 2 Hệ thống quan điểm về cơ sở lý luận của Công tác GDTC trong
các trường THPT ở Việt Nam:
1. 2. 1 Công tác GDTC trong các trường phổ thông ở Việt Nam.
Công tác GDTC trong các trường phổ thông có một vị trí và ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ tri thức mới đáp ứng được những yêu
cầu ngày càng cao của sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nước nhà để
thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Giai đoạn học tập tại các trường phổ thông của học sinh là giai đoạn quan
trọng chuẩn bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để bước vào đời. Sau khi tốt
nghiệp trung học cơ sở bước vào THPT các em bắt đầu định hướng cho mình
con đường đi cụ thể chẳng hạn như đi theo một khối học cụ thể với những môn
học nổi trội.
Mục tiêu của hệ thống giáo dục thể chất Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đào tạo
nên những con người hoàn thiện về thể chất, tích cực xây dựng chế độ XHCN và
được chuẩn bị toàn diện cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực
hiện điều đó GDTC cần giải quyết 3 nhiệm vụ sau:
* Nhiệm vụ giáo dục:
Nhiệm vụ giáo dục bao gồm: Giáo dục tư cách và đạo đức ý chí trong tinh
thần của chủ nghĩa cộng sản chân chính.
* Nhiệm vụ về tăng cường sức khỏe:
Nhiệm vụ tăng cường sức khỏe nhằm củng cố và phát triển một cách cân
đối các tố chất và chức năng của cơ thể, nâng cao thành tích thể thao và kéo dài
khả năng lao động.
* nhiệm vụ giáo dưỡng:
Nhiệm vụ giáo dưỡng hình thành các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để sử dụng
phương tiện GDTC trong lao động và cuộc sống hằng ngày. Một trong những
thành phần quan trọng của giáo dục XHCN là giáo dục thể chất trong trường phổ
thông. GDTC có vai trò thiết yếu trong toàn bộ hệ thống giáo dục toàn diện.
Nhiệm vụ chính của chương trình GDTC trong trường THPT là:
- Giáo dục học sinh những tố chất vận động, giáo dục đạo đức, ý chí thẩm
mĩ đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Củng cố và giữ gìn sức khỏe, góp phần hình thành và phát triển cơ thể
nâng cao và duy trì khả năng làm việc trong suốt quá trình học tập của học sinh.