Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Thực Trạng Công Nghệ Sấy Gỗ Tại Nhà Máy Chế Biến Gỗ Thuộc Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tuyên Quang
MIỄN PHÍ
Số trang
55
Kích thước
663.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1600

Đánh Giá Thực Trạng Công Nghệ Sấy Gỗ Tại Nhà Máy Chế Biến Gỗ Thuộc Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tuyên Quang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp theo chƣơng trình đào tạo

Đại học khóa học 2006 - 2010 của trƣờng Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam em

xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo cùng gia đình, bè bạn

đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề

tài này.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Vũ Huy

Đại, là giáo viên hƣớng dẫn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức

chuyên môn, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt quá trình hoàn thành

khóa luận này. Em xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa CBLS,

thƣ viện trƣờng và toàn thể cán bộ, công nhân viên nhà máy chế biến gỗ Công

ty cổ phần xi măng Tuyên Quang.

Em đã cố gắng với tất cả nỗ lực bản thân, nhƣng do nhiều hạn chế

khách quan và chủ quan nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong

nhận đƣợc những ý kiến đóng góp xây dựng của thầy cô giáo và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, ngày 14 tháng 05 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Hùng Vƣơng

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp mũi nhọn trên thế

giới, trong những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến gỗ (CBG) ở nƣớc

ta đã và đang đƣợc đầu tƣ và phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành một ngành

công nghiệp có quy mô lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào tiến trình

công nghiệp hoá hiện đại hoá chung của đất nƣớc ta.

Trong công nghiệp CBG, hầu hết các quá trình gia công chế biến gỗ thì

gỗ đều phải đƣợc sấy. Vì gỗ là loại vật liệu có cấu trúc và tính chất không

đồng nhất, rất phức tạp. Mà đặc điểm nổi bật của gỗ là hầu hết mọi tính chất

của nó đều phụ thuộc vào độ ẩm của gỗ. Khi độ ẩm của gỗ thay đổi thì dẫn

đến thay đổi tính chất (kích thƣớc và hình dạng) của gỗ, đó là nguyên nhân cơ

bản dẫn đến các hiện tƣợng khuyết tật của gỗ nhƣ: cong vênh, nứt nẻ, mo

móp…làm giảm giá trị sử dụng cũng nhƣ giá trị kinh tế của gỗ.

Vì vậy muốn tăng giá trị sử dụng cũng nhƣ giá trị kinh tế của gỗ cần

phải ổn định độ ẩm của gỗ trong thời gian gia công và sử dụng - tức là phải

sấy gỗ đến độ ẩm phù hợp mới đƣa vào gia công chế biến.

Nhƣ vậy có thể nói, sấy gỗ là một khâu công nghệ vô cùng quan trọng

và cần thiết trong quá trình gia công và chế biến gỗ.

Thực trạng công nghệ sấy gỗ cho chúng ta biết trình độ sấy gỗ tại công

ty. Việc đánh giá thực trạng sấy gỗ tại công ty là việc làm rất quan trọng và

cần thiết, nó giúp ta nắm rõ thực trạng sấy gỗ của công ty. Qua đó ta có thể

tìm ra những giải pháp điều chỉnh công nghệ phù hợp và kịp thời nhằm nâng

cao chất lƣợng và hiệu quả sấy gỗ cho công ty.

Do vậy đƣợc sự đồng ý của khoa chế biến lâm sản trƣờng đại học Lâm

Nghiệp tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng công nghệ sấy gỗ tại nhà

máy chế biến gỗ thuộc công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang ”.

2

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Trong thời kỳ gia công gỗ bằng thủ công ngƣời ta đã hong phơi gỗ để

làm giảm độ ẩm của gỗ trƣớc lúc gia công chế biến. Đến thế kỷ XIX trƣớc

những nhu cầu cấp bách của nghành công nghiệp CBG, một số xƣởng gỗ có

khối lƣợng tƣơng đối lớn, có yêu cầu cao về mặt chất lƣợng lúc đó bắt đầu

xây dựng lò sấy thủ công với môi trƣơng sấy là không khí nóng, hơi quá nhiệt

và khí đốt.

Tuy nhiên trƣớc tình hình phát triển mạnh mẽ của công nghiệp CBG,

những lò sấy thủ công cũ kỹ, năng suất thấp chất lƣợng kém không thể đáp

ứng yêu cầu của khối lƣợng gỗ sấy lớn của các nƣớc công nghiệp phát triển.

Từ đó các lò sấy công suất lớn, công nghệ thiết bị tiên tiến đã đƣợc xây dựng

ở các nhà máy chế biến gỗ tổng hợp.

Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về bản

chất của quá trình sấy, các phƣơng pháp, quy trình, chế độ sấy gỗ với nhiều

loại môi trƣờng, nguyên liệu sấy trong các kiểu lò sấy khác nhau ngày càng

phát triển sâu rộng ở các nƣớc trên thế giới nhằm hoàn thiện kỹ thuật công

nghệ để rút ngắn thời gian sấy, tăng năng suất, chất lƣợng gỗ sấy, giảm giá

thành sấy gỗ.

1.1.2. Thực trạng kỹ thuật và công nghệ sấy gỗ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, kỹ thuật và công nghệ ngành công nghiệp CBG còn yếu

kém, phát triển chậm, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu chất lƣợng cao

chƣa phát triển, nên kỹ thuật và công nghệ sấy gỗ cũng phát triển chậm và

còn rất nhiều yếu kém. Trƣớc đây, tại những xí nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, ở các

làng quê thì hong phơi tự nhiên là phƣơng pháp phổ biến để làm giảm độ ẩm

của gỗ trƣớc khi đƣa vào gia công chế biến.

Trong những năm gần đây thì ngành công nghiệp CBG của nƣớc ta đã và

đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi yêu cầu về chất lƣợng ngày càng cao vì vậy

vấn đề nghiên cứu các lò sấy công nghiệp đã trở nên cấp bách

3

Trƣớc tình hình đó, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giảng dạy,

đào tạo đội ngũ kỹ thuật và công nhân lành nghề có đủ năng lực hoạt động

trong lĩnh vực sấy gỗ, không ngừng tiến bộ về mặt kỹ thuật và công nghệ sấy

gỗ để ngành công nghiệp CBG nƣớc ta tiến kịp với ngành công nghiệp CBG

của các nƣớc trên thế giới.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu khoá luận tốt nghiệp là:

+ Đánh giá đƣợc thực trạng công nghệ sấy gỗ tại nhà máy chế biến gỗ

thuộc Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang.

+ Đề xuất đƣợc những giải pháp nâng cao chất lƣợng gỗ sấy của nhà máy.

1.3. Đối tƣợng nghiên cứu

+ Nguyên liệu: Loại nguyên liệu là gỗ Keo đƣợc thu mua ở các huyện

xung quanh thị xã và các tỉnh lân cận.

+ Quy trình sấy gỗ tại nhà máy.

+ Chất lƣợng gỗ sấy tại nhà máy.

1.4. Nội dung nghiên cứu

+ Tình hình sản xuất của nhà máy.

+ Khảo sát đánh giá thực trạng sấy gỗ tại nhà máy.

+ Kiểm tra chất lƣợng gỗ sấy của nhà máy.

+ Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng gỗ sấy cho nhà máy.

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp nghiên cứu để làm khoá luận bao gồm:

+ Phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát: Kết hợp cơ sở lý thuyết với quá

trình khảo sát thực tế tại nhà máy.

+Phƣơng pháp kế thừa: Kế thừa tài liệu và tiếp thu các kiến thức đã

đƣợc nghiên cứu từ trƣớc.

+ Phƣơng pháp khảo sát thực tế: Căn cứ qua khảo sát thực tế, căn cứ

vào một số mẻ gỗ sấy cụ thể tại Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang - Nhà

máy chế biến gỗ.

4

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Các đặc tính và tính chất của gỗ liên quan đến công nghệ sấy gỗ

Gỗ có cấu tạp phức tạp và không đồng nhất do ảnh hƣởng của các điều

kiện sinh trƣởng, tự nhiên biến động tuy nhiên trong mỗi loại gỗ cũng biểu

hiện đƣợc những đặc thù có tính chất đặc trƣng cho từng loại gỗ và qua đó có

đƣợc những tính chất cơ lý đặc thù cho từng loại gỗ, ảnh hƣởng có tính chất

quy luật đến quá trình khô của gỗ. Quá trình sấy gỗ là tổng hợp các quá trình

vận chuyển nhiệt và ẩm xảy ra trong gỗ và các quá trình trao đổi ẩm và nhiệt

xảy ra trên bề mặt gỗ do vậy ta không quan tâm một cách có hệ thống những

đặc điểm cấu tạo của gỗ nhƣ trong nhận mặt gỗ mà chủ yếu xem xét các đặc

điểm cấu tạo ảnh hƣởng đến các quá trình vận chuyển nhiệt, vận chuyển ẩm,

trao đổi ẩm, trao đổi nhiệt và một phần ảnh hƣởng đến quá trình co rút của gỗ

làm nảy sinh những khuyết tật của gỗ trong quá trình sấy.

2.1.1. Đặc điểm cấu tạo

+ Hình thức phân bố của tế bào mạch gỗ: Tế bào mạch gỗ vách dày,

kích thƣớc lớn, loại gỗ có tế bào mạch gỗ xếp phân tán thì dễ sấy hơn so với

loại gỗ mạch vòng. Khi sấy loại gỗ mạch vòng thƣờng có nhiều khuyết tật

hơn, khi sấy gỗ có cấu tạo mạch vòng thì nên sấy ở chế độ mềm hơn.

+ Gỗ giác, gỗ lõi: Khả năng vận chuyển ẩm của gỗ giác tốt hơn gỗ lõi.

Gỗ lõi và gỗ giác co rút khác nhau cho nên nếu chúng cùng nằm trên một

thanh gỗ thì khi sấy rất dễ nảy sinh khuyết tật.

+ Tia gỗ: Nó là nguyên nhân chính gây nên sự chênh lệch về tính chất

giữa 2 chiều xuyên tâm và chiều tiếp tuyến. Kích thƣớc và số lƣợng tia cũng

ảnh hƣởng đến chất lƣợng gỗ sấy.

+ Chiều thớ gỗ: Chiều thớ gỗ ảnh hƣởng đến quá trình sấy nhƣ là gỗ

thẳng thớ dễ sấy hơn gỗ chéo thớ, xoắn thớ loạn thớ.

+ Thể bít, các chất chiết suất, các chất tích tụ: Thể bít tồn tại sẽ hạn chế

rất nhiều đến quá trình di chuyển ẩm của gỗ và làm cho gỗ khô rất chậm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!