Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Thực Trạng Công Nghệ Sản Xuất Gỗ Ghép Từ Gỗ Rừng Trồng Tại Công Ty Tnhh Hoàn Cầu Ii
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến
các thầy, cô giáo trong khoa Chế biến Lâm sản - Trường Đại học Lâm nghiệp,
những người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.s Vũ Huy Đại, người đã
tận tình trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khoá luận tốt nghiệp.
Qua đây tôi xin cảm ơn đến tập thể cán bộ công nhân viên công ty TNHH
Hoàn Cầu II; Trung tâm thông tin khoa học thư viện trường Đại học Lâm
nghiệp; cùng toàn thể gia đình; bạn bề đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn
hạn chế nên trong khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn
sinh viên để khoá luận của tôi hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Đỗ Minh Đức
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như mọi người đã thấy trong những năm gần đây nghành chế biến gỗ của
nước ta đã và đang đi lên, có nhiều nhà máy vừa và nhỏ được xây dựng lên
với mục đích tạo ra các sản phẩm từ gỗ phục vụ mục đích con người. Từ
trước tới nay gỗ là loại vật liệu rất thân thiện với con người và được sử dụng
rất rộng rãi mà nhiều loại vật liệu khác không thể thay thế được, các sản phẩm
từ gỗ đang được sử dụng trong một số ngành như: xây dựng cơ bản, đồ mộc
nội thất ngoại thất, giao thông, kiến trúc,…Thực trạng hiện nay cho thấy
nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt do vậy dẫn tới tình trạng
khan hiếm nguyên liệu đặc biệt là nguyên liệu gỗ có đường kính lớn. Chính
điều đó đã gây không ít hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái mà
còn ảnh hưởng trực tiếp tới ngành công nghiệp chế biến gỗ.
Đứng trước tình trạng nguyên liệu ngày càng khan hiếm như vậy đã đặt ra
bài toán về sử dụng cũng như tìm kiếm nguyên liệu mới và việc kết hợp sử
dụng hợp lý nguồn nguyên liệu đã có là một điều hết sức cần thiết hiện nay.
Gỗ rừng trồng và công nghệ sản xuất ván nhân tạo đang là một câu trả lời
mang tính thuyết phục nhất hiện nay. Gỗ rừng trồng với đặc điểm dễ trồng,
nhanh phát triển do vậy việc sử dụng gỗ rừng trồng làm nguyên liệu chính cho
ngành chế biến gỗ đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các
doanh nghiệp chế biến gỗ.
Trong thực tế việc sử dụng gỗ vào những mục đích cần gỗ có kích thước
lớn là rất nhiều nhưng gỗ có kích thước lớn hiện nay ngày càng ít do việc khai
thác rừng trái phép diễn ra nhiều. Vì thế công nghệ sản xuất gỗ ghép đóng vai
trò quan trọng trong việc khắc phục nhược điểm này của nguyên liệu gỗ. Gỗ
ghép là một loại vật liệu gỗ được tạo nên từ những thanh gỗ nhỏ nên không bị
mất đi tính tự nhiên của gỗ, lại có tính ổn định kích thước tốt hơn, đặc biệt
hơn nữa là gỗ ghép có thể tạo ra kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều dày
lớn phục vụ mọi nhu cầu của xã hội.
2
Việc nghiên cứu cấu tạo gỗ ghép từ các loại gỗ rừng trồng là rất cần thiết
và là xu hướng tất yếu trong công nghiệp chế biến gỗ. Tuy nhiên việc nghiên
cứu về mặt lý thuyết chưa đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất công
nghiệp mà phải biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tế sản xuất của cơ sở, từ đó
sẽ có thể kích thích năng suất cũng như chất lượng sản xuất. Chính vì vậy
khóa luận tốt nghiệp “ Đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất gỗ ghép từ
gỗ rừng trồng tại công ty TNHH Hoàn Cầu II “ sẽ phần nào đánh giá điều
đó.
3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Những năm gần đây khi nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên không còn nhiều do
thực trạng tàn phá rừng diễn ra nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường
sinh thái và ngành chế biến gỗ nước ta. Bên cạnh đó thì loại hình sản xuất gỗ
ghép mới được chú trọng phát triển. Đặc biệt hiện nay khi các loại gỗ có
đường kính lớn ngày càng hạn chế thì song song với đó là các loại gỗ rừng
trồng được đưa vào sử dụng làm nguyên liệu chính cho ngành chế biến gỗ nói
chung và việc sản xuất gỗ ghép nói riêng là giải pháp tương đối hiệu quả cho
các doanh nghiệp chế biến gỗ. Bên cạnh nhu cầu cần thiết sử dụng gỗ rừng
trồng làm nguyên liệu chính để phục vụ sản xuất thì việc nghiên cứu công
nghệ sản xuất cũng như tìm hiểu ưu nhược điểm của các loại gỗ rừng trồng
mới cho hiệu quả cao đang là vấn đề được đặt ra. Đối với công nghệ sản xuất
gỗ ghép từ gỗ rừng trồng chưa có sự đầu tư nghiên cứu nhiều lắm, mới có
sinh viên Hoàng Đức Thuận khóa 2003-2007 nghiên cứu cấu tạo glulam từ gỗ
dừa, còn có sinh viên Ngô Thùy Dương khóa 2004-2008 với đề tài đánh giá
một số tính chất công nghệ của gỗ ghép từ gỗ trẩu làm đồ mộc xây dựng. Một
số đề tài phần lớn chỉ nghiên cứu về mặt lý thuyết, chưa có sự áp dụng rộng
rãi những lý thuyết đó vào sản xuất thực tiễn của các doanh nghiệp. Điều này
đã tạo nên khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà trường. Chính vì vậy thực
trạng sản xuất gỗ ghép của nhiều doanh nghiệp trong nước còn nhiều vấn đề
chưa hợp lý, điều đó dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Chính vì vậy trong đề tài này tôi xin đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất
gỗ ghép từ gỗ rừng trồng tại công ty TNHH Hoàn CầuII với mục đích hoàn
thiện hơn công nghệ sản xuất gỗ ghép.
4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Gỗ ghép trên thế giới đã được phát triển từ nhiều năm về trước, chủ yếu
là ở Châu Âu.Với việc áp dụng các công nghệ hiện đại, các dây truyền máy
móc với độ chính xác cao vào sản xuất không chỉ công nghệ gỗ ghép nói
riêng mà cả nghành chế biến gỗ nói chung. Do vậy chất lượng sản phẩm, năng
suất sản phẩm của họ tương đối cao.
Một số nước sản xuất gỗ ghép có sản lượng lớn như Phần Lan, Đức, Nga,
Tiệp Khắc, …
Phần Lan là nước sản xuất ván ghép dạng glulam có sản lượng lớn nhất; vào
năm 2006 có khoảng 11 công ty sản xuất ván ghép dạng glulam. Nước này
hàng năm sản xuất khoảng 206000 m
3
, trong đó 39000 m3 tiêu thụ trong
nước, còn lại được xuất sang các nước trong khối EU, Nhật Bản, …
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất ván ghép thanh tại cơ sở.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho cơ sở.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất của công ty.
- Khảo sát công nghệ sản xuất ván ghép thanh.
- Khảo sát thiết bị sản xuất ván ghép thanh.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ván ghép thanh.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Toàn bộ các công đoạn trong quá trình sản xuất ván ghép thanh tại công ty
từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến các tấm ván ghép thanh sản phẩm cuối
của dây truyền sản xuất.
- Sản phẩm gỗ ghép sản xuất từ gỗ rừng trồng chủ yếu dùng để làm nguyên
liệu cho quá trình sản xuất đồ mộc nội ngoại thất.
5
1.5. Phƣơng pháp thực hiện
- Phương pháp điều tra khảo sát: Tìm hiểu thu thập số liệu gốc thực tế có tại
hiện trường sản xuất, quan sát trực tiếp đối tượng cần tìm hiểu và điều tra
thông tin qua các đối tượng đó. Kết hợp cơ sở lý thuyết với quá trình khảo sát
thực tế tại hiện trường.
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các ý kiến đánh giá của những người đi
trước, người trực tiếp sản xuất cũng như chỉ đạo sản xuất.
- Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa các tài liệu và tiếp thu các kiến thức
đã được nghiên cứu từ trước.