Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiệu quả và mức độ đáp ứng của các nhóm nhà máy xử lý nước thải tại khu công nghiệp phước đông tỉnh tây ninh và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả: Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ANH PHÚ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
CỦA CÁC NHÓM NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHƯỚC ĐÔNG TỈNH
TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ HIỆU QUẢ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ANH PHÚ NGUYÊN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
CỦA CÁC NHÓM NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHƯỚC ĐÔNG TỈNH
TÂY NINH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ HIỆU QUẢ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã số: 60.85.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình.
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại
học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 07 năm 2021.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Lương Văn Việt - Chủ tịch Hội đồng
2. TS. Lê Hoàng Anh - Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Chí Hiếu - Phản biện 2
4. PGS.TS Bùi Xuân An - Ủy viên
5. TS. Trần Thị Thu Thủy - Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Anh Phú Nguyên MSHV: 17001141
Ngày, tháng, năm sinh: 28/01/1982 Nơi sinh: Bình Dương
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã chuyên ngành: 60.85.01.01
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá hiệu quả và mức độ đáp ứng của các nhóm nhà máy xử lý nước thải tại Khu
công nghiệp Phước Đông tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Khảo sát hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của các nhóm nhà máy tại Khu công
nghiệp Phước Đông.
Khảo sát hiện trạng chất lượng, hiệu quả xử lý và công suất của hệ thống xử lý nước
thải tại các nhóm nhà máy trong Khu công nghiệp Phước Đông từ năm 2018 - 2020.
Dự báo mức độ đáp ứng của hệ thống xử lý nước thải tại các nhóm nhà máy từ năm
2022 – 2026.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình xử lý nước thải của các nhóm nhà
máy.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/07/2020
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/07/2021
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 07 năm 2021
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
PGS.TS Nguyễn Thanh Bình
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG VIỆN KHCN & QLMT
(Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành Luận văn thạc sĩ là một cột mốc quan trọng để đánh giá quá trình học tập
và nghiên cứu của tôi trong suốt 3 năm qua tại Trường Đại học Công nghiệp Thành
phố Hồ Chí Minh. Để hoàn chỉnh luận văn này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân
tôi thì còn có sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô Trường Đại học
Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình – người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn
thành đề tài.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn
VRG (Ban điều hành KCN Phước Đông) và các doanh nghiệp trong KCN Phước
Đông đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với gia đình đã luôn đồng hành
cùng tôi trong suốt chặng đường vừa qua.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2021
Nguyễn Anh Phú Nguyên
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Khu công nghiệp (KCN) Phước Đông thành lập năm 2008, đến nay đã có 23 doanh
nghiệp xây dựng nhà xưởng hoàn chỉnh và đi vào hoạt động được chia thành 3 nhóm
nhà máy với tổng lưu lượng xả thải hiện tại khoảng 41.000 m3
/ngày. Do đó, việc thực
hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả và mức độ đáp ứng của các nhóm nhà máy
xử lý nước thải tại KCN Phước Đông tỉnh Tây Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý
hiệu quả” là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Mục tiêu của đề tài nghiên
cứu nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng và hiệu quả xử lý của các nhóm nhà máy
xử lý nước thải từ năm 2018 – 2020, đánh giá hiện trạng công suất và dự báo mức độ
đáp ứng của các nhóm nhà máy xử lý nước thải từ năm 2022 – 2026 và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. Phương pháp nghiên cứu
dựa trên cơ sở thu thập số liệu về hệ thống xử lý, tình hình xử lý nước thải và chất
lượng nước thải thông qua 10 đợt quan trắc từ năm 2018 đến nay, hiệu suất, công suất
tại các nhóm nhà máy và thu thập thông tin về kế hoạch hoạt động của các nhóm nhà
máy trong 05 năm tới cũng được thực hiện. Chất lượng nước thải quan trắc tại nhóm
nhà máy phát sinh nước thải dệt nhuộm đều đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A, kq
= kf = 0,9; nhóm nhà máy phát sinh nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN
có các chỉ tiêu TSS, tổng Nitơ, Amoni và nhóm nhà máy phát sinh nước thải được xử
lý sơ bộ bằng bể tự hoại có các thông số độ màu, COD, TSS, tổng Nitơ, tổng Photpho,
Amoni vượt quy chuẩn cho phép. Khối lượng nước thải hiện tại của nhóm nhà máy
phát sinh nước thải dệt nhuộm và nhóm nhà máy phát sinh nước thải xử lý đạt tiêu
chuẩn đấu nối của KCN chiếm lần lượt từ 6,93 – 63,67% và từ 35,70 – 82,33% công
suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải (XLNT). Khối lượng nước thải thu gom về
nhà máy XLNT tập trung của KCN chiếm 38,35% công suất thiết kế, đảm bảo công
tác thu gom và xử lý nước thải của KCN. Trong giai đoạn 2022 – 2016, lượng nước
thải tại nhóm nhà máy phát sinh nước thải dệt nhuộm và nhóm nhà máy phát sinh
nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối của KCN chiếm từ 29,61 – 93,28% và từ 66,40
– 91,46% công suất thiết kế của hệ thống XLNT, lượng nước thải dẫn về nhà máy
XLNT tập trung chiếm 88,15% công suất thiết kế. Do đó, hệ thống XLNT tại các
iii
nhóm nhà máy và Nhà máy XLNT tập trung KCN vẫn đáp ứng công tác thu gom, xử
lý nước thải phát sinh. Nhằm nâng cao hiệu quả xử lý và công tác quản lý của hệ
thống XLNT tại các nhóm nhà máy cần phối hợp đồng bộ các giải pháp về thủ tục
pháp lý, vận hành hệ thống, quan trắc chất lượng nước thải cũng như công tác phòng
ngừa, ứng phó sự cố.
Từ khóa: Khu công nghiệp Phước Đông; Hiệu quả xử lý; Hiện trạng công suất; Dự
báo mức độ đáp ứng.
iv
ASTRACT
Phuoc Dong Industrial Park (IZ) has been established since 2008. Up to now, there
are 23 enterprises having built and deployed their operation factories, divided into 3
groups of factories with a total discharge volume of about 41.000 m3
/day. Therefore,
the implementation of the research topic "Evaluating the effectiveness and
responsiveness of the groups of wastewater treatment plants in Phuoc Dong Industrial
Park, Tay Ninh province and proposing effective management solutions" is highly
essential in order to carry out up to this current period. The aim of the present study
is to evaluate the performance of current quality and treatment efficacy from 3 groups
of wastewater treatment plants in the time range of 2018 to 2020; assess the current
capacity; predict the response level of these groups from 2022 to 2026 and propose
solutions to improve the efficiency of the wastewater treatment process. The research
methodology is defined on collecting data generated from the treatment systems,
treatment situation and wastewater quality through 10 monitoring periods from 2018
to present, as well as the efficiency and capacity at the mentioned groups.
Additionally, information collected from the operation plan in the next 5 years is also
carried out. The water quality has been monitored at the group of factories generating
textile dyeing wastewater all matched with QCVN 40:2011/BTNMT, column A, kq
= kf = 0,9 and; group of factories generating treated wastewater also met the
connection standards of the industrial zone with TSS, total nitrogen, ammonium but
a group of factories generating wastewater are preliminarily treated by a septic tank
with color parameters, COD, TSS, total nitrogen, total phosphorus, ammonium
exceeding the allowable standards. The current wastewater volume of the group of
factories generating textile and dyeing wastewater and the group of factories
generating treated wastewater meet the connection standards of the industrial zone
accounts for from 6,93% to 63,67% and from 35,70% to 82,33% of the design
capacity of the wastewater treatment system. The volume of wastewater collected to
the concentrated wastewater treatment plant of the IZ accounts for 38,35% of the
designed capacity, ensuring the collection and treatment of wastewater of the IZ. In
v
the period of 2022 - 2026, the quantity of wastewater at the group of factories
generating textile and dyeing wastewater and the group of factories generating treated
wastewater meet the connection standards of the industrial zone accounts for from
29,61% to 93,28% and from 66,40% to 91,46% of the design capacity, the amount of
wastewater leading to the concentrated wastewater treatment plant accounts for
88,15% of the design capacity. Therefore, the wastewater treatment system at the
groups of factories and the concentrated wastewater treatment plant in the IP still
meet the collection and treatment of generated wastewater. In order to improve the
treatment efficiency and management of the wastewater treatment system in groups
of factories, it is necessary to synchronously coordinate the solutions on legal
procedures, system operation, wastewater quality monitoring as well as waste water
management incident prevention and response.
Keywords: Phuoc Dong Industrial Park; treatment efficacy; current capacity; predict
the response level.
vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ với đề tài “Đánh giá hiệu quả và mức độ đáp ứng
của các nhóm nhà máy xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Phước Đông tỉnh Tây
Ninh và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả” là công trình nghiên cứu của bản
thân tôi.
Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép
từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài
liệu đã được ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà trường về công trình nghiên cứu trong
Luận văn thạc sĩ này.
Học viên
Nguyễn Anh Phú Nguyên