Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của hình thức sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÙI QUANG VINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
CỦA HÌNH THỨC SẢN XUẤT LÚA THEO MÔ HÌNH
CÁNH ĐỒNG LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường
của hình thức sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tiền
Giang” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Bùi Quang Vinh
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, với sự
nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau Đại
học, đến nay tôi đã hoàn tất luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội – môi
trường của hình thức sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang”.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đinh Phi Hổ, người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời
gian qua để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại
học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những thông tin, kiến thức quan trọng
về ngành Kinh tế học mà tôi đã theo đuổi.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang, Sở Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tiền
Giang, các cán bộ, các hộ dân tại khu vực nghiên cứu đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp, đặc biệt là trong quá trình điều tra
phỏng vấn để lấy dữ liệu sơ cấp phục vụ cho luận văn này.
Tôi cảm ơn các anh chị và bạn bè, những người đã cho tôi những lời khuyên
chân thành và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi muốn nói lời cảm ơn đến gia đình tôi, có lẽ nếu không có sự giúp
đỡ của gia đình, tôi sẽ khó lòng theo đuổi được ước mơ của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 9 năm 2016
Học viên: Bùi Quang Vinh
iii
TÓM TẮT
Luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của hình thức sản xuất
lúa theo mô hình cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” nhằm phân tích, so sánh
hiệu quả giữa các hộ sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn và các hộ sản xuất độc
lập, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình này tại
tỉnh Tiền Giang.
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nông hộ
sản xuất lúa trong và ngoài cánh đồng lớn trên địa bàn nghiên cứu bằng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện với kích thước mẫu là 300, dữ liệu thu thập được tiến hành phân
tích thống kê mô tả và phân tích các kiểm định thống kê để chứng minh sự khác biệt
về hiệu quả giữa hai nhóm nông hộ với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 18.0. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, nông hộ sản xuất lúa trong mô hình cánh đồng lớn đạt hiệu quả
cao hơn nông hộ ngoài mô hình trên cả 3 khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường.
Về hiệu quả kinh tế, nông hộ trong cánh đồng lớn tiết kiệm được chi phí nhưng
lợi nhuận đạt được lại cao hơn ngoài cánh đồng lớn. Về mặt xã hội, trung bình mỗi vụ
lúa nông hộ trong cánh đồng lớn đã giải quyết được việc làm cho 2 lao động thuê và 2
lao động gia đình với mức thu nhập cao hơn sản xuất ngoài mô hình. Đồng thời, người
dân yên tâm hơn về việc tiêu thụ sản phẩm làm ra vì đã có hợp đồng bao tiêu của các
doanh nghiệp. Về khía cạnh môi trường, nông hộ trong cánh đồng lớn được cán bộ kỹ
thuật hướng dẫn nên sử dụng phân, thuốc hóa học hợp lý hơn và biết cánh xử lý các
rác thải trong nông nghiệp tốt hơn giúp đảm bảo được độ phì của đất và giảm tác động
xấu tới môi trường.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị cho các hộ gia
đình, các doanh nghiệp liên kết và chính quyền địa phương tham khảo để có những
giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội tại
địa phương.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
TÓM TẮT..................................................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ...........................................................................viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................ 3
1.2.1 Mục tiêu chung:.............................................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:.............................................................................................. 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa của luận văn ........................................................................................... 5
1.7. Kết cấu của luận văn............................................................................................ 6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.......... 7
2.1 Các lý thuyết kinh tế học về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.................... 7
2.1.1 Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô của Robert S.P và Daniel L.R (1989) 7
2.1.2 Lý thuyết về chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp........................... 7
v
2.1.3. Mô hình David Ricardo ( 1772-1823)........................................................... 7
2.1.4. Mô hình Harrod- Domar................................................................................ 8
2.1.5. Mô hình Harry T.Oshima ( 1955).................................................................. 8
2.1.6. Mô hình Todaro ( 1990) ................................................................................ 8
2.1.7. Mô hình Sung Sang Park (1992) ................................................................... 9
2.2. Kinh nghiệm trong liên kết sản xuất nông nghiệp của một số nước ................... 9
2.3 Những vấn đề cơ bản về cánh đồng lớn ở Việt Nam ......................................... 14
2.3.1 Khái niệm cánh đồng lớn............. .................................................................14
2.3.2 Tiêu chí xây dựng cánh đồng lớn ................................................................. 14
2.3.3 Kết quả thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” ở Việt Nam ........................... 15
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả trong mô hình cánh đồng lớn ...................... 19
2.4.1. Ứng dụng công nghệ mới ............................................................................ 19
2.4.2. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường ...................................... 21
2.4.2.1 Hiệu quả kinh tế...................................................................................... 21
2.4.2.2 Hiệu quả về xã hội.................................................................................. 21
2.4.2.3. Hiệu quả về môi trường......................................................................... 23
2.5. Các nghiên cứu liên quan .................................................................................. 25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 29
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................. 30
3.1 Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang............................................................................. 30
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên................................................................. 30
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội......................................................................... 32
3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Tiền Giang ........................................ 34
3.3 Tình hình sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn ở tỉnh Tiền Giang............. 36
3.3.1. Quá trình xây dựng mô hình cánh đồng lớn ở Tiền Giang.......................... 36
3.3.2. Phương thức liên kết trong cánh đồng lớn ở Tiền Giang ............................ 39
vi
3.3.3. Kết quả thực hiện mô hình cánh đồng lớn tại Tiền Giang .......................... 42
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 47
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 48
4.1. Qui trình nghiên cứu.......................................................................................... 48
4.2 Phương pháp thu thập số liệu và cỡ mẫu nghiên cứu......................................... 49
4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp .............................................................................. 49
4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................................ 49
4.2.3. Xác định mẫu nghiên cứu.............................................................................. 50
4.3. Phương pháp phân tích ...................................................................................... 51
4.4. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường ....................... 51
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................... 54
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 55
5.1 Mô tả mẫu nghiên cứu nông hộ sản xuất lúa trong và ngoài cánh đồng lớn..... 55
5.1.1 Giới thiệu mẫu nghiên cứu về nông hộ sản xuất lúa .................................... 55
5.1.2 Lý do tham gia cánh đồng lớn của nông hộ ................................................ 59
5.2 Kết quả nghiên cứu sản xuất của nông hộ trong và ngoài cánh đồng lớn vụ lúa
Đông - Xuân 2015 - 2016......................................................................................... 60
5.2.1 Ứng dụng công nghệ mới ............................................................................. 61
5.2.2 Hiệu quả kinh tế............................................................................................ 64
5.2.3 Hiệu quả mặt xã hội...................................................................................... 71
5.2.4 Hiệu quả môi trường..................................................................................... 76
5.2.5 Đánh giá tổng hợp về sự khác biệt giữa trong và ngoài CĐL...................... 81
5.3 Thuận lợi và khó khăn trong cánh đồng lớn tại tỉnh Tiền Giang ....................... 82
5.3.1 Thuận lợi....................................................................................................... 82
5.3.2 Khó khăn....................................................................................................... 83
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ........................................................................................... 85
vii
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ............................... 86
6.1. Kết luận.............................................................................................................. 86
6.2. Khuyến nghị các giải pháp phát triển cánh đồng lớn tỉnh Tiền Giang.............. 87
6.2.1 Về phía nhà nước.......................................................................................... 87
6.2.2 Về phía doanh nghiệp, công ty liên kết........................................................ 90
6.2.3 Về phía nông dân.......................................................................................... 92
6.3. Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................... 92
TÓM TẮT CHƯƠNG 6 ........................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 95
PHỤ LỤC A ........................................................................................................... 100
PHỤ LỤC B............................................................................................................ 105
PHỤ LỤC C............................................................................................................ 115
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Bảng đồ hành chính tỉnh Tiền Giang......................................................... 30
Hình 5.1 Lý do tham gia cánh đồng lớn................................................................... 60
Hình 5.2 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ trong vụ lúa Đông Xuân 2015 - 2016 .. 66
Hình 5.3 Hiệu quả sử dụng đồng vốn giữa 2 nhóm hộ............................................. 71
Hình 5.4 Thu nhập đối với cuộc sống của nông hộ.................................................. 73
Hình 5.5 Hình thức bán lúa của nông dân ................................................................ 76
ix
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Hiệu quả kinh tế từ các mô hình cánh đồng lớn trong vụ hè thu 2011 ..... 16
Bảng 3.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo tỉnh Tiền Giang 3 năm gần đây . 35
Bảng 3.2 Diện tích tham gia cánh đồng lớn từ 2011 - 2015 .................................... 38
Bảng 3.3 So sánh giá thành sản xuất lúa trong và ngoài mô hình CĐL................... 43
Bảng 4.1 Kết quả thực hiện liên kết sản xuất mô hình cánh đồng lớn năm 2015.... 50
Bảng 4.2: Tóm tắt các chỉ tiêu phân tích.................................................................. 53
Bảng 5.1 Thông tin về địa bàn sản xuất lúa của nông hộ......................................... 56
Bảng 5.2 Thông tin cơ bản về nông hộ ............................................................. ...... 57
Bảng 5.3 Chỉ tiêu ứng dụng công nghệ mới ............................................................ 61
Bảng 5.4 Chỉ tiêu về giống lúa ................................................................................. 62
Bảng 5.5 Hiệu quả kinh tế của nông hộ trong vụ Đông Xuân 2015 -2016 .............. 65
Bảng 5.6 Chi phí sản xuất lúa của nông hộ vụ Đông Xuân 2015 - 2016 ................. 67
Bảng 5.7 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về xã hội trong sản xuất lúa ........................... 72
Bảng 5.8 Ý thức của nông dân về bảo vệ môi trường .............................................. 77
Bảng 5.9 Ý thức của nông dân về an toàn sức khỏe khi phun xịt thuốc .................. 80
Bảng 5.10 Đánh giá sự khác biệt giữa trong và ngoài CĐL..................................... 82
x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng việt
ADC
Allied Development
Corporation
Công ty phân phối nông dược
AGPPS
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật
An Giang
CĐL Cánh đồng lớn
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
FF Farmer's Friend Bạn của nhà nông
GLOBAL GAP
Global Good Agricultural
Practies
Thực hành nông nghiệp tốt toàn
cầu
HTX Hợp tác xã
NN-PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
TIGIFOOD Tien Giang Food Company Công ty lương thực Tiền Giang
THT Tổ hợp tác
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
VietGap
Vietnamese Good
Agricultural Practise
Thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt Việt Nam
VTNN Vật tư nông nghiệp
1
CHƯƠNG 1:
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa
gạo. Hình ảnh Việt Nam được ví như một gánh gạo với hai đầu là Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, đây cũng là hai khu vực có diện tích đất tự nhiên
sử dụng cho sản xuất nông nghiệp cao nhất cả nước. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu
khoảng 6-7 triệu tấn gạo, trị giá xuất khẩu ước đạt trên 3 tỷ USD (Nguyễn Trí Ngọc,
2012). Việt Nam tự hào là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, song chất
lượng hạt gạo Việt Nam vẫn còn chưa cao và chưa ổn định. Mặc dù xuất khẩu nhiều,
nhưng gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là loại phẩm cấp thấp và đang bị cạnh tranh gay
gắt từ các nước khác trong khu vực. Gạo Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là gạo trắng,
chiếm 95-97% tổng số xuất khẩu, còn lại là gạo thơm. Theo một số nhà khoa học và
kinh doanh lúa gạo ĐBSCL, nhược điểm của một số gạo thơm Việt Nam dẫn đến không
đạt chuẩn là giữ mùi thơm không lâu, các khâu về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản sau
thu hoạch, tính phù hợp của giống chưa đảm bảo, quy hoạch vùng chuyên sản xuất chưa
thuần nhất do gieo trồng xen các loại giống thường với giống đặc sản nên dễ bị lai tạp.
Gạo của Việt Nam đã xuất khẩu sang 80 nước trên thế giới, tuy nhiên những hạn chế về
chất lượng vẫn cản trở Việt Nam xuất khẩu sang thị trường có yêu cầu chất lượng cao.
Nguyên nhân của tình trạng này là do hiện nay, ruộng đất trong nông nghiệp Việt Nam
phân tán và manh mún. Cả nước hiện có 12,6 triệu hộ nông dân, bình quân mỗi hộ có
2,2 lao động, canh tác trên 0,4-1,2 ha. Số hộ có diện tích dưới 0,5 ha chiếm 61,2%,
nhiều nơi ở đồng bằng sông Hồng và miền Trung chỉ dưới 0,3 ha/hộ (Đỗ Kim Chung,
2010). Sự phân tán và manh mún như vậy sẽ cản trở sự phát triển nông nghiệp hiện đại
và hiệu quả. Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ đã hạn chế lợi nhuận của hội nông dân ở mức
rất thấp nên đời sống của nông dân chậm được cải thiện. Mối liên kết giữa người sản
xuất, người tiêu thụ, nhà khoa học và Nhà nước chưa chặt chẽ. Do đó, trong sản xuất
lúa gạo cần phải có những bước chuyển biến tích cực hơn nữa, với mục tiêu tăng năng
suất bình quân và tăng giá trị hạt gạo, canh tác lúa theo hướng thâm canh cao bền
vững, đảm bảo vệ sinh an toàn và thân thiện với môi trường, tiêu thụ hết lượng lúa
2
hàng hóa và gia tăng lợi nhuận cho nông dân. Để phát triển được nông nghiệp hàng
hóa cần thiết phải có sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn.
Vì vậy để nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, nâng cao thu nhập của hộ nông dân,
nâng cao giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đã đề ra chương trình “Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng
Vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu và sản xuất lúa theo VietGAP”. Mục tiêu của chương
trình là nhằm tạo ra vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu theo VietGAP hoàn chỉnh là khép
kín từ khâu sản xuất đến thu hoạch, tồn trữ, bảo quản, chế biến, thu mua; tăng năng
suất, giảm giá thành, tăng lợi nhuận, đạt giá trị cao nhất cho sản xuất nông nghiệp, tạo
ra sự liên kết của nông dân trên một cánh đồng để thống nhất thực hiện quy trình sản
xuất tiên tiến và gắn kết với thị trường tiêu thụ, gắn kết giữa các doanh nghiệp và hộ
nông dân, Nhà nước và khoa học. Việc xây dựng cánh đồng lớn là tất yếu và là cụ thể
hóa của chủ trương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với
chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức hợp đồng với quy mô sản xuất lớn.
Hơn nữa, xây dựng cánh đồng lớn là thực hiện nội dung cơ bản của xây dựng nông
thôn mới là đổi mới tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế và góp phần thực hiện Nghị
Quyết 26 của Trung ương về Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Mô hình CĐL đầu tiên được triển khai và áp dụng ở ĐBSCL, tại An Giang do
Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện từ năm 2010, đến nay đã trở
thành một trong những điển hình tiêu biểu nhất trong việc thực hiện chủ trương của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tháng 3/2011, mô hình CĐL được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phát động xây dựng, nhân rộng tại các tỉnh trên cả
nước, trong đó có Tiền Giang.
Tiền Giang đã nhận thấy được những lợi ích do cánh đồng lớn mang lại nên đã
tích cực tham gia phong trào xây dựng mô hình này. Năm 2011, Sở NN-PTNT Tiền
Giang phối hợp với các địa phương trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh xây dựng “vùng
lúa chất lượng gắn với đầu tư và tiêu thụ”, trong đó, lấy hợp tác xã dịch vụ nông
nghiệp làm trọng tâm. Theo đó, Công ty Lương Thực Tiền Giang đã ký hợp đồng tiêu
thụ với 5 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích sản xuất
lúa là 2.100 ha, sản lượng 10.500 tấn. Đến năm 2012, tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện
thí điểm mô hình cánh đồng lớn vụ đông xuân 2011 - 2012 với qui mô 626 ha / 959 hộ
nông dân tham gia; sản lượng 3.100 tấn lúa. Mô hình thực hiện tại 6 huyện sản xuất