Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiệu quả của phương pháp phụt vữa thành biên cho sức chịu tải cọc Barrette tại công trình Eximbank, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----
LÊ MINH CƯ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỤT VỮA
THÀNH BIÊN CHO SỨC CHỊU TẢI CỌC BARRETTE TẠI
CÔNG TRÌNH EXIMBANK, QUẬN 1, TP. HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----
LÊ MINH CƯ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỤT VỮA
THÀNH BIÊN CHO SỨC CHỊU TẢI CỌC BARRETTE TẠI
CÔNG TRÌNH EXIMBANK, QUẬN 1, TP. HCM
Chuyên ngành: : Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số chuyên ngành : 60 58 02 08
LUẬN VĂN THẠC SĨ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ NGUYỄN PHÚ HUÂN
TP. Hồ Chí Minh, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “ Đánh giá hiệu quả của phương pháp phụt vữa thành
biên cho sức chiụ tải cọc Barrette tại công trình Eximbank, Quận 1, Tp.HCM” là
công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết tính toán và số liệu đo đạc thực tiễn dưới sự hướng dẫn của: TS. VÕ NGUYỄN
PHÚ HUÂN.
Các số liệu, mô hình tính toán và những kết quả trong Luận văn là hoàn toàn trung thực.
Nội dung của bản Luận văn này hoàn toàn tuân theo nội dung của đề cương Luận văn
đã được Hội đồng đánh giá đề cương Luận văn Cao học ngành Xây dựng công trình
Dân dụng và Công nghiệp, Khoa Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Mở thông qua.
TP. HCM, ngày……tháng……năm 2019.
HỌC VIÊN
LÊ MINH CƯ
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi chân thành cám ơn Ban Giám hiệu nhà trường, trường Đại học
Mở, đặc biệt là quý Thầy Cô trong Khoa Xây dựng và Điện, đã nhiệt tình hướng dẫn
truyền đạt các kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập, quan tâm giúp đỡ và đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS. Võ Nguyễn Phú Huân. Với
sự tận tụy và nhiệt tình, Thầy đã giúp tôi phát triển các ý tưởng, tìm kiếm các tài liệu
thiết thực để định hướng nghiên cứu của mình được tốt hơn. Ngoài ra tôi cũng không
quên gửi lời cảm ơn đến các tác giả trong tài liệu tham khảo mà tôi đã sử dụng để
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, các cá nhân và anh chị khóa trên đã
ủng hộ động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Luận văn thạc sĩ đã được hoàn thành với sự nỗ lực của bản thân, tuy nhiên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì thế rất kính mong quý Thầy Cô chỉ dẫn thêm
để tôi bổ sung những kiến thức trên con đường nghiên cứu và học tập sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày ….. tháng ….. năm 2019.
HỌC VIÊN
LÊ MINH CƯ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP PHỤT VỮA THÀNH
BIÊN CHO SỨC CHỊU TẢI CỌC BARRETTE TẠI CÔNG TRÌNH
EXIMBANK, QUẬN 1, TP. HCM
TÓM TẮT: Phương pháp phụt vữa thành biên cho cọc khoan nhồi hay cọc
Barrette đã được áp dụng nhiều cho các công trình xây dựng ở Việt Nam nhằm mục
đích tăng thêm sức chịu tải của cọc. Trong kết quả nghiên cứu này, thông qua các số
liệu từ thí nghiệm O-cell tại công trình Eximbank Quận 1 và kết quả từ mô phỏng trên
Plaxis, tác giả phân tích mức độ hiệu quả khi áp dụng phương pháp phụt vữa cho cọc
barrette và khi không có phụt vữa. Ngoài ra tác giả còn đánh giá, so sánh thêm về chiều
dài và vị trí phụt vữa để tìm ra biện pháp tối ưu khi áp dụng phương pháp phụt vữa này
nhằm đảm bảo bài toán an toàn và kinh tế. Từ đó ta có thể lựa chọn được nhiều phương
án về sức chiụ tải thiết kế phù hợp cho công trình.
ANALYSIS EFFECTIVE OF SHAFT GROUTING METHOD FOR
BARRETTE PILE CAPACITY AT EXIMBANK, DISTRICT 1,
TP. HCM
Abstract: Boring method for bored piles or barrette piles have been applied for
many construction projects in Vietnam with purpose increase the bearing capacity of
the pile. In the results of this study, the data from the O-cell experiments at Eximbank
District 1 and results from the simulation on Plaxis, the author analyzes the
effectiveness of applying the method of grouting for barrette and when no additive. In
addition, the authors also evaluate and compare the length and position of the ejector to
find the best solution when applying this grouting method to ensure the safety and
economic problems. From there we can choose a lot of options for load design suitable
for the project.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề:..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu: .................................................................................... 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 2
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:...................................................................... 2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ PHỤT VỮA VÀ HIỆU QUẢ
MANG LẠI ......................................................................................................... 4
1.1 Tình hình nghiên cứu:.................................................................................... 4
1.2 Giới thiệu công nghệ thi công cọc Barrette phụt vữa thành biên:................. 7
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT TÍNH TOÁN............................................ 9
2.1 Thí nghiệm Osterberg.................................................................................... 9
2.2 Tính toán sức chịu tải của cọc không phụt vữa theo tiêu chuẩn 10304-
2014 ................................................................................................................... 30
2.3 Tính toán sức chịu tải của cọc có phụt vữa: ................................................ 34
CHƯƠNG 3 : ỨNG DỤNG TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TỪ
CÔNG TRÌNH THỰC TẾ TẠI DỰ ÁN EXIMBANK, QUẬN 1, TP HCM. .. 39
3.1 Tổng quan về dự án Eximbank.................................................................... 39
3.2 Phân tích và tính toán cọc TP1 phụt vữa từ thí nghiệm thực tế O-cell với
phương pháp phần tử hữu hạn (Plaxis 2D):....................................................... 46
3.3 Xác định sức chịu tải của cọc bằng phương pháp đồ thị :........................... 73
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................... 82
3.4 Kết luận:....................................................................................................... 82
3.5 Kiến nghị: .................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 84
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 7
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2-1: Quy Trình Công Nghệ Thi Công Cọc Khoan Nhồi Phun Vữa Áp Lực Cao.......7
Hình 3-1: So Sánh Nguyên Lý Của Pp Nén Tĩnh Thông Thường Và Pp Osterberg...........9
Hình 3-2: Sơ Đồ Thí Nghiệm Osterberg Cho Cọc............................................................11
Hình 3-3: Hộp Osterberg..................................................................................................12
Hình 3-4: Hộp O-Cell Trong Cọc Nhồi............................................................................13
Hình 3-5: Chi Tiết Cấu Tạo 1 O-Cell Hoặc Nhiều O-Cell Kết Nối Với Nhau .................14
Hình 3-6: Chi Tiết Cấu Tạo Hộp Kích Thủy Lực (O-Cell)...............................................14
Hình 3-7: Chi Tiết Bố Trí Các Thiết Bị Cảm Biến Đo Đạc Thí Nghiệm..........................14
Hình 3-8: Máy Bơm Cao Áp (Hydraulic Pump)...............................................................15
Hình 3-9: Đầu Đo Chuyển Vị Trong Thí Nghiệm Osterberg. ..........................................15
Hình 3-10: Đầu Đo Áp Lực Gắn Trên Máy Bơm Trong Thí Nghiệm Osterberg..............15
Hình 3-11: Chi Tiết Cấu Tạo Thiết Bị Ghi Nhận Số Liệu. ...............................................16
Hình 3-12: Chi Tiết Lắp Đặt O-Cell Tải Vị Trí Đáy Cọc.................................................17
Hình 3-13: Chi Tiết Lắp Đặt O-Cell Tại Công Trường....................................................17
Hình 3-14: Chi Tiết Lắp Đặt O-Cell Tại Công Trường....................................................18
Hình 3-15: Mô Hình Lý Thuyết Xây Dựng Mối Quan Hệ Của Phương Pháp LoadTransfer............................................................................................................21
Hình 3-16: Trình Tự Các Bược Thực Hiện Bằng Phương Pháp Mô Phỏng Để Xác Định
Vị Trí Đặt Kích Thủy Lực Phù Hợp Để Ra Sức Chịu Tải Hớp Lý Nhất ..........21
Hình 3-17: Đồ Thị So Sánh Kết Quả Xây Dựng Từ Phương Pháp Load-Transfer Method
Và Phương Pháp Osterberg Đo Thực Tế.........................................................22
Hình 3-18: Quá Trình Gia Tải Qua Quá Trình Tăng Áp Lực Và Trong Hộ Osterberg...24
Hình 3-19: Đường Cong Chuyển Vị - Tải Trọng ( Ma Sát Bên Đạt Đến Hạn)................25
Hình 3-20: Đường Cong Chuyển Vị Và Tải Trọng ( Sức Chống Mũi Đạt Đến Cực Hạn)
..........................................................................................................................26
Hình 3-21: Đường Cong Chuyển Vị Do Chất Tải Đỉnh Tương Đương ...........................29
Hình 3-22: Đường Cong Chuyển Vị Và Tải Trọng Do Chất Tải Đỉnh Tương Đương.....29
Hình 3-23: Đường Cong Chuyển Vị Đã Hiệu Chỉnh (Có Kể Đến Độ Nén Đàn Hồi Bổ
Sung).................................................................................................................30
Hình 3-24: Biểu Đồ Xác Định Hệ Số ............................................................................31
Hình 3-25: Biểu Đồ Xác Định Hệ Số P Và Fl .................................................................34
Hình 3-26: Biểu Đồ Giá Trị Thực Nghiệm Từ Kết Quả Thử Tải. ....................................37
Hình 3-27: Biểu Đồ Giá Trị Thực Nghiệm Từ Kết Quả Thử Tải. ....................................37
Hình 4-1: Mặt Bằng Vị Trí Xây Dựng Công Trình Eximbank, Quận 1, Tp Hcm.............39
Hình 4-2: Tổng Quan Công Trình Eximbank, Quận 1, Tp Hcm. .....................................39
Hình 4-3: Mặt Bằng Hố Khoan Và Vị Trí Cọc Thử Công Trình Eximbank, Quận 1, Tp
Hcm. .................................................................................................................40
Hình 4-4: Chi Tiết Lắp Đặt Thiết Bị O-Cell Và Thiết Bị Đo Ứng Suất Dọc Thân Cọc ...41
Hình 4-5: Mặt Cắt Tiết Diện Ngang Và Chi Tiết Thiết Bị Lắp Đặt Cho Cọc. .................41
Hình 4-6: Mặt Cắt Ngang Địa Chất Công Trình..............................................................42
Hình 4-7: Quy Trình Bơm Phụt Vữa.................................................................................44
Hình 4-8: Quan Hệ Áp Lực Phụt Nước Và Độ Sâu..........................................................45
Hình 4-9: Quan Hệ Áp Lực Phụt Vữa - Độ Sâu. ..............................................................46
Hình 4-10: Thông Số Thí Nghiệm Và Phân Tích Dữ Liệu Của Cọc Wtp01. ....................47
Hình 4-11: Quan Hệ Sức Kháng Đơn Vị Theo Độ Sâu (Theo Cường Độ Đất Nền). .......49
Hình 4-12: Quan Hệ Sức Kháng Đơn Vị Theo Độ Sâu (Theo Spt) ..................................51
Hình 4-13: Quan Hệ Sức Kháng Đơn Vị Theo Độ Sâu (Theo Công Thức Bachy)...........52
Hình 4-14: Quan Hệ Sức Kháng Đơn Vị Theo Độ Sâu (Theo Công Thức Bachy)...........54
Hình 4-15: Tổng Thể Bài Toán.........................................................................................60
Hình 4-16: Thiết Lập Đường Bao Kết Cấu. .....................................................................60
Hình 4-17: Khai Báo Điều Kiện Biên...............................................................................61
Hình 4-18: Khai Báo Tải Trọng. ......................................................................................61
Hình 4-19: Các Lớp Đất,Vât Liệu Cọc, Vữa Phụt............................................................62
Hình 4-20: Chia Lưới Các Phần Tử. ................................................................................62
Hình 4-21: Khai Báo Mực Nước Ngầm............................................................................63
Hình 4-22: Các Phase Tính Toán.....................................................................................63
Hình 4-23: Chọn Điểm Tính Toán....................................................................................64
Hình 4-24: Chuyển Vị Đi Lên Và Đi Xuống .....................................................................65
Hình 4-25: Đường Cong Chuyển Vị Và Tải Trọng Đo Được Từ Mô Phỏng....................66
Hình 4-26: Đường Cong Chuyển Vị Và Tải Trọng Đo Được Từ Quan Trắc Thực Tế.....67
Hình 4-27: Đường Cong Chuyển Vị Và Tải Trọng Đo Được Từ Quan Trắc Và Mô
Phỏng. ..............................................................................................................68
Hình 4-28: Chọn Các Phần Tử Tiếp Xúc. ........................................................................69
Hình 4-29: Ma Sát Hông Dọc Theo Thân Cọc Tp1..........................................................70
Hình 4-30: Đồ Thị Tương Quan Ma Sát Hông Giữa Mô Phỏng Và Lời Giải Giải Tích..71
Hình 4-31: Đồ Thị Tương Quan Ma Sát Hông Giữa Mô Phỏng Và Thực Nghiệm..........72
Hình 4-32: Đồ Thị Tương Quan Ma Sát Hông Giữa Mô Phỏng Có Phụt Và Không Phụt.
..........................................................................................................................73
Hình 4-33: Các Phare Tính Toán Cọc Tp1 Có Phụt Bị Phá Hủy Ở Cấp Tải 330%. .......74
Hình 4-34: Mô Hình 1: Cọc Tp1 Có Phụt Vữa Đạt Ở Cấp Tải Tối Đa 305% .................74
Hình 4-35: Các Phare Tính Toán Cọc Tp1 Không Phụt Bị Phá Hủy Ở Cấp Tải 280%. .75
Hình 4-36: Mô Hình 2: Cọc Tp1 Không Có Phụt Vữa Đạt Ở Cấp Tải Tối Đa 255% .....75
Hình 4-37: Các Phare Tính Toán Cọc Tp1 Phụt Từ Từ -26.3m Đến -48.5m Bị Phá Hủy
Ở Cấp Tải 305%...............................................................................................76
Hình 4-38: Mô Hình 3: Cọc Tp1 Phụt Vữa Từ -26.3m Đến -48.5m Đạt Ở Cấp Tải Tối Đa
280%.................................................................................................................76
Hình 4-39: Các Phare Tính Toán Cọc Tp1 Phụt Từ Từ -48.5m Đến -65.5m Bị Phá Hủy
Ở Cấp Tải 305%...............................................................................................77
Hình 4-40: Mô Hình 4: Cọc Tp1 Phụt Vữa Từ -48.5m Đến -65.5m Đạt Ở Cấp Tải Tối
Đa 280%...........................................................................................................77
Hình 4-41: Đường Cong Nén Tĩnh Tương Đương Của 4 Mô Hình Cọc..........................78
Hình 4-42: Sức Chịu Tải Của Cọc Mô Hình 2 Và 4.........................................................79
Hình 4-43: Sức Chịu Tải Của Cọc Mô Hình 1 Và 3.........................................................80
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3-1: Các Thông Số Hộp Osterberg Đối Với Cọc Khoan Nhồi Và Cọc Barret.......13
Bảng 3-2: Giá Trị Các Hệ Số K, Zl Và N’q Cho Cọc Trong Đất Cát ..............................32
Bảng 3-3: Bảng Cung Cấp Giá Trị
Phù Hợp Teo Tác Giả Bjerrum-Burland ............35
Bảng 3-4: Thông Tin Các Cọc Barrette Thí Nghiệm Do Bsv Đã Thi Công Tại Việt Nam
..........................................................................................................................36
Bảng 4-1: Bảng Tính Toán Sức Kháng Đơn Vị Dọc Thân Cọc Fi (Kn/M2) ...................48
Bảng 4-2: Bảng Tính Toán Sức Kháng Hông Đơn Vị Dọc Thân Cọc Fi (Kn/M2)..........50
Bảng 4-3: Lực Ma Sát Đơn Vị Của Cọc Tp1 (Phụt Vữa) Theo Cty Bsv: ........................51
Bảng 4-4: Lực Ma Sát Đơn Vị Của Cọc Tp1 (Không Phụt Vữa) Theo Công Thức Bsv: 53
Bảng 4-5: Tổng Hợp Thông Số Của Các Lớp Đất Theo Mô Hình Hardening Soil ........56
Bảng 4-6: Bảng Cấp Tải Và Thời Gian Giữ Tải .............................................................58
Bảng 4-7: Bảng Giá Trị Tải Trọng - Chuyển Vị Sau Khi Mô Phỏng ..............................66
Bảng 4-8: Bảng Giá Trị Tải Trọng -Chuyển Vị Từ Thí Nghiệm......................................67
Bảng 4-9: Bảng Tổng Hợp Giá Trị So Sánh Tải Trọng- Chuyển Vị Từ Các Mô Hình ...68
Bảng 4-10: Bảng Tổng Hợp Số Liệu Ma Sát Hông Do Mô Phỏng Và Thí Nghiệm ........70
MỘT SỐ KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
FEM : Phương pháp phần tử hữu hạn
HTT : Hộp tải trọng
TOS
*
: Chuyển vị lên của đầu cọc
COMP : Biến dạng nén đàn hồi của đoạn cọc phía trên O-Cell
BP : Chuyển vị của tấm thép dưới
SPT : Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn
s : Chuyển vị
W
'
: Trọng lượng bản thân cọc tính từ O-Cell trở lên
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
C1
: Hệ số trọng tâm
L0
: Chiều dài từ tấm thép trên đến đỉnh cọc
Ap
: Diện tích tiết diện cọc
u : Chu vi tiết diện cọc
HS : Mô hình Hardening –Soil
qb : Cường độ sức kháng của đất dưới mũi cọc
fi : Cường độ sức kháng trung bình của lớp đất thứ i
li : Chiều dài đoạn cọc nằm trong lớp đất thứ i
Rc,u : Sức chịu tải cực hạn của cọc
D : Đường kính cọc
E : Modul đàn hồi
OCR : Hệ số quá cố kết
L : Chiều dài cọc
MNN : Mực nước ngầm
unsat
: Dung trọng của đất dưới mực nước ngầm
sat
: Dung trọng của đất trên mực nước ngầm
m : Hệ số mũ
50
ref E
: Độ cứng gia tải dọc trục
ur
ref E
: Độ cứng dỡ/nén lại 3trục
ref Eoed
: Độ cứng gia tải nén cố kết
ur
: Hệ số Poisson dỡ tải và gia tải lại
ref P
: Ứng suất tham chiếu
0
NC K
: Hệ số áp lực ngang cho đất cố kết thường
c : Lực dính
: Góc ma sát
: Góc giãn nở
Rinter : Hệ số tương tác giữa cọc và đất
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
- Việc thiết kế và xây dựng các công trình cao tầng ngày càng gia tăng do sự
phát triển của xã hội, song song đó sự xuất hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn
và đồ sộ như chung cư cao tầng, cao ốc chọc trời là điều tất yếu. Với các công trình
như vậy đòi hỏi người thiết kế phải phân tích và lựa chọn giải pháp móng cho công
trình xây dựng vừa kinh tế vừa bền vững. Một trong những phương pháp hữu hiệu
cho công trình lớn là phương án móng cọc, trong đó việc sử dụng cọc barrette cho sức
chịu tải lớn đang được sử dụng rộng rãi. Chi phí xây dựng dành riêng cho phần móng
cọc hiện tại đang chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí của cả công trình. Do đó
việc tối ưu hoá phương án cọc để giảm chi phí và đơn giản hoá biện pháp thi công trở
thành nhu cầu cấp thiết.
- Dưới góc nhìn của kỹ sư xây dựng, sức chịu tải của cọc là một yếu tố quan
trọng góp phần vào việc giúp công trình được ổn định trong suốt quá trình sử dụng.
Với sự tiến bộ của khoa học, việc tính toán sức chịu tải cọc, kiểm tra kết hợp với
phương pháp phụt vữa thân (Shaft-Grouting) nhằm tăng sức chịu tải cọc là một lĩnh
vực đang được quan tâm trong nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo an toàn cho con
người và toàn bộ công trình. Công việc này có ý nghĩa về khoa học lẫn thực tiễn cả ở
tầm Thế Giới và Việt Nam.
- Lấy ý tưởng từ việc thân cọc chưa được huy động hết khả năng chịu tải do làm
việc trong các tầng lớp đất yếu, hiện tượng này làm giảm đáng kể sức chịu tải của cọc,
ý tưởng bơm phụt vữa thân cọc làm cố kết đất xung quanh cọc, tăng diện tích ma sát
thành theo chiều dài nhằm tận dụng hết khả năng mang tải của cọc.
- Theo đó phương pháp phụt vữa thành biên đã được ứng dụng một số dự án để
nâng cao khả năng chịu tải cọc Barrette và giảm chiều sâu cọc, trong nghiên cứu này
việc đánh giá nâng cao sức chịu tải của cọc được phân tích mức độ hiệu quả thông
qua số liệu đo đạc từ hiện trường và kết quả mô phỏng cọc khi làm việc từ phần mềm
Plaxis 2D. Từ đó sẽ đưa ra các kết luận và kiến nghị về mô hình, thông số thiết kế cho
2
những công trình tương tự sau này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết – khoa học, trình tự công nghệ của phương pháp
thí nghiệm O-cell và những vấn đề phải giải quyết để có khả năng ứng dụng thực tế.
- Mô hình tính toán sức chịu tải cọc Barrette bằng phương pháp phần tử hữu hạn
với sự hỗ trợ của phần mềm Plaxis 2D, tính toán sức chịu tải của cọc bằng phương
pháp giải tích theo TCVN 10304:2014. Dựa trên kết quả tính toán sức chịu tải của cọc
theo phương pháp giải tích, phần tử hữu hạn so sánh với kết quả quan trắc đánh giá
hiệu quả sức chịu tải mang lại của cọc Barrette cho đất khu vực quận 1
1.3 Nội dung nghiên cứu:
- Sự gia tăng sức chịu tải cho cọc Barrette có phụt và không phụt vữa trong cùng
1 cây cọc, cùng 1 độ sâu và trên cùng 1 vị trí địa chất.
- Sự gia tăng sức kháng đơn vị theo độ sâu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Tổng quan các lý thuyết phân tích và tính toán xác định sức chịu tải cọc Barrette
thông thường và cọc Barrette được phun vữa thân cọc bằng áp lực cao.
- Tập hợp kết quả thí nghiệm hiện trường để so sánh sức chịu tải thực tế của cọc
với kết quả phân tích theo phương pháp giải tích và phần tử hữu hạn.
- Đề xuất hướng nghiên cứu sâu hơn về cơ chế huy động sức kháng bên của đất
xung quanh cọc sau khi được phun vữa.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Dựa vào phương pháp giải tích, phương pháp phần tử hữu hạn Plaxis 2D và thí
nghiệm kiểm chứng hiện trường, tác giả so sánh đánh giá, đưa ra cách tính tổng quan,
giúp kỹ sư trong việc tính sức chịu tải cọc, có nhiều lựa chọn về các khía cạnh kỹ
thuật, kinh tế, môi trường... mang lại hiệu quả cao cho các dự án.
- Về mặt kỹ thuật: hạn chế nhược điểm của cọc nhồi, cọc Barrette truyền thống
đồng thời phát huy các ưu điểm của cọc Barrette phun vữa.