Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện lạng giang - tỉnh bắc giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------------------------
NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LẠNG GIANG - TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ THANH BÌNH
HÀ NỘI - 2009
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời
chỉ bảo chân tình từ rất nhiều đơn vị và cá nhân cả trong và ngoài ngành nông
nghiệp. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã
dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng sự giúp đỡ
nhiệt tình của cô giáo - PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình là người trực tiếp hướng
dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các
thầy, cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy cô trong Viện đào tạo
Sau đại học.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Uỷ ban nhân dân
huyện Lạng Giang, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, phòng Kế hoạch Tài chính, phòng Thống kê và Uỷ ban
nhân dân các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này.
Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, các anh, các chị
đồng nghiệp, bè bạn trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục Hình vii
1. MỞ ĐẦU i
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
2.1 Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam,
nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững. 3
2.1.1 Khái quát tình hình sử dung đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 3
2.1.2 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững 7
2.1.3 Vai trò của ngành nông nghiệp 9
2.2 Đánh giá hiệu quả sử dung đất nông nghiệp 15
2.2.1 Khái quát hiệu quả sử dụng đất 15
2.2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 18
2.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 20
2.3.1 Cơ sở lý luận của sản xuất nông nghiệp hàng hoá 20
2.3.2 Khái niệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa 22
2.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và
hát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa 23
2.3.4 Một số định hướng phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa 32
iv
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
3.1 Nội dung nghiên cứu 35
3.1.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan tới sử
dụng đất đai và sản xuất nông sản hàng hóa 35
3.1.2 Hiện trạng sử dụng đất 35
3.1.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 36
3.2.2 Phương pháp điều tra điểm 36
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 37
3.2.4 Các phương pháp khác 37
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 38
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 44
4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 54
4.2.1 Các loại hình và kiểu sử dụng đất. 54
4.2.2 Hiệu quả kinh tế 57
4.2.3 Hiệu quả xã hội 72
4.2.4 Hiệu quả môi trường 76
4.3 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lạng Giang đến năm 2015 82
4.3.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp huyện Lạng Giang đến năm 2015 82
4.3.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lạng Giang đến năm 2015 83
4.3.3 Một số giải pháp thực hiện định hướng 87
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
5.1 Kết luận 92
5.2 Kiến nghị 93
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 98
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BCH TW Ban cháp hành Trung Ương
2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
3 CPTG Chi phí trung gian
4 ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
5 ĐBSH Đồng Bằng Sông Hồng
6 FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới
7 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
8 GTGT Giá trị gia tăng
9 GTSX Giá trị sản xuất
10 LĐ Lao động
11 LUT Loại hình sử dụng đất
12 MĐTT Mức độ têu thụ
13 NN-PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
14 PBHH Phân bón hoá học
15 TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật
16 THPT Trung học phổ thông
17 TP Thành phố
18 PĐTNH Phiếu điều tra nông hộ
19 TSHH Tỷ suất hàng hoá
20 TY Thuốc thú y
21 USD §¬n vÞ tiÒn tÖ cña Mü
22 VAC Mô hình vườn - ao -chuồng
23 VACR Mô hình vườn - ao -chuồng - rừng
24 VN Việt Nam
25 WB Ngân hàng thế giới
vi
26 WTO Tổ chức thương mại thế giới
27 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2008 45
4.2 Tình hình dân số giai đoạn 2004-2008 52
4.3 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm 50
4.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp với các kiểu sử dụng đất
năm 2008 55
4.5 Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính vùng 1 58
4.6 Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính vùng 2 61
4.7 Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính vùng 3 63
4.8 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 1 67
4.9 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 2 68
4.10 Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất vùng 3 69
4.11 Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 70
4.12 Mức đầu tư lao động và thu nhập/ngày công lao động 74
4.13 Các kiểu sử dụng đất và mức độ phù hợp 81
4.14 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Lạng Giang đến
năm 2015 86
vii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 Vị trí địa lý huyện Lạng Giang 38
4.2 Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất 43
4.3 Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2008 44
4.4 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2008 56
4.5 Cảnh quan ruộng trồng cây bí xanh ở Lạng Giang 59
4.6 Cảnh quan vườn trồng bưởi ở Lạng Giang 60
4.7 Cảnh quan ruộng trồng cây dưa chuột ở Lạng Giang 62
4.8 Cảnh quan ruộng trồng hành ở Lạng Giang 62
4.9 Cảnh quan ruộng trồng hoa ở Lạng Giang 64
4.10 Cảnh quan ao cá ở Lạng Giang 64
4.11 GTGT/ha (nghìn đồng/ha) của các LUT 71
4.12 GTGT/công lđ (nghìn đồng/công) của các LUT 76
1
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất (địa quyển) cùng với khí quyển và thủy quyển là 3 quyển chính của
sinh quyển chúng ta đang sống. Các chu trình vật chất đều diễn thế trên 3
quyển này. Sự sống của muôn loài do đó cũng phát triển trong và trên sự
tương quan vĩ mô ấy [31]. Đất đai được sủ dụng hầu hết trong tất cả các
ngành sản xuất, các lĩnh vực của đời sống. Theo từng ngành sản xuất, từng
lĩnh vực của đời sống, đất đai được phân thành các loại khác nhau và gọi tên
theo ngành và lĩnh vực sử dụng chúng.
C.Mác viết rằng: Đất là tài sản mãi mãi của loài người, là điều kiện để
sản xuất sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu để sản xuất, là tư liệu sản xuất
cơ bản trong nông lâm nghiệp. [10]
Trong tiến trình của lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai
ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành của cải vô tận của loài
người, con người dựa vào đó để tạo ra sản phẩm nuoi sống mình. Đất đai luôn
là thành phần hang đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có
bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra
và cũng không có sự tồn tại của loài người. [29]
Đối với ngành nông nghiệp thì đất có vai trò đặc biệt quan trọng đây là
nơi sản xuất ra hầu hêt các sản phẩn nuôi sống loài người. Hầu hết các nước
trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở nông nghiệp dựa
vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các
ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có
hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền
vững.
Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thì ngành nông nghiệp
2
nước ta mấy năm trở lại đây cơ bản đã chuyển sang xản suất hàng hóa, phát
triển tương đối toàn diện. Tỷ trọng nông nghiệp hàng hóa chiếm hơn 70% sản
lượng nông nghiệp, nhiều nông sản có giá trị hàng hóa lớn như lương thực,
sản phẩm của các loại cây công nghiệp...
Tuy nhiên một thực tế hiện nay đó là diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp do chuyển sang các loại hình sử dụng đất khác như đất ở, đất
sản xuất khinh doanh phi nông nghiệp... Mặt khác dân số không ngừng tăng,
nhu cầu của con người về các sản phẩm từ nông nghịêp ngày càng đòi hỏi cao
về cả số lượng và chất lượng. Đây thực sự là một áp lực lớn đối với ngành
nông nghiệp.
Trong điều kiện các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn, mục tiêu nâng
cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong cả nước nói
chung và huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang nói riêng là hết sức cần thiết,
tạo ra giá trị lớn về kinh tế đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền
vững.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của bộ môn (Thủy Nông
Canh Tác), khoa Tài Nguyên và Môi Trường, trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Lạng
Giang - tỉnh Bắc Giang”
1.2 Mục đích của đề tài
Lựa chọn những cây trồng hàng hoá có giá trị kinh tế cao nhằm định
hướng phát triển các loại hình và các kiểu sử dụng đất thích hợp, giúp nâng
cao hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam, nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững.
2.1.1 Khái quát tình hình sử dung đất nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam
2.1.1.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới, tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2
.
Những loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 12,6%.
Những loại đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm
khoảng 10% tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa
các châu lục và các nước (châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu
chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) [17]. Bước
vào thế kỷ XXI với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi
trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm
cơ bản đối với loài người [4]. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây
sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị suy
thoái, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản. Ngày
nay, thoái hoá đất và hoang mạc hoá là một trong những vấn đề môi trường và
tài nguyên thiên nhiên mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết
nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực. Đất khô
cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề mặt Trái đất. Theo ước tính, có
khoảng 10 - 20% diện tích đất khô cằn đã bị thoái hoá [31]. Điều này đã gây
ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trên đất.
Thật sự khi đất nông nghiệp bị thoái hoá đã đe doạ cuộc sống của con
người. Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng
4
thoái hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới
tình hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số trên thế giới. Năng suất
cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp.Trong khi đó nhu
cầu tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu
đói cho hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của FAO,
khoảng 1,5 tỷ người tương đương ¼ dân số thế giới sống phụ thuộc trực tiếp
vào đất, vốn đang bị thoái hoá mạnh. Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang
mở rộng trên phạm vi toàn thế giới và tác động tới hơn 20% diện tích đất
nông nghiệp, 30% đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ. Sự xói mòn đất dẫn tới
việc giảm năng suất đất đây cũng là nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại
các nguồn tài nguyên và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ
khác[26].
Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm cho
đất nông nghiệp giảm về cả số lượng. Nhiều vùng đất trên thế giới đã trở
thành sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhậy
cảm với việc khai thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý. Nghèo đói, mất
ổn định chính trị, phá rừng chăn thả quá múc và các hoạt động tưới tiêu nghèo
nàn đều đóng góp vào sa mạc hóa. Tại Châu Phi, phía nam Sahara, với 66%
đất đai là sa mạc khô cằn đây là vùng đất đang gặp rất nhiều nguy cơ. Khoảng
1,2 tỷ người của hơn 110 nước đang bị đe dọa bởi vấn đề này[33].
Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị tàn phá, nhiều nhất ở vùng
Châu Mỹ Latinh và Châu Á. Braxin hang năm mất 1,7 triệu ha rừng, Ấn Độ
1,5 triệu ha rừng, Inđônêxia 900.000 ha và Thái Lan gần 400.000 ha. Đối với
các nước có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh... sự
suy thoái hóa đất ở, đất rừng đã tác động đáng kể tới nông nghiệp. Đối với các
nước như Campuchia, Lào... nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất
khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã