Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiêp tai huyện văn chấn, tỉnh yên bái
PREMIUM
Số trang
140
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1709

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiêp tai huyện văn chấn, tỉnh yên bái

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN KIÊN ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP

TẠI HUYỆN VĂN CHẤN TỈNH YÊN BÁI

Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 60-31-10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN

THÁI NGUYÊN - 2011

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là

trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho

việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận

văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Kiên Định

ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Khi viết những d òng tri ân này cũng là lúc kết thúc mộ t quãng thời gian

học tập của tôi. Trong tâm trạng đầy cảm xúc, trước tiên t ôi xin bày tỏ lòng kính

trọng và biết ơn sâu sắc đến nhà giáo , nhà khoa học : PGS.TS. Trần Chí Thiện ,

Trường Đại họ c Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên - người Thầy trự c

tiếp hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọ ng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học , Trường Đại

học Kinh tế & QTKD Thái Nguyên , các thầy cô tham gia giảng dạy khóa họ c

đã giúp đỡ và truyền đạt kiến thức cho tôi. Cảm ơn Đảng ủy , Ban giám hiệu ,

các đồng chí , đồng nghiệp Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái đã

tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong công tác và học tập .

Tôi cũng xin gử i lời cảm ơn tới các đồng chí lãnh đạo huyện Văn Chấn ,

cơ quan chuyên môn của huyện và lãnh đạo UBND các xã , thị trấn , hộ nông dân

trên địa bàn điều tra ; các anh , chị đồng nghiệp công tác tại Cụ c Thống kê , Sở

Khoa họ c và Công nghệ tỉnh Yên Bái ; các học viên c ủa Trường Đại học Kinh tế

và Quản trị kinh doanh , Trường Đại họ c Nông lâm Thái Nguyên và họ c sinh

Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Yên Bái công tác tại huyện Văn Chấn

đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thu thập số liệu thự c hiện luận văn .

Xin cảm ơn gia đình và người thân đã động viên khích lệ tôi trong quá

trình học tập , nghiên cứu .

Trân trọ ng cảm ơn !

Thái Nguyên, năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Kiên Định

iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Lời cam đoan ...............................................................................................................i

Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii

Mục lục...................................................................................................................... iii

Danh mục các chữ viết tắt...........................................................................................v

Danh mục các bảng ....................................................................................................vi

Danh mục các biểu đồ ............................................................................................. viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2

2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................2

2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

3.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

4. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................3

5. Bố cục của luận văn ................................................................................................3

Chƣơng 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............4

1.1. Cơ sở khoa học củ a vấn đề nghiên cứu................................................................4

1.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................4

1.1.2. Cơ sở thự c tiễn............................................................................................25

1.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................28

1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu...............................................................................28

1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu .....................................................................29

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................31

Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM

NGHIỆP Ở HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI......................35

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.............................................................................35

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .......................................................................35

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn................................................38

iv

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010 .................43

2.2. Tình hình sử dụng đất nông lâm nghiệp của huyện Văn Chấn ..........................48

2.2.1. Khái quát tình hình khai thác sử dụng đất NLN .........................................48

2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của một số loại cây

trồng giai đoạn 2006 - 2010 ..................................................................51

2.3. Kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp của các hộ

được điều tra .......................................................................................................54

2.3.1. Mô tả về địa bàn nghiên cứu.......................................................................54

2.3.2. Tình hình chung của nhóm hộ phân theo địa bàn nghiên cứu ....................54

2.3.3. Tình hình chung của nhóm hộ phân theo mức sống...................................61

2.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụ ng đất củ a các hộ điều tra ....................................64

2.3.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất của các hộ

được điều tra ..........................................................................................94

2.4. Nhận xét về tình hình sử dụ ng đất nông lâm nghiệp củ a huyện Văn.................. Chấn 99

Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰ M NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬ

DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN VĂN CHẤN.............101

3.1. Quan điểm và định hướng sử dụ ng đất nông lâm nghiệp ................................101

3.1.1. Các quan điểm chủ yếu sử dụng đất nông lâm nghiệp .............................101

3.1.2. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp củ a huyện Văn Chấn ................104

3.2. Giải pháp cơ bản ..............................................................................................104

3.2.1. Những cơ sở và căn cứ để xây dự ng giải pháp .........................................104

3.2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụ ng đất nông

lâm nghiệp củ a huyện Văn Chấn .........................................................105

KẾT KUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................116

1. Kết luận ...............................................................................................................116

2. Kiến nghị.............................................................................................................117

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................118

PHỤ LỤC...............................................................................................................121

v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

BQ : Bình quân

BVTV : Bảo vệ thực vật

CNH : Công nghiệp hóa

CPBQ : Chi phí bình quân

DT : Diện tích

DTCT : Diện tích canh tác

DTGT : Diện tích gieo trồng

DTTH : Diện tích thu hoạ ch

HĐH : Hiện đại hóa

HQKT : Hiệu quả kinh tế

HTCT : Hệ thống canh tác

KTXH : Kinh tế - xã hộ i

LĐ : Lao động

NKBQ : Nhân khẩu bình quân

NLKH : Nông lâm kết hợ p

NLN : Nông lâm nghiệp

TBCN : Tư bản chủ nghĩa

Trđ : Triệu đồng

TRSX : Trồng rừng sản xuất

TTNT : Thị trấn Nông trường

UBND : Ủy ban nhân dân

vi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lựa chọ n các địa điểm điều tra.................................................................29

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế củ a huyện giai đoạn 2006 - 2010.................44

Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp và Thủy(2006 sản - 2010)................45

Bảng 2.3: Quy hoạ ch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Chấn..............49

Bảng 2.4: Tình hình nhân lực và phân loại kinh tế hộ ..............................................56

Bảng 2.5: Quy mô đất NLN và tình hình ửs dụng đất của nông hộ điều tr.................. a 58

Bảng 2.6: Mức độ tập trung đất đai củ a hộ ...............................................................60

Bảng 2.7: Đất đai và nhân khẩu của hộ phân theo mức sống ...................................62

Bảng 2.8: Vật nuôi củ a hộ phân theo mức sống .......................................................63

Bảng 2.9: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất ruộng theo địa bàn nghiên cứu .................67

Bảng 2.10: Hiệu quả kinh tế của các giống lúa theo mùa vụ trên địa bàn

nghiên cứu ............................................................................................68

Bảng 2.11: Hiệu quả củ a mộ t số cây trồng vụ đông trên đất ruộ ng 2 vụ .................69

Bảng 2.12: Hiệu quả kinh tế củ a các HTCT trên đất trồng cây hà ng năm ..............73

Bảng 2.13: Hiệu quả kinh tế củ a các HTCT trên đất trồng cây hàng năm phân

theo mức sống củ a hộ ...........................................................................74

Bảng 2.14: Hiệu quả kinh tế củ a mô hình cây chè Shan cổ thởụSuối Giàng...............76

Bảng 2.15: Tình hình sản xuất chè sha, nchè trung du tại các điểm điều tr.................. a 77

Bảng 2.16: Hiệu quả kinh tế cây chè Shan và chè trung du phân theo mức sống

của hộ.....................................................................................................79

Bảng 2.17: Hiệu quả kinh tế củ a mộ t số loạ i cây ăn quả ..........................................80

Bảng 2.18: Hiệu quả kinh tế cây cam, quýt của các hộ thâm canh cao ....................81

Bảng 2.19: Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp củ a các hộ điều tra ...........................84

Bảng 2.20: Dự kiến hiệu quả kinh tế sử dụng đất lâm nghiệp ..................................85

Bảng 2.21: Tỷ lệ sử dụng thời gian lao độ ng cho hoạt độ ng sản xuất nông nghiê....... ̣p 87

Bảng 2.22: Khả năng sản xuất và nhu cầuươl ng thực phân theo mức sống củ a hô....... ̣ 88

vii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.23: Sản lượng lương thực bình quân/nhân khẩu phân theo vùng điều tra......89

Bảng 2.24: Thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp phân theo mức sống củ a hộ ......90

Bảng 2.25: Thu nhập bình quân từ sản xuất nông lâm nghiệp theo vùng điều tra.......91

Bảng 2.26: Mộ t số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường từ việc sử dụng đất

nương rẫy...............................................................................................92

Bảng 2.27: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ửs dụng đất NLN của hộ .........96

viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp (2006-2010) ..............46

Biểu đồ 2.2: Biến độ ng diện tích cây nông nghiệp qua các năm (2006-2010).........52

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các loại đất tính theo tổng diện tích đất củ a hộ ........................59

Biểu đồ 2.4: Số mảnh đất bình quân củ a hộ tại các điểm điều tra ............................61

Biểu đồ 2.5: Diện tích đất bình quân củ a hộ điều tra phân theo mức sống ..............63

Biểu đồ 2.6: Hiệu quả kinh tế củ a mộ t số cây trồng vụ đông . ..................................66

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ diện tích các HTCT trên đất trồng cây hàng năm .......................70

Biểu đồ 2.8: Hiệu quả kinh tế các HTCT trên đất trồng cây hàng năm khác ...........71

Biểu đồ 2.9: Chỉ tiêu (VC) của các HTCT phân theo mức sống củ a hộ ...................75

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ số hộ điều tra có ít đất sản xuất nông nghiệp ............................86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con

người. Từ xa xưa các quốc gia, dân tộc trên thế giới đều đã rất coi trọng đất đai và đặc

biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu,

Chương trình môi trường Liên hiệp quốc(UNEP) khẳng định “Mặc cho những tiến bộ

khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất” [33].

Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt

mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh

tác nông nghiệp phải trải qua một thời kỳ phong hoá đất đai rất dài có thể hàng

nghìn năm. Đối với Việt Nam, một đất nước đang phát triển từ nền sản xuất nông

nghiệp lạc hậu, đất hẹp, người đông nên đất càng đặc biệt quý giá.

Thế nhưng, do áp lực của gia tăng dân số; sự phát triển đô thị hoá, công

nghiệp hoá và các hạ tầng kỹ thuật nên cơ cấu đất nông nghiệp có xu hướng giảm.

Mặt khác do tác động tiêu cực trong sản xuất - sinh hoạt của nhân dân nên đất nông

nghiệp đã và đang bị sử dụng lãng phí, thoái hoá, ô nhiễm, rửa trôi xói mòn, suy

thoái chất lượng đất dẫn tới việc giảm khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học và

nhiều hậu quả khác. Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến phần

lớn diện tích đã và đang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn

đối với sự phát triển nông nghiệp bền vững ở nước ta. Bởi vậy việc bảo vệ, sử dụng

hợp lý và hiệu quả đất nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế -

xã hội và bảo vệ môi trường đối với nước ta hiện nay.

Văn Chấn là huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, huyện có vị trí

chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Yên Bái

nói riêng và khu vực Tây Bắc tổ quốc. Địa hình đa dạng, có nhiều rừng, núi, hang

động, suối khe chằng chịt, thung lũng bằng phẳng. Có thể nói rằng , Văn Chấn là

mộ t địa phương có điều kiện tự nhiên điển hình cho sản xuất nông lâm ng hiệp khu

vự c miền núi phía Bắc Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

Những năm gần đây đã có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu về tự nhiên, con

người, an sinh - xã hội, về tài nguyên đất đai và sản xuất nông lâm nghiệp tại huyện

Văn Chấn. Bên cạnh những hoạt độ ng đó , việ c nghiên cứu khoa họ c về hiệu quả sử

dụng đất nông lâm nghiệp có ý nghĩa quan trọng , giúp lựa chọn đúng các loại hình

sử dụ ng đất phù hợ p với cây trồng , vật nuôi để góp phần phát triển kinh tế - xã hội

của địa phương . Từ quan điểm trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh

giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sử dụng đất NLN; đề ra giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả sử dụng đất NLN trên địa bàn huyện Văn Chấn.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng đất, những kinh nghiệm

trong nước và nước ngoài về việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất NLN;

- Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng đất NLN của huyện, làm rõ kết quả

đạt được, những hạn chế và tiềm năng nâng cao hiệu quả sử dụng đất NLN;

- Đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất NLN của

huyện Văn Chấn.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng đất sản xuất NLN của huyện Văn Chấn;

- Hiệu quả sử dụng đất của các HTCT trên từng loại hình đất;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện Văn Chấn - tỉnh

Yên Bái, điều tra chọn mẫu tại một số xã, và một số hộ trên địa bàn huyện.

- Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng đất NLN của huyện

trong 05 năm: từ năm 2006 đến năm 2010; Số liệu điều tra khảo sát được thực hiện

trong năm 2011, lấy số liệu thực tế của năm sản xuất 2010 - 2011; đề xuất môt số

giải pháp cơ bản cho giai đoạn 2011 - 2015.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

- Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau đây:

+ Nghiên cứu quỹ đất NLN của huyện bao gồm đất đang sử dụng, đất có khả

năng khai thác sử dụng vào sản xuất NLN; chủ yếu là đất trồng cây hàng năm , đất

trồng cây lâu năm của huyện và của hộ gia đình được điều tra. Đất lâm nghiệp chỉ

nghiên cứu đất rừng sản xuất được giao cho các hộ.

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất NLN theo 3 tiêu chí: Hiệu quả kinh tế, hiệu

quả xã hội và hiệu quả về môi trường; đề tài chủ yếu đánh giá về hiệu quả kinh tế,

hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường được đánh giá khái quát về mặt định tính.

4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Cung cấp mộ t cách nhìn tổng quát đến chi tiết củ a quá trình sử dụ ng đất nông

lâm nghiệp củ a huyện Văn Chấn . Nhận biết đượ c hiệu quả và các yếu tố ảnh hưở ng

tới hiệu quả sử dụ ng đất nông lâm nghiệp . Đề xuất mộ t số giải pháp chủ yếu nhằm

nâng cao hiệu quả sử dụ ng đất nông lâm nghiệp củ a huyện trên cả 3 phương diện là:

kinh tế, xã hội và môi trường.

5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đượ c kết cấu bởi những thành phần sau:

Phần mở đầu

Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất NLN ở huyện Văn Chấn.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất NLN trên địa bàn

huyện Văn Chấn.

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

Chƣơng 1

CƠ SỞ KHOA HỌC

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1.1. Khái niệm về đất đai và đất nông lâm nghiệp

Có nhiều khái niệm định nghĩa khác nhau về đất, có khái niệm tương đối

hoàn chỉnh, có khái niệm phản ánh chủ yếu mối quan hệ giữa đất - cây trồng và các

ngành sản xuất, nhưng tựu trung lại có thể hiểu: Đất đai là một khoảng không gian

có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: khí hậu của bầu khí quyển , lớp phủ thổ

nhưỡng, thảm thực vật , độ ng vật , diện tích mặt nước ,tài nguyên nước ngầm và

khoáng sản trong lòng đất ; theo chiều nằm ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa

thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật, cùng với các thành phần khác, nó tác

độ ng giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng

như cuộc sống của xã hội loài người (Lương Văn Hinh và ctv, 2003).

Theo Luật Đất đai (1993) của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có

đưa ra những k hái niệm về đất nông , lâm nghiệp: “đất nông nghiệp là toàn bộ diện

tích được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt,

chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, bao gồm

đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, diện tích mặt nước dùng vào mục

đích nuôi trồng thuỷ sản, đất đồng cỏ, đất thí nghiệm nông nghiệp. Đất lâm nghiệp

là diện tích đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp bao

gồm: đất có rừng tự nhiên, đất rừng trồng, đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp”

(trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm

về đất lâm nghiệp).

Theo Luật Đất đai (2003), căn cứ vào mụ c đích sử dụ ng , đất đai đượ c phân

loại làm 3 nhóm đất như sau : nhóm đất nông nghiệp ; nhóm đất phi nông nghiệp và

nhóm đất chưa sử dụng. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất : Đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa , đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi , đất trồng

cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm ; đất rừng sản xuất ; đất rừng phòng hộ ;

đất rừng đặc dụ ng ; đất nuôi trồng thủy sản ; đất làm muối; và đất nông nghiệp khác

theo quy định củ a Chính Phủ .

1.1.1.2. Vấn đề địa tô TBCN trong nông nghiệp

Nghiên cứu vấn đề sử dụ ng đất , tác giả đề cập đến các khái niệm địa tô

TBCN trong nông nghiệp củ a Các Mác . Mác đã đi sâu nghiên cứu phạm trù địa tô

trong nông nghiệp, từ các hình thứ c địa tô lao dịch , địa tô hiện vật, địa tô điền, Mác

đã phân tích kỹ địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch 2 và địa tô tuyệt đối.

Trong nông nghiệp, do ruộng đất là tư liệu sản xuất cơ bản, ruộng tốt, xấu

khác nhau, đại bộ phận là xấu. Do người ta không tạo thêm được ruộng đất mà

những ruộng đất tốt lại bị độc quyền kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa cho thuê hết

nên buộc phải thuê ruộng đất xấu. Điều đó làm cho những nhà tư bản kinh doanh

trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi luôn luôn thu được lợi nhuận

siêu ngạch. Lợi nhuận siêu ngạch này tương đối ổn định và lâu dài, vì nó dựa trên

tính chất cố định của ruộng đất và độ màu mỡ của đất đai. Lợi nhuận siêu ngạch này

sẽ chuyển hoá thành địa tô chênh lệch.

Vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận vượt ra ngoài lợi nhuận bình quân,

thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn; nó là số chênh

lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng

đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Thực chất

của địa tô chênh lệch là lợi nhuận siêu ngạch, nguồn gốc của nó là một phần giá trị

thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra. Địa tô chênh lệch gắn liền với độc quyền

kinh doanh ruộng đất theo lối tư bản chủ nghĩa. Đó là nguyên nhân sinh ra địa tô

chênh lệch.

Có hai loại địa tô chênh lệch: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.

* Địa tô chênh lệch I: là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có độ màu

mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt), gần nơi tiêu thụ, gần đường giao thông.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!