Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp châm cải tiến kết hợp vận động trị liệu trên bệnh nhân nhồi máu não trên lều
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------
TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG CỦA
PHƯƠNG PHÁP CHÂM CẢI TIẾN
KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
THÀNH PHỐ .HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------
TRỊNH THỊ DIỆU THƯỜNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG CỦA
PHƯƠNG PHÁP CHÂM CẢI TIẾN
KẾT HỢP VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU
TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TRÊN LỀU
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
Mã số: 62 72 60 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. PHAN QUAN CHÍ HIẾU
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2013.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Trịnh Thị Diệu Thường
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Đột quỵ theo quan niệm của YHHĐ........................................................... 3
1.2. Đột quỵ theo quan niệm của YHCT ......................................................... 17
1.3. Nghiên cứu không dùng thuốc giúp phục hồi vận động sau đột quỵ ....... 27
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 39
2.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 39
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 39
2.3. Tổ chức thực hiện .................................................................................... 47
2.4. Phƣơng pháp can thiệp ............................................................................. 47
2.5. Tiêu chuẩn theo dõi và đánh giá .............................................................. 51
2.6. Phƣơng pháp thống kê ............................................................................. 52
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ ........................................................................................ 53
3.1. Số liệu thống kê ........................................................................................ 53
3.2. Đặc điểm chung của đối tƣợng tại thời điểm trƣớc nghiên cứu ............... 53
3.3. Kết quả điều trị ........................................................................................ 62
CHƢƠNG 4 - BÀN LUẬN...................................................................................... 75
4.1. Bàn luận về số liệu thống kê..................................................................... 75
4.2. Bàn luận về hiệu quả của châm cứu cải tiến phối hợp khuyến khích não
tham gia tập luyện ................................................................................................... 78
4.3. Bàn luận về yếu tố liên quan đến nhóm đáp ứng điều trị không tốt ........ 90
4.4. Những điểm mới và tính ứng dụng của đề tài ......................................... 94
4.5. Một số khó khăn và tai biến của phƣơng pháp ......................................... 96
4.6. Vấn đề y đức của đề tài ............................................................................ 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................. 98
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ADL (Activities of daily living): Hoạt động sinh hoạt hằng ngày
2. ARA (Action research arm): Nghiên cứu vận động cánh tay
3. BI (Barthel index): Chỉ số Barthel
4. BN : Bệnh nhân
5. CI (Constraint-induced movement therapy): Liệu pháp vận động
cảm ứng hạn chế
6. CS : Cộng sự
7. CTCM (Complex traditional chinese medicine): Phương pháp YHCT
Trung Quốc kết hợp
8. FIM (Functional Independence Measure): Thang đo chức năng độc
lập
9. KTC : Khoảng tin cậy
10. MBI (Modified barthel index): Thang điểm Barthel chỉnh sửa
11. MMAS (Modified modified ashworth scale): Thang đánh giá vận động
được sửa đổi
12. NMN : Nhồi máu não
13. RCTs (Randomized clinical trials): Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên
14. RR (Relative risk): Nguy cơ tương đối
15. SIAS (Stroke impairment assessment set): Bộ đánh giá suy giảm đột
quỵ
16. STREAM (Stroke rehabilitation assessment of movement): Đánh giá
phục hồi chức năng sau đột quỵ
17. VLTL : Vật lý trị liệu
18. VR (Virtual reality): thực tại ảo
19. XHN : Xuất huyết não
20. YHCT : Y học cổ truyền
21. YHHĐ : Y học hiện đại
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
1. Bảng 1.1 : Vị trí tổn thương thân não ...................................................... 8
2. Bảng 1.2 : Hội chứng cơ bản thiếu máu tuần hoàn động mạch cảnh....... 9
3. Bảng 1.3 : Hội chứng cơ bản thiếu máu tuần hoàn đốt sống nền ............ 9
4. Bảng 1.4 : Những thiếu hụt chức năng đặc thù của bán cầu .................. 10
5. Bảng 1.5 : Các rối loạn hành vi và tri giác............................................. 10
6. Bảng 1.6 : Thứ tự phục hồi vận động theo thời gian ............................. 14
7. Bảng 2.1 : Số thứ tự và phương pháp can thiệp đã được ngẫu nhiên ... 40
8. Bảng 3.1 : Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu ................ 53
9. Bảng 3.2 : Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo)....
................................................................................................. 55
10. Bảng 3.3 : Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo)
................................................................................................. 57
11. Bảng 3.4 : Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo)....
................................................................................................. 58
12. Bảng 3.5 : Đặc điểm chung của đối tượng trước nghiên cứu (tiếp theo)
................................................................................................. 59
13. Bảng 3.6 : So sánh phục hồi vận động chi trên trước- sau điều trị ở từng
nhóm nghiên cứu .................................................................................... 62
14. Bảng 3.7 : So sánh phục hồi vận động chi trên ở 2 nhóm...................... 63
15. Bảng 3.8 : So sánh phục hồi vận động chi dưới trước và sau điều trị ở
từng nhóm nghiên cứu............................................................................ 65
16. Bảng 3.9 : So sánh phục hồi vận động chi dưới ở 2 nhóm .................... 65
17. Bảng 3.10 : So sánh điểm phục hồi vận động theo thang đo Barthel trước
sau điều trị trong từng nhóm nghiên cứu ............................................... 67
18. Bảng 3.11 : So sánh điểm phục hồi vận động theo thang đo Barthel ở 2
nhóm ............................................................................................. 67
19. Bảng 3.12 : Phục hồi vận động theo xếp loại Barthel ở 2 nhóm .......... 69
20. Bảng 3.13 : So sánh phục hồi vận động theo xếp loại Barthel ở 2 nhóm ..
.............................................................................................. 71
21. Bảng 3.14 : Tỷ lệ đáp ứng điều trị ở 2 nhóm ........................................ 71
22. Bảng 3.15 : Yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị không tốt ở nhóm can
thiệp .............................................................................................. 72
23. Bảng 3.16 : Yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị không tốt ở nhóm can
thiệp (tiếp theo) ...................................................................................... 73
24. Bảng 3.17 : Yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị không tốt ở nhóm can
thiệp (tiếp theo) ...................................................................................... 73
25. Bảng 3.18 : Yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị không tốt ở nhóm can
thiệp (tiếp theo) ...................................................................................... 74
26. Bảng 4.1 : Các yếu tố liên quan đáp ứng điều trị không tốt ở nhóm can
thiệp .............................................................................................. 92
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
1. Hình 1.1 : Mô tả cách khám cơ gấp ngón tay nông ......................... 23
2. Hình 1.2 : Hệ thống nâng đỡ thể trọng ............................................ 29
3. Hình 1.3 : Các bài tập vận động VR ................................................ 32
4. Biểu đồ 3.1 : Phân bố tuổi ở 2 nhóm nghiên cứu ................................. 54
5. Biểu đồ 3.2 : Phân bố giới ở 2 nhóm nghiên cứu ................................. 54
6. Biểu đồ 3.3 : Phân bố thời gian đột quỵ đến lúc điều trị ở 2 nhóm nghiên
cứu ............................................................................................ 56
7. Biểu đồ 3.4 : Phân bố hôn mê lúc khởi bệnh ở 2 nhóm nghiên cứu .... 56
8. Biểu đồ 3.5 : Phân bố số lần đột quỵ ở 2 nhóm nghiên cứu ................ 57
9. Biểu đồ 3.6 : Phân bố tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ở 2 nhóm nghiên cứu
............................................................................................ 58
10. Biểu đồ 3.7 : Phân bố tỉ lệ mắc bệnh béo phì ở 2 nhóm nghiên cứu ... 59
11. Biểu đồ 3.8 : Phân bố tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở 2 nhóm nghiên
cứu ............................................................................................ 60
12. Biểu đồ 3.9 : Phân bố tỉ lệ mắc bệnh rối loạn lipid máu ở 2 nhóm nghiên
cứu ............................................................................................ 61
13. Biểu đồ 3.10: Phân bố tỉ lệ mắc bệnh lý tại tim ở 2 nhóm nghiên cứu .. 61
14. Biểu đồ 3.11: Số vòng bỏ được trong 1 phút ở 2 nhóm nghiên cứu ...... 64
15. Biểu đồ 3.12: Số vòng bỏ được trong 3 phút ở 2 nhóm nghiên cứu ...... 64
16. Biểu đồ 3.13: Phục hồi vận động theo thang đo đi bộ 10m có dụng cụ ở
2 nhóm nghiên cứu ................................................................................ 66
17. Biểu đồ 3.14: Hiệu quả phục hồi vận động theo điểm số Barthel ở
2 nhóm nghiên cứu ................................................................................ 68
18. Biểu đồ 3.15: Xếp loại phục hồi theo thời gian của chỉ số Barthel ở nhóm
chứng ............................................................................................ 70
19. Biểu đồ 3.16: Xếp loại phục hồi theo thời gian của chỉ số Barthel ở nhóm
can thiệp ............................................................................................ 70
20. Biểu đồ 3.17: Tỉ lệ đáp ứng điều trị ở 2 nhóm nghiên cứu ................... 72
1
MỞ ĐẦU
Đột quỵ cho tới nay vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết vì lẽ ngày càng
hay gặp. Hiện trên thế giới có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ. Đây là nguyên
nhân gây tàn tật hàng đầu và để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh, là gánh
nặng cho gia đình và toàn xã hội.
Tại Hoa kỳ, mỗi năm có 700.000 người bị đột quỵ, nghĩa là cứ 45 giây
sẽ có 1 người bị đột quỵ, số bệnh nhân hiện đang sống là 4.700.000 người
[15]. Trong số những người sống sót sau đột quỵ có 1% bệnh nhân (BN) cần
những hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, 20% những người sống sót
có yêu cầu trợ giúp về vận động, 71% số người sống sót vẫn không thể làm
việc được sau 7 năm bị đột quỵ [49].
Tại Việt Nam, với dân số 80 triệu dân, mỗi năm có khoảng 200.000
người bị đột quỵ, làm chết khoảng 100.000 người. Hiện Việt Nam có 486.400
người bị mất sức lao động, tàn tật do đột quỵ [15]. Theo một nghiên cứu cấp
Bộ về Dịch tễ học đột quỵ tại 3 tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và
Kiên Giang [15] tỷ lệ mới mắc mỗi năm là 2,5/1000 dân, tỷ lệ bệnh toàn bộ
(còn đang sống) 6,08/1000 dân, tỷ lệ tử vong 1,31/1000 dân. Việt Nam là
một trong những quốc gia có tỉ lệ tàn tật cao nhất. Theo thống kê của Bộ Lao
Động – Thương binh – Xã hội, năm 2005 cả nước có khoảng 5,3 triệu người
tàn tật. Trong đó, khuyết tật vận động là cao nhất chiếm tỷ lệ 51,9%, khó khăn
về học chiếm 12,2%, khó khăn về nhìn là 12,2%, khó khăn nghe nói là 7,6%,
rối loạn tâm thần là 9,2% và động kinh chiếm 6,9%. [4]. Vì vậy, giải quyết
vấn đề phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ là vấn đề cấp thiết và
quan trọng, giúp cho bệnh nhân hòa hợp với gia đình và cộng đồng.
Những nghiên cứu phục hồi vận động sau đột quỵ trước đây cho thấy:
Y học cổ truyền (YHCT) có nhiều nghiên cứu trong phục hồi vận động cho
2
bệnh nhân sau đột quỵ được chứng minh có hiệu quả như dùng Hoa đà tái tạo
hoàn, thể châm, điện châm… Trong đó, nổi bật với việc ứng dụng kết hợp
giữa lý luận YHCT và Y học hiện đại (YHHĐ) nghiên cứu về châm cứu cải
tiến trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ với tỉ lệ tốt khá theo
xếp loại Bathel là 62% [30]. Nghiên cứu của YHHĐ về vai trò vật lý trị liệu
trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ đã được chứng minh có
hiệu quả [38],[43],[50],[58],[59],[60]. Ngoài ra, các nghiên cứu chứng minh
tác dụng của yếu tố tinh thần, chủ động tham gia tập luyện làm tăng kết quả
điều trị yếu liệt sau đột quỵ rất đáng quan tâm [41],[52]. Đề tài này được tiến
hành nhằm phối hợp 3 liệu pháp trên để xem khả năng phục hồi vận động sau
đột quỵ có tốt hơn không?
Mục tiêu tổng quát
Xác định hiệu quả của phương pháp thể châm cải tiến phối hợp tập vận
động chủ động trong lúc châm trong phục hồi vận động trên BN nhồi máu não
trên lều
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định hiệu quả phục hồi vận động bàn tay ở hai nhóm nghiên cứu
đánh giá theo test khéo tay 1 phút và 3 phút.
2. Xác định hiệu quả phục hồi vận động chân ở hai nhóm nghiên cứu
đánh giá theo thời gian đi 10 m có dụng cụ hỗ trợ.
3. Xác định tỷ lệ bệnh nhân phục hồi vận động khá-tốt ở hai nhóm
nghiên cứu đánh giá theo thang đo Barthel.
4. Xác định các yếu tố liên quan đến đáp ứng điều trị không tốt ở nhóm
can thiệp.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đột quỵ theo quan niệm của YHHĐ
1.1.1. Đại cƣơng
Theo Tổ chức y tế thế giới “Đột quỵ là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót
thần kinh chức năng, thường khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại
quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong 24 giờ, loại trừ nguyên nhân chấn thương
sọ não”
1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh thiếu máu cục bộ cấp
1.1.2.1. Nguyên nhân sinh bệnh của thiếu máu cục bộ cấp [7],[56]
Hai cơ chế sinh bệnh chính của NMN là cơ chế tắc mạch và cơ chế huyết
động. Cơ chế huyết động ít gặp và thường gây nhồi máu vùng xa, vùng ranh
giới giữa các vùng tưới máu của động mạch. Cơ chế tắc mạch gặp trong phần
lớn các trường hợp. Nói chung, gồm bốn nhóm chính:
- Bệnh tim: Đột quỵ não do tim có thể xảy ra theo một vài cơ chế. Đầu
tiên là cơ chế huyết động do suy bơm gây giảm tưới máu toàn bộ, gặp trong
nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết, ngưng tim do loạn nhịp. Tuy nhiên, cơ chế
phổ biến nhất là lấp mạch với cục huyết tắc xuất phát từ tim, gây thiếu máu
cục bộ. Nguồn huyết khối từ tim có thể xảy ra do ứ trệ tuần hoàn trong buồng
tim, gặp trong rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim ứ huyết, tổn thương nội tâm
mạc, nhồi máu cơ tim cấp, vật thể lạ tại tim như van tim nhân tạo…
- Bệnh mạch máu lớn (vùng cổ-sọ) : Xơ vữa động mạch là quá trình hình
thành và tiến triển chậm, thường kéo dài từ 5-10 năm. Khởi đầu là các tổn
thương nội mạc động mạch, thấm mỡ, và thu hút các tế bào máu theo thứ tự là
monocyte, đại thực bào, tiểu cầu, fibrin và hồng cầu và nhanh chóng tạo mảng
xơ sau đó làm thành mạch dầy lên, lòng mạch hẹp lại. Khi mảng xơ bị tổn
4
thương như loét, nứt, vỡ sẽ hình thành cục huyết khối trên mảng xơ, dẫn tới
tắc mạch hoàn toàn hoặc vỡ ra trôi theo dòng máu gây lấp mạch đoạn xa.
- Bệnh mạch máu nhỏ : Mạch máu nhỏ nội sọ là các động mạch nhỏ, có
đường kính <500μm. Tổn thương não do bệnh mạch máu nhỏ thường nằm sâu
trong vùng gian não hạch nền, đồi thị, thân não, đặc biệt là cầu não. Trên hình
ảnh CT não, tổn thương biểu hiện bằng những vùng giảm tỷ trọng có đường
kính nhỏ vài cm, trong đó dạng nhồi máu lỗ khuyết có đường kính nhỏ hơn
1,5cm. Các nhánh động mạch nhỏ, xuyên sâu này khi tắc nghẽn dễ gây triệu
chứng do chúng thường là nhánh tận, không có hoặc có bàng hệ rất nghèo
nàn. Nhồi máu não ở các động mạch nhỏ có thể do các nguyên nhân sau: xơ
vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm động mạch.
- Bệnh huyết học: Những bất thường thành phần tế bào máu và protein
huyết tương có thể dẫn đến tình trạng tăng đông, với thay đổi độ nhớt máu và
kết tập tiểu cầu, là trạng thái thúc đẩy gây đột quỵ thiếu máu cục bộ. Những
rối loạn tế bào máu và protein thường gặp: tăng hồng cầu nguyên phát hay thứ
phát, bệnh tăng tiểu cầu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối, bệnh hồng
cầu liềm, rối loạn protein huyết, hội chứng kháng thể kháng phospholipid,
thiếu protein C, protein S và antithrombin III, bệnh bạch cầu, đông máu nội
mạch rải rác.
1.1.2.2. Sinh bệnh học của thiếu máu cục bộ cấp [1],[2],[7],[56]
Thiếu máu não cục bộ là do nghẽn mạch tạm thời hoặc lâu dài do huyết
khối hoặc huyết tắc một mạch máu, hậu quả là giảm cung cấp máu gây NMN.
Vùng nhồi máu có thể được chia làm hai : vùng trung tâm có lưu lượng rất
thấp và bao quanh là vùng giảm lưu lượng không quá thấp. Vùng trung tâm
nhồi máu có lưu lượng máu 12 hoặc ít hơn 12ml/100mg/100g não/phút (bình
thường là 50ml) : tổn thương không hồi phục ngay trong giờ đầu. Nhưng
thành phần não hoại tử bao gồm: neuron, thần kinh đệm, mạch máu. Xung