Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Sinh Thái Của Một Số Mô Hình Rừng Trồng Tại Xã Xuân Chinh Huyện Thường Xuân Tỉnh Thanh Hóa
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1430

Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Sinh Thái Của Một Số Mô Hình Rừng Trồng Tại Xã Xuân Chinh Huyện Thường Xuân Tỉnh Thanh Hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, Ban

chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên rừng và môi trường, tôi đã thực hiện

khóa luận tốt nghiệp:

“Đánh giá hiệu quả kinh tế, sinh thái của một số mô hình rừng trồng

tại xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”

Nhân dịp hoàn thành khóa luận, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến

PGS.TS Bế Minh Châu, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Hạt

kiểm lâm huyện Thường Xuân và các thầy cô, bạn đồng nghiệp trong khoa

quản lý tài nguyên rừng và môi trường đã giúp đỡ tận tình để tôi hoàn thành

khóa luận này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng song do khả năng và kinh nghiệm của bản

thân còn hạn chế nên không tránh khỏi nhẵng thiếu xót. Kính mong thầy, cô

và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để khóa luận được đầy đủ và hoàn

thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xuân Mai, ngày 29 tháng 05 năm 2016

Sinh viên thực hiện

Vy Văn Trường

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1

Chƣơng I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3

1.1. Nhận thức chung về vấn đề nghiên cứu.................................................. 3

1.2. Trên thế giới............................................................................................ 3

1.3. Ở Việt Nam............................................................................................. 6

Chƣơng II:MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU................................................................................................. 9

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 9

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 9

2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 10

2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 10

Chƣơng III:ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU..... 19

3.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................. 19

3.2. Điều kiện dân sinh, xã hội, kinh tế ....................................................... 20

Chƣơng IV:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 23

4.1. Nghiên cứu đặc điểm của các mô hình rừng trồng tại xã Xuân Chinh,

huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. ........................................................ 23

4.2. Đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng .................................... 32

4.3. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng..................... 44

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các mô hình

rừng trồng tại xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa........ 49

Chƣơng V:KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ.................................. 53

5.1. Kết luận................................................................................................. 53

5.2. Tồn tại ................................................................................................... 54

5.3. Kiến nghị............................................................................................... 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ BIỂU

DANG MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu cây trồng rừng hiện tại của xã Xuân Chinh,

huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa ............................................................ 23

Bảng 4.2. Chiều cao và độ tàn che của các mô hình rừng trồng..................... 25

Bảng 4.3. Kết quả điều tra cấu trúc của thảm thực vật dưới tán rừng ............ 26

Bảng 4.4. Kết quả điều tra sinh trưởng của các mô hình rừng trồng.............. 27

Bảng 4.5. Tổng hợp chất lượng rừng trồng của các mô hình nghiên cứu ...... 30

Bảng 4.6. Trữ lượng của các mô hình rừng trồng........................................... 31

Bảng 4.7. Độ tàn che vàđộche phủ của các mô hình rừng trồng .................... 33

Bảng 4.8. Cường độ xói mòn của các mô hình rừng trồng............................. 35

Bảng 4.9. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sinh thái ......................... 37

Bảng 4.10. Vốn dầu tư của các mô hình rừng trồng nghiên cứu .................... 38

Bảng 4.11. Thu nhập từ các mô hình rừng trồng ............................................ 39

Bảng 4.12. Thu nhập của mô hình rừng luồng................................................ 39

Bảng 4.13. Tính toán các chỉ tiêu kinh tế........................................................ 40

Bảng 4.14. Khả năng thu hút lao động của các mô hình rừng trồng .............. 42

Bảng 4.15. Phân bố lao động trong các mô hình rừng trồng theo năm. ......... 43

Bảng 4.16. Tổng hợp các tiêu chuẩn............................................................... 45

Bảng 4.17. Tính điểm cho các chỉ tiêu nghiên cứu......................................... 46

Bảng 4.18. Chuẩn hóa có trọng số điểm ......................................................... 47

Bảng 4.19. Chỉ tiêu canh tác của các mô hình rừng trồng.............................. 48

Bảng 4.20. Tổng hợp các chỉ tiêu so sánh....................................................... 49

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ tác động của phương thức canh tác của

Walifrad Raquel Rola ....................................................................................... 4

Hình 4.1. Chất lượng rừng trồng tại khu vực nghiên cứu............................... 30

Hình 4.2. So sánh độ tàn che của 3 mô hình rừng .......................................... 33

Hình 4.3. So sánh độ che phủ của các mô hình rừng trồng ............................ 34

Hình 4.4. So sánh cường độ xói mòn ở 3 mô hình rừng trồng ....................... 36

Hình 4.5. Phân bố số lao động ở các mô hình ................................................ 43

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

D1.3 Đường kính than cây tại vị trí 1,3m

Dt Đường kính tán

Hdc Chiều cao dưới cành

Hvn Chiều cao dưới cành

Hcbtt Chiều cao trung bình cây bụi thảm tươi

ÔTC Ô tiêu chuẩn

ODB Ô dạng bảng

BCR Tỷ lệ thu nhập trên chi phí

NPV Giá trị lợi nhuận ròng

IRR Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ

FAO Tổ chức Nông lương quốc tế

Ect Chỉ số canh tác

CP Độ tàn che

TK Thảm khô

S% Hệ số biến động

Mtp Trữ lượng thương phẩm

PKT Trọng số về kinh tế

PXH Trọng số về xã hội

PST Trọng số về sinh thái

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng là một tài nguyên có khả năng tự tái tạo nếu con người biết sử

dụng đúng mức. Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu

lâm sản gỗ cho sản xuất và tiêu dùng ngày một tăng lên.Tình trạng khai thác

gỗ rừng tự nhiên quá mức là nguyên nhân chủ yếu làm giảm độ che phủ của

rừng gây xói mòn rửa trôi đất. Trong những năm gần đây, diễn biến khí hậu

toàn cầu thay đổi theo chiều hướng bất lợi, tình trạng hạn hán, bão lụt và sạt

lở đất xảy ra thường xuyên ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Điều đó đã

ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhân dân, có nguy cơ đe dọa

sự sống của trái đất.

Đứng trước tình hình đó nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã và

đang nghiên cứu để đưa ra các phương án, biện pháp giải quyết vấn đề: làm

sao để phát triển kinh tế - xã hội nhưng không làm suy thoái môi trường

sống?.Chính vì vậy, mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người dù lớn

hay nhỏ đều cần phải xem xét và đánh giá tổng hợp trên cả ba mặt kinh tế - xã

hội và sinh thái.

Do đặc thù của hoạt động sản xuất lâm nghiệp là lấy rừng và đất rừng

làm đối tượng và tư liệu sản xuất, hơn nữa nghề rừng là một nghề mang tính

xã hội hóa sâu sắc nên ngoài việc tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm phát triển

kinh tế xã hội, sản xuất lâm nghiệp còn mang giá trị môi trường sinh thái cao.

Nhưng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái luôn tồn

tại mâu thuẫn. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này trong sản xuất lâm nghiệp cần

đưa ra được những phương thức canh tác thích hợp nhằm giải quyết hài hòa

lợi ích kinh tế - xã hội – sinh thái, đảm bảo cho việc phát triển lâm nghiệp

theo hướng bền vững. Đặc biệt là trong trồng rừng, hiện nay việc lựa chọn

loài cây trồng, lựa chọn mô hình rừng trồng không những thu được hiệu quả

kinh tế - xã hội cao mà còn phải cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái tốt

đang là giải pháp có ý nghĩa chiến lược và mang tính khả thi nhất.

Xuân Chinh là một xã miền núi thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh

2

Hóa, nơi có phong trào trồng rừng phát triển tương đối mạnh. Diện tích đất

lâm nghiệp của xã là 6594,8 ha chiếm 89,88% diện tích đất tự nhiên; trong đó

rừng trồng sản xuất là 1364,1 ha chiếm 20,67% diện tích đất lâm nghiệp[ ],

[ ]. Trong những năm qua, cùng với chính sách khuyến khích phát triển

rừng trồng, sự hỗ trợ của Chính phủ, xã Xuân Chinh đã triển khai thực hiện

nhiều mô hình rừng trồng, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, bảo vệ

và phát triển rừng.Tuy nhiên, để có thể phát triển các mô hình rừng trồng có

hiệu quả cao và ổn định, cần có những nghiên cứu đánh giá có cơ sở khoa học

và thực tiễn.

Việc đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng, đề xuất và nhân

rộng các mô hình thành công cùng với giải pháp nâng cao hiệu quả là một nhu

cầu cấp bách của sản xuất, nhằm giảm sức ép về lâm sản lên rừng tự nhiên,

góp phần bảo vệ tính đa dạng, nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt

nghiệp“Đánh giá hiệu quả kinh tế, sinh thái của một số mô hình rừng

trồng tại xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!