Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá hiệu quả giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non hoa phượng đỏ - tp. đà nẵng thông qua bộ tranh theo chủ đề.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-----------------------------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ 4-5
TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HOA PHƯỢNG ĐỎ - TP ĐÀ NẴNG THÔNG
QUA BỘ TRANH THEO CHỦ ĐỀ
Người hướng dẫn khoa học : Th.S Trần Hồ Uyên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thu Vân
Lớp : 11SMN1
Đà Nẵng, tháng 4/2016
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài:...........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu:....................................................................................2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:.............................................................3
3.1. Khách thể nghiên cứu:...............................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................3
4. Gỉa thuyết khoa học:.....................................................................................3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:...................................................................................3
6. Phạm vi nghiên cứu:......................................................................................3
7. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
7.1. Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận:.....................................................4
7.2 Phương pháp nghiên cứu cở sở lí luận......................................................4
7.3 Phương pháp thực nghiệm........................................................................4
7.4 Phương pháp đánh giá, xử lí số liệu. .........................................................4
8 Những đóng góp của đề tài............................................................................4
8.1 Về mặt lí luận.............................................................................................4
8.2 Về mặt thực tiễn ........................................................................................4
9 Cấu trúc khóa luận........................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC VẬN DỤNG BỘ TRANH THEO
CHỦ ĐỀ ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG
MẦM NON ................................................................................................6
1. Tình hình nghiên cứu....................................................................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................6
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam...........................................................7
1.3. Các khái niệm công cụ...............................................................................8
1.4 Những vấn đề chung về GDBVMT cho trẻ MG.....................................13
1.5 Điều kiện giáo dục bảo vệ môi trường.....................................................15
1.6 Giới thiệu về bộ tranh giáo dục trẻ bảo vệ môi trường...........................16
1.7 Đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm lĩnh hội tri thức về môi trường xung
quanh của trẻ 4-5 tuổi..............................................................................17
TIỂU KẾT CHƯƠNG I...........................................................................................20
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG BỘ TRANH THEO CHỦ ĐỀ
ĐỂ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG
MẦM NON HOA PHƯỢNG ĐỎ - TP ĐÀ NẴNG ....................................................21
2.1 Khái quát về trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, TP.Đà Nẵng. .............21
2.2 Khái quát về quá trình điều tra, khảo sát:..............................................22
2.3 Nội dung khảo sát....................................................................................22
2.4 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................22
2.5 Thực trạng về việc GDBVMT cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm
non Hoa Phượng Đỏ-TP.Đà Nẵng. .........................................................23
2.6 Những yêu cầu để đảm bảo cho việc sử dụng bộ tranh GDBVMT cho trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non có hiệu quả.............................................29
TIỂU KẾT CHƯƠNG II.............................................................................................30
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIÁO DỤC BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA
PHƯỢNG ĐỎ - TP ĐÀ NẴNG THÔNG QUA BỘ TRANH THEO CHỦ ĐỀ...........31
3.1 Cơ sở của việc vận dụng bộ tranh của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bích để
GDMT cho trẻ MG 4-5 tuổi. ...................................................................31
3.2 Thực nghiệm các kế hoạt hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ
4-5 tuổi. ....................................................................................................32
3.3 Phương pháp đánh giá kết quả kiểm tra thực nghiệm...........................37
3.4 Tiêu chí và thang đánh giá:.....................................................................38
3.5 Kết quả kiểm tra, đánh giá trước TN. ....................................................39
3.6 Kết quả kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm..........................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................52
1. Kết luận .......................................................................................................52
2. Kiến nghị .....................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................56
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GDBVMT : Giáo dục bảo vệ môi trường
GV : Giáo viên
TN : Thực nghiệm
ĐC : Đối chứng
CBQL : Cán bộ quản lí
NXB : Nhà xuất bản
BVMT : Bảo vệ môi tường
GDMT : Giáo dục môi trường
MG : Mẫu giáo
MGN : Mẫu giáo nhỡ
MGB : Mẫu giáo bé
MTXQ : Môi trường xung quanh
GDMN : Giáo dục mầm non
MN : Mầm non
LQMTXQ : Làm quen môi tường xung quanh
MĐ1 : Mức độ 1
MĐ2 : Mức độ 2
MĐ3 : Mức độ 3
TP : Thành phố
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Mức độ về việc GDBVMT cho trẻ MG 4-5 tuổi.
Bảng 2.2 Mức độ về việc sửdụng tranh, ảnh trong việc GDBVMT cho trẻMG 4-5 tuổi.
Bảng 2.3 Các hoạt động có thể sử dụng tranh, ảnh để GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
Bảng 2.4 Các hình thức có thể sửdụng tranh, ảnh trong việc GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.5 Hiệu quả của việc sử dụng tranh, ảnh để GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi
Bảng 2.6 Số lượng tranh, ảnh hiện có sẵn để sửdụng vào việc GDBVMT cho trẻ4-5 tuổi.
Bảng 2.7 Mức độ sử dụng bộ tranh của nhóm tác giả Nguyễn Thị Cẩm Bích để
GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi.
Bảng 2.8 Mức độ hiệu quả của việc sử dụng bộ tranh của nhóm tác giả Nguyễn Thị
Cẩm Bích cho trẻ 4-5 tuổi.
Bảng 2.9 Mức độ phù hợp sau khi xem bộ tranh của nhóm tác giả Nguyễn Thị
Cẩm Bích để GDBVMT cho trẻ 4-5 tuổi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ khả năng quan sát và giải quyết nhiệm vụ hoạt động giáo dục của trẻ.
Hình 3.2 Tính tích cực và thái độ của trẻ trong khi tham gia các kế hoạch hoạt động
giáo dục BVMT trước TN.
Hình 3.3 Biểu đồ ý thức BVMT của trẻ qua mỗi kế hoạch hoạt động giáo dục trước TN.
Hình 3.4 Biểu đồ khả năng quan sát và giải quyết nhiệm vụ tham gia các kế hoạch
hoạt động giáo dục của trẻ sau TN
Hình 3.5 Biểu đồ so sánh khả năng quan sát và giải quyết nhiệm vụ tham gia kế
hoạch hoạt động giáo dục trước vấu TN của lớp TN.
Hình 3.6 Biểu đồ tính tích cực và thái độ của trẻ trong khi tham gia các hoạt động
giáo dục BVMT (tiêu chí 2) sau TN
Hình 3.7 Biểu đồ so sánh tính tích cực và thái độ của trẻ trước và sau thực nghiệm
của lớp TN.
Hình 3.8 Ý thức BVMT của trẻ qua mỗi kế hoạch hoạt động giáo dục sau TN.
Hình 3.9 Biểu đồ ý thức BVMT của trẻ qua mỗi kế hoạch hoạt động giáo dục sau
TN
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Dựa vào nguồn gốc hình thành xã hội loài người trên Trái Đất, các nhà khoa
học đã khẳng định rằng: mọi cá nhân ngay từ khi sinh ra đã có quan hệ mật thiết
với môi trường xung quanh. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản
phẩm của xã hội. Tuy nhiên, con người hoạt động cải tạo thiên nhiên, tạo nên cuộc
sống xã hội, nhưng con người lại luôn luôn chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên,
điều kiện văn hóa dân tộc truyền thống và kinh tế. Môi trường là nơi con người
khai thác nguồn nguyên, vật liệu và năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sản
xuất và cuộc sống như: đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng
như củi, gỗ, nắng, gió… Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hóa, du
lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái Đất và
không gian bao quanh Trái Đất. [9]
Ngày nay, môi trường trên thế giới cũng như ở nước ta đang có nhiều vấn đề
bất cập như: đất đai bị xói mòn; chất lượng các nguồn nước bị suy giảm mạnh;
không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng, khối lượng phát sinh và mức
độ độc hại của chất thải ngày càng gia tăng, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá
mức, đa dạng sinh học bị đe dọa nghiêm trọng, các thảm họa do thiên tai và những
diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng, các vấn đề này đã và đang gây áp lực
lớn lên tài nguyên và môi trường. Do vậy, việc bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu,
vừa là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững toàn cầu nói
chung và ở Việt Nam nói riêng, bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của mọi người, là
biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức, là sự nối tiếp truyền thống yêu thiên
nhiên, sống hài hòa với tự nhiên. Bảo vệ môi trường phải theo phương châm lấy
phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường và bảo tồn thiên nhiên
làm mục tiêu hàng đầu. Bảo vệ môi trường là một công việc lâu dài và phải được
quan tâm thường xuyên của các cấp.