Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảng bộ huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2019
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LÊ HẢI YẾN
ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN SƠN (TỈNH TUYÊN QUANG)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
LÊ HẢI YẾN
ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN SƠN (TỈNH TUYÊN QUANG)
LÃNH ĐẠOXÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2019
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 8229015
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN
THÁI NGUYÊN- 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn“Đảng bộ huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên
Quang) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2019” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi, có tính độc lập, kế thừa, phát triển những
công trình nghiên cứu có trước. Các số liệu trong luận văn phục vụ cho việc
phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,
hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng. Nếu có vấn đề gì tôi
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 7 năm 2020
Tác giả
Lê Hải Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới thầy TS. Nguyễn Minh Tuấn, người thầy đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong Bộ môn Lịch sử
đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập dưới mái trường Đại học Khoa
học. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc
biệt là Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Yên Sơn đã cung cấp những thông tin,
tài liệu hữu ích giúp tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn
ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Lê Hải Yến
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... v
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN SƠN .................. 15
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.......................................................................... 15
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ............................................................................. 17
1.3. ĐIỀU KIỆN VĂN HÓA - XÃ HỘI......................................................... 19
1.4. TÌNH HÌNH NÔNG THÔN HUYỆN YÊN SƠN TRƯỚC NĂM 2008.......21
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 31
Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN SƠN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2019 ......................... 32
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI..................... 32
2.1.1. Khái niệm nông thôn mới ..................................................................... 32
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nông thôn ................................... 36
2.1.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nông thôn mới
................................................................................................................. 38
2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN
SƠN VỀ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................... 44
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Yên Sơn về xây dựng nông thôn mới
từ năm 2008 đến năm 2019..................................................................... 44
2.2.2. Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương xây dựng nông thôn mới
................................................................................................................. 52
2.3. KẾT QUẢ ................................................................................................ 53
iv
2.3.1. Kết quả quá trình lãnh đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới .............. 53
2.3.2. Kết quả huy động nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới (2008
- 2019)..................................................................................................... 61
2.3.3. Kết quả thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới........................................ 63
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 69
Chương 3 NHẬN XÉT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM..................................... 70
3.1. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN SƠN LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNGNTM (2008 - 2019).................................................. 70
3.1.1. Ưu điểm................................................................................................. 70
3.1.2. Hạn chế.................................................................................................. 76
3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH
ĐẢNG BỘ HUYỆN YÊN SƠN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI (2008 - 2019)...................................................................... 77
3.3. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ........................................................................ 80
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 84
KẾT LUẬN..................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 88
PHỤ LỤC........................................................................................................ 94
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa của chữ viết tắt
1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2 HĐND Hội đồng nhân dân
3 HTX Hợp tác xã
4 Nxb Nhà xuất bản
5 NTM Nông thôn mới
6 UBND Uỷ ban nhân dân
7 XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản
Việt Nam luôn coi vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược
quan trọng, coi đó là cơ sở quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững,
góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Tại Hội nghị lần thứ 7
(tháng 7/2007), Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã nêu quan điểm:
Cần có bước phát triển mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó chú
trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn; xây dựng nền
nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại hóa, bền vững; xây dựng NTM có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức
sản xuất hợp lý, xã hội nông thôn ổn định; xây dựng giai cấp nông dân, củng
cố liên minh công nông và đội ngũ trí thức thành nền tảng bền vững, bảo đảm
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH)
theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Xây dựng NTM chính là giải pháp
quan trọng và thiết thực nhằm cụ thể hóa mục tiêu Nghị quyết Hội nghị lần thứ
7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đề ra, tạo động lực quan trọng
cho sự nghiệp CNH, HĐH nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chongườidân.
Từ đó nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng
và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội nông thôn được tăng cường, góp phần thúc đẩy phát triển sản
xuất và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn; đời sống vật chất và tinh
thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; hệ thống chính
trị ở nông thôn được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, nhiều kết quả đạt được
chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế như: Nông nghiệp phát triển còn kém
bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học, công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực nông thôn còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu
2
quy hoạch, kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước
sinh hoạt…còn tồn tại nhiều hạn chế; môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm.
Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn
khá cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, nhiều vấn
đề mới đang phát sinh và tiềm ẩn... những hệ quả trên đòi hỏi phải tiến hành
xây dựng nông thôn mới (NTM), đây là đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn cuộc sống,
là nền tảng để xây dựng môi trường sống lành mạnh, đảm bảo sự ổn định và
phát triển bền vững ở khu vực nông thôn.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhấn mạnh:
“Hiện nay và trong nhiều năm tới đây vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
có tầm chiến lược quan trọng”, “Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch phát triển
kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Thực hiện chương trình xây dựng mới nhằm
xây dựng các làng, xã, ấp, bản có cuộc sống ấm no, văn minh, sạch đẹp, gắn
với việc hình thành các khu dân cư đô thị hóa. Phát huy dân chủ, xây dựng nếp
sống văn minh, bài trừ các tệ nạn xã hội ở nông thôn” [24]. Xây dựng NTM là
một nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân nhằm thực hiện
thắng lợi Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khóa X) “Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”. Trước khi có
Nghị quyết số 26, đời sống nhân dân huyện Yên Sơn còn gặp nhiều khó khăn cả
về vật chất và tinh thần, cơ sở vật chất - kỹ thuật ở nông thôn còn thấp kém,
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu chưa hình thành được những mô hình phát
triển kinh tế bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân; bộ mặt
nông thôn chưa được khởi sắc... Chính vì vậy, việc tiến hành xây dựng NTM
nhằm giải quyết tốt vấn đề “tam nông” trên địa bàn huyện Yên Sơn càng trở
nên quan trọng và cấp thiết. Việc khảo sát thực tiễn, phân tích, đánh giá thực
trạng một cách đầy đủ, khách quan quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng
bộ huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Tuyên
Quang nói chung. Trên cơ sở đánh giá khách quan đặc điểm tình hình, thuận
3
lợi, khó khăn, thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của
Đảng bộ huyện Yên Sơn để có cơ sở khoa học, căn cứ rút ra những bài học kinh
nghiệm nhằm thực hiện tốt chương trình xây dựng NTM ở Yên Sơn trong sự
nghiệp CNH, HĐH hiện nay.
Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của vấn đề đó, tác giả
chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) lãnh đạo xây dựng
nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2019” làm luận văn thạc sỹ Lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn luôn là vấn đề cấp thiết trên
thế giới, đối với Việt Nam thì lại càng có ý nghĩa quan trọng. Chính vì vậy,
trong nhiều năm qua vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân
luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong nước và
ngoài nước. Tiêu biểu là những công trình sau đây:
Công trình “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển”,
của tác giả Frans Elltis (1994), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Công trình nêu
những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển
qua việc nghiên cứu lý thuyết, khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước châu Á, Phi,
Mỹ La-tinh. Công trình xem xét nền nông nghiệp của các nước đang phát triển
trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển thương
mại nông sản trên thế giới; đồng thời chỉ ra mô hình thành công, thất bại trong
việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân [28].
Tác giả Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott (2000),“Một số vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam” do Nguyễn Ngọc
và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, Nxb Hà Nội, Hà Nội. Công trình đã
nghiên cứu về vai trò, đặc điểm nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước
trên thế giới và kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng nghề truyền thống Việt
Nam. Công trình có giá trị tham khảo trong việc giải quyết vấn đề phát triển
4
nông thôn nước ta hiện nay như: tương lai của các trang trại nhỏ, nông dân với
khoa học, hệ tư tưởng của nông dân [8]…
Công trình “Lao động nông thôn di cư, đặc điểm và mô hình việc làm -
nghiên cứu dựa trên điều tra nông nghiệp Trung Quốc”, của tác giả Tuan
Francis, Somwaru, Diao Xinshen. Công trình đã khẳng định những người lao
động nông thôn sẽ bị thu hút vào các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp do
tốc độ phát triển công nghiệp diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc. Các tác giả
khẳng định sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn phục vụ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong xây dựng
NTM, qua sự chuyển dịch này xuất hiện những mô hình kinh tế mới trong khu
vực nông thôn [63].
Trung tâm phát triển nông thôn, Dự án MISPA (2006), “Lý luận và thực
tiễn xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” do dịch giả Cù Ngọc Hưởng,
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Bài viết đã nghiên cứu vấn đề
xây dựng NTM XHCN ở Trung Quốc trên nhiều khía cạnh như: Hệ thống lý
luận xây dựng NTM XHCN; mục tiêu, tiêu chuẩn đánh giá và hệ thống chỉ tiêu
đánh giá quá trình xây dựng NTM XHCN và lựa chọn các chỉ tiêu cho từng
khu vực…Nhìn chung kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho các quốc
gia trong quá trình xây dựng NTM [61].
Công trình “Một số vấn đề phát triển xã hội nông thôn năm 2009 (Lao
động và việc làm nông thôn)”, đề tài khoa học cấp Bộ của tác giả Bùi Quang
Dũng làm chủ nhiệm. Công trình tập trung nghiên cứu về tình trạng thiếu việc
làm, tình trạng di dân đến khu vực đô thị và tình trạng nghèo đói của người lao
động nông thôn... Đề tài khẳng định sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và
nông thôn ngày càng gia tăng, tình trạng thất nghiệp mùa vụ là nguyên nhân cơ
bản dẫn đến di dân. Việc di dân đến khu vực đô thị kéo theo nhiều vấn đề phải
giải quyết như việc làm, nhu cầu ăn, ở, đi lại, dịch vụ y tế, giáo dục [16].
Tác giả Lê Thế Cường (2013) với bài viết “Thực tiễn hiện đại hóa nông
nghiệp đặc sắc Trung Quốc và kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”, Học viện
5
Kinh tế chính trị - trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, ngày 11/3/2013
http://www.tapchicongsan.org.vn/. Bài viết phân tích những nội dung mấu chốt
từ thực tiễn con đường “hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc”, trên
cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm đối với xây dựng nông thôn ở nước
ta như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gai xây dựng
NTM; đẩy mạnh và đổi mới cơ chế, chính sách nông nghiệp, nông thôn, thực
hiện đồng bộ, nghiêm túc chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây
dựng công trình điện, đường, trường, trạm phục vụ nhu cầu của người
dân…[13].
Công trình “Phát triển nông thôn” của tác giả Phạm Xuân Nam, Nxb
Khoa học xã hội, năm 1997. Công trình nghiên cứu sâu về phát triển kinh tế -
xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động và giải quyết việc làm, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề
phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Công trình đã phân tích những thành
tựu, yếu kém và nêu một số yêu cầu, giải pháp trong phát triển nông nghiệp,
nông thôn nước ta góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách của Nhà nước trong
bối cảnh chuẩn bị bước sang thế kỉ XXI [40].
Công trình “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới
- quá khứ và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn Bích, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, năm 2000. Cuốn sách đã phân tích những sự thay đổi cơ bản trong cơ
cấu kinh tế nông nghiệp và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn Việt
Nam sau hơn hai mươi năm đổi mới, qua đó khẳng định được bộ mặt nông
nghiệp, nông thôn nước ta thay đổi nhanh chóng; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân được nâng cao so với trước đổi mới [9].
Công trình “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam”, của
tác giả Nguyễn Hữu Tiến, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội năm 2007. Cuốn sách là
tập hợp các công trình nghiên cứu của tác giả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá
- xã hội ở nông thôn. Qua đó thấy được những tồn tại và hạn chế của việc phát
triển kinh tế xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay. Đồng thời công trình đánh
6
giá được thực trạng những thành tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn. Trong đó thành tựu quan trọng nhất là làm thay đổi
đời sống người dân, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới [59].
Công trình “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và
mai sau”, của chuyên gia nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, tác
giả Đặng Kim Sơn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008. Công trình
này đã nêu lên thực trạng các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
hiện nay, những thành tựu cũng như những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại.
Xuất phát từ thực tiễn, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị
những chính sách khả thi nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày
càng phát triển [51].
Bài viết “Nhìn lại hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới: Kết quả và một số bài học kinh nghiệm” của Phó Thủ
tướng, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM,
Tạp chí Cộng sản, (số 94), năm 2014, tr.8-14. Bài viết đã trình bày những kết
quả quan trọng bước đầu trong hơn 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng NTM căn cứ và 19 tiêu chí của NTM. Đồng thời bài viết cũng
khái quát những ưu điểm, hạn chế, vướng mắc từ các cấp chính quyền địa
phương, cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn thực hiện đến nguồn vốn đầu
tư cho chương trình, từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện chương trình xây dựng NTM trong thời gian tiếp theo…[46].
Công trình “Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam”, của
Tác giả Nguyễn Xuân Thảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Cuốn sách
được hình thành trên cơ sở các bài viết, bài nghiên cứu, các văn bản chuẩn bị
cho những chính sách, quyết định của Bộ, của Chính phủ về những vấn đềnông
nghiệp, phát triển nông thôn. Nội dung chính cuốn sách đề cập đến những vấn
đề mang tính chiến lược, những vẫn đề mang tính cơ bản, bức xúc của nông
nghiệp, nông thôn đến vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, khó khăn,
quy hoạch các vùng kinh tế, vấn đề việc làm ở nông thôn, lợi ích người lao