Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảng bộ huyện Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐINH THUÝ LIÊN
ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ
(TỈNH NINH BÌNH) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2020
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN, NĂM 2022
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
ĐINH THUÝ LIÊN
ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ
(TỈNH NINH BÌNH) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN
THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 8229015
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN THỊ YẾN
Thái Nguyên, năm 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Đoàn Thị Yến. Các tài liệu, số liệu nêu ra trong
luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học, các tài liệu tham
khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Thái Nguyên, t n năm 20...
Tác giả luận văn
Đinh Th y Liên
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 6
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu....................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 7
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 8
Chương 1: ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ (TỈNH NINH BÌNH) LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ............ 9
1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thủ công nghiệp và chủ trương
của Đảng bộ huyện Hoa Lư................................................................................... 9
1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thủ công nghiệp ........... 9
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Hoa Lư về phát triển thủ công nghiệp18
1.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện.......................................................................... 24
1.2.1. Chỉ đạo quy hoạch làng nghề................................................................ 24
1.2.2. Chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề .............. 26
1.2.3. Chỉ đạo phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch........................ 27
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN HOA LƯ (TỈNH NINH BÌNH) TĂNG CƯỜNG
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN THỦ CÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM
2020..................................................................................................................... 32
2.1. Yêu cầu mới đối với công tác lãnh đạo phát triển thủ công nghiệp và chủ
trương mới của Đảng bộ...................................................................................... 32
2.1.1. Những yêu cầu mới ............................................................................... 32
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ huyện Hoa Lư........................................ 33
2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Hoa Lư ............................................ 37
2.2.1.Quản lý nhà nước về phát triển thủ công nghiệp ................................... 37
2.2.2. Chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích làng nghề ............. 39
iii
2.2.3. Chỉ đạo khôi phục, mở rộng làng nghề và mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm.......................................................................................................... 42
2.2.4. Chỉ đạo quy hoạch phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.... 45
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................... 51
3.1. Một số nhận xét............................................................................................ 51
3.1.1. Ưu điểm................................................................................................. 51
3.1.2. Hạn chế.................................................................................................. 59
3.2. Một số kinh nghiệm ..................................................................................... 62
KẾT LUẬN......................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 71
PHỤ LỤC............................................................................................................ 76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thủ công nghiệp luôn
giữ vai trò, vị trí quan trọng: Thủ công nghiệp đã hỗ trợ và kết hợp với nông
nghiệp tạo thành một cấu trúc kinh tế vững mạnh, kiến tạo văn hoá đô thị. Thủ
công nghiệp phát triển tạo việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, lưu giữ bản sắc văn hoá qua từng sản phẩm, quảng bá hình ảnh Việt
Nam ra thế giới…
Thủ công nghiệp là hình thức sản xuất sử dụng công cụ cầm tay, các
phương pháp thủ công để tác động trực tiếp lên đối tượng lao động. Đặc trưng kĩ
thuật của thủ công nghiệp là công cụ cầm tay thô sơ hoặc cải tiến
Tiểu thủ công nghiệp là ngành công nghiệp mà sản phẩm làm ra chủ yếu
bằng thủ công với quy mô nhỏ. Tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn thường gắn
liền với thời gian nông nhàn, nhưng nó lại có thu nhập cao hơn sản xuất nông
nghiệp vì vậy mà nhiều hộ đã rời hẳn nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công
nghiệp. Cho nên tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh ở nông thôn thường gắn
liền với các làng nghề truyền thống. Ở đó, hệ thống công cụ lao động thô sơ đã
được cải tiến và thay thế bằng một phần máy móc mang tính chất công nghiệp
có quy mô nhỏ.
Phát triển ngành nghề nông thôn là cách làm “rẻ” nhất để tạo việc làm,
tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, góp phần thực
hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại với sản phẩm mũi nhọn là hàng thủ công
mỹ nghệ và cũng là thực hiện mục tiêu “ly nông bất ly hương” ở nông thôn. Phát
triển kinh tế thủ công nghiệp còn mang ý nghĩa giữ gìn và quảng bá bản sắc văn
hoá dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, việc phát triển kinh tế thủ công nghiệp ở nông thôn có ý nghĩa
kinh tế, chính trị, xã hội rất lớn đối với kinh tế nông thôn.
2
Huyện Hoa Lư là vùng đất nổi tiếng của Ninh Bình không chỉ với truyền
thống lịch sử vẻ vang, với tiềm năng lớn về du lịch mà còn nhiều nghề tiểu thủ
công nghiệp và thủ công truyền thống nổi tiếng như nghề thêu ren (Ninh Hải),
và nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân.
Hoa Lư vẫn luôn tồn tại song hành kinh tế thủ công nghiệp và kinh tế
nông nghiệp song về cơ bản số lượng lao động nông nghiệp vẫn chiếm số đông.
Hiệu quả kinh tế, xã hội đem lại chưa cao. Đời sống nhân dân chưa được cải
thiện nhiều. Trong quá trình từng bước phát triển, nhờ vị trí địa lý và điều kiện
tự nhiên thuận lợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, Đảng bộ
huyện Hoa Lư đã xây dựng được một cơ cấu kinh tế - xã hội phù hợp, tập trung
phát triển kinh tế thủ công nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những năm
qua, bằng sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã cho thấy các nghề
thủ công có đóng góp vô cùng tích cực cho nền kinh tế - xã hội ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, sự phát triển kinh tế thủ công nghiệp
vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn cần khắc phục. Kinh tế thủ công nghiệp đã và
đang phát huy được khả năng của mình tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường
vẫn luôn gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân. Phát triển kinh tế chưa đi
đôi được với bảo vệ môi trường. Để đẩy mạnh phát triển kinh tế thủ công nghiệp
theo hướng phát triển kinh tế bền vững thực sự cần những giải pháp mới có hiệu
quả để phát triển kinh tế được đi đôi với bảo vệ môi trường, đảm bảo đời sống
của người dân trong huyện.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Đảng ộ huyện
Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) l nh đ o phát t iển thủ công nghiệp từ năm 2006
đến năm 2020” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng
sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển kinh tế thủ công nghiệp là vấn đề đã được nhiều tác giả, cơ
quan của Đảng và Nhà nước quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhiều các bài báo,
3
đầu sách, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành, các bài viết tham gia hội thảo,
bàn luận về vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau. Nhìn một cách khái quát, các
công trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu sau:
Nhóm đầu tiên là nhóm các công trình nghiên cứu tổng quát về thủ công
nghiệp trên phạm vi cả nước hoặc một vùng kinh tế nhất định. Đáng chú ý nhất
là các công trình: Làn n ề t ủ công truyền t ốn Việt Nam của tác giả Bùi
Văn Vượng, Nxb Văn hoá dân tộc, 1998. Tác giả đã tập trung giới thiệu khái
quát về lịch sử ra đời, các bí quyết, kĩ thuật của các nghệ nhân trong các loại
hình làng nghề truyền thống ở Việt Nam như: đúc đồng, rèn, kim hoàn, dệt, thêu
ren, chạm khắc đá, làm gốm sứ… K ôi p ục và p t triển làn n ề ở vùn
Đồn bằn sôn Hồn ở nước ta iện nay do TS. Đỗ Thị Thạch làm chủ nhiệm,
đề tài đã khẳng định vai trò của các làng nghề truyền thống đối với phát triển
kinh tế, chính trị, xã hội văn hoá cả nước nói chung và vùng Đồng bằng sông
Hồng nói riêng. Trong đề tài, tác giả nêu lên thực trạng phát triển làng nghề ở
Đồng bằng sông Hồng hiện nay với các cơ hội việc làm, thu nhập từ những
ngành nghề này…những thách thức trong quá trình lưu thông, tiêu thụ sản
phẩm, về đội ngũ lao động, nghệ nhân… Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những
định hướng và một số giải pháp cụ thể đềphát triển làng nghề ở vùng đồng bằng
sông Hồng; “Bảo tồn và phát triển c c làn n ề tron qu trìn côn n iệp
hóa” - Tác giả Dương Bá Phượng, Nxb Khoa học xã hội, 2001 đã đưa ra những
nét cơ bản về khái niệm làng nghề truyền thống, về đặc điểm kinh tế - xã hội
trong các làng nghề truyền thống, đề xuất giải pháp cơ bản để bảo tồn làng nghề
truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; “P t triển làn
n ề truyền t ốn ở nôn t ôn Việt Nam tron qu trìn côn n iệp óa, iện
đại óa”- Tác giả Trần Minh Yến, Nxb Khoa học xã hội, 2004 đã đưa ra những
lý luận bao quát nhất về lý luận về làng nghề truyền thống; đã chỉ ra được mâu
thuẫn của làng nghề trong quá trình phát triển. Luận án cũng trình bày tổng thể
các giải pháp để phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.