Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảng bộ huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2016
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
2.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1084

Đảng bộ huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2016

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TỐNG THỊ VÂN

ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN DU (TỈNH BẮC NINH)

LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 8229015

THÁI NGUYÊN – 2020

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TỐNG THỊ VÂN

ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN DU (TỈNH BẮC NINH)

LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Mã số: 8229015

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN

THÁI NGUYÊN - 2020

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các

thầy cô trong nhà trường. Em xin bày tỏ lời cảm ơn và kính trọng đối với các

tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên

cứu.

Trước hết, em xin bày lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn

Minh Tuấn - người đã hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện

Luận văn.

Em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện Tiên

Du tỉnh Bắc Ninh , Phòng nông nghiệp huyện Tiên Du các đồng chí lãnh đạo

và cán bộ của các cơ quan đoàn thể đã giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu

để hoàn thành Luận văn này.

Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và

động viên, giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu khoa học này một

cách tốt nhất.

Em xin trân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng.....năm 2020

Học viên thực hiện

TỐNG THỊ VÂN

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ i

MỤC LỤC................................................................................................................. ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................ iv

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài..............................................................4

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn .........................................................................11

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn .......................................................11

4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................11

4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................11

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu...........................................................12

6. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn ...................................................12

7. Kết cấu...................................................................................................................13

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ Lb UẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG XÂY

DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN TIÊN DU .....................................14

1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................14

1.1.1. Một số khái niệm.............................................................................................14

1.1.2. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới.......................16

1.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng nông thôn mới ............21

1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................24

1.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Tiên Du....................................24

1.2.2. Tình hình nông thôn huyện Tiên Du trước năm 2008 ....................................33

Tiểu kết chương 1......................................................................................................36

CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN DU TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2016 .....38

2.1. Chủ trương của Đảng bộ huyện Tiên Du về xây dựng nông thôn mới từ năm

2008 đến năm 2016 ..........................................................................................38

2.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Tiên Du và một số kết quả đạt được

trong xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2016 ............................47

iii

2.2.1. Các văn bản chỉ đạo của Đảng bộ huyện Tiên Du về xây dựng nông thôn

mới....................................................................................................................47

2.2.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới............................................56

2.2.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí huyện nông thôn mới......................................69

Tiểu kết chương 2......................................................................................................83

CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM................................84

3.1. Một số nhận xét về quá trình Đảng bộ huyện Tiên Du lãnh đạo xây dựng nông

thôn mới (2008 - 2016).....................................................................................84

3.1.1. Ưu điểm...........................................................................................................84

3.1.2. Hạn chế............................................................................................................91

3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ huyện Tiên Du lãnh

đạo xây dựng nông thôn mới (2008 - 2016).....................................................94

3.3. Một số khuyến nghị..........................................................................................103

Tiểu kết chương 3....................................................................................................105

KẾT LUẬN............................................................................................................106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................109

PHỤ LỤC...............................................................................................................113

iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là nước nông nghiệp, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ xuất

phát điểm thấp và trải qua nhiều năm chiến tranh, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi

thiên tai. Dù đã trải qua hơn 30 năm đổi mới, với những thành tựu to lớn, có ý

nghĩa lịch sử, nhưng hiện tại nước ta vẫn là nước đang phát triển, có thu nhập

trung bình. Vị thế của nước ta trong khu vực và trên thế giới chưa tương xứng

với tiềm năng, thế mạnh. Do vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

thì, nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề có vị trí chiến lược quan trọng.

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhận thức đúng đắn vị trí, vài trò và tầm

quan trọng của việc phát triển nông nghiệp - nông thôn, coi nông nghiệp là mặt

trận hàng đầu trong chiến lược xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội. Tại Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “Thực hiện

chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các làng, xã có cuộc sống no

đủ, văn minh, môi trường lành mạnh” [12]. Đến Nghị quyết Đại hội Đại biểu

toàn quốc lần thứ XI của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là:

“Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có

cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội phát triển ngày càng hiện đại” [13]. Từ đó, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương,

giải pháp lớn để thực hiện vấn đề này, đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW,

ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã đưa ra quan

điểm chung về xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong cả nước và

đưa ra mục tiêu xây dựng NTM ở Việt Nam đến năm 2020 [10].

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình

lớn, có tầm quan trọng tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực, hướng đến

việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Vì vậy,

Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng để phát triển

đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh

2

thần của nông dân. Để đạt được những mục tiêu đề ra, thì sự lãnh đạo của các

cấp ủy Đảng đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện nay nông nghiệp, nông thôn đã phát triển với nhịp độ khá cao theo

hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh

lương thực quốc gia; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn được tăng cường,

góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và từng bước làm thay đổi bộ mặt nông

thôn; đời sống vật chất và tinh thần của cư dân các vùng nông thôn ngày càng

được cải thiện; hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; dân chủ ở cơ

sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Qua thực tế XDNTM ở các địa phương, có thể thấy các Đảng bộ có vai trò

đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, điều hành, vận động nhân dân tổ chức

XDNTM ở mỗi địa phương. Địa phương nào phát huy được vai trò, thực hiện

tốt chức năng cấp ủy đảng trong XDNTM thì địa phương đó nhanh chóng đạt

được các mục tiêu và mang lại hiệu quả, tính bền vững của nó. Ngược lại, nơi

nào vai trò lãnh đạo của các Đảng bộ còn hạn chế thì nơi đó không đạt các mục

tiêu và hiệu quả của việc thực hiện chương trình XDNTM.

Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy, nhiều kết quả đạt được trong quá trình

XDNTM chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế như: nông nghiệp phát triển

còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học, công nghệ và

đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu

quy hoạch, kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước

sinh hoạt…còn thiếu và yếu kém; môi trường sinh thái ngày càng ô nhiễm. Đời

sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh

lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn, nhiều vấn đề mới đang

phát sinh và tiềm ẩn; xã hội bức xúc cho môi trường nông thôn, đòi hỏi phải có

những giải pháp xây dựng nông thôn mới; từ đó xác định được tầm quan trọng

của việc xây dựng nông thôn mới hiện nay là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách và

3

là nền tảng để xây dựng môi trường, cộng đồng dân cư, nông thôn một cách

bền vững.

Tiên Du là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm

tỉnh 5 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Bắc. Huyện Tiên Du

không phải là huyện điểm của tỉnh nhưng ngay từ khi bắt tay vào thực hiện

chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Tiên Du đã xác định đây là một

trong những nhiệm vụ trọng tâm trong mục tiêu nâng cao đời sống của người

dân và đây cũng là chương trình có tác động trực tiếp đến cuộc sống của nhân

dân. Vì thế, những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội,

Huyện ủy, UBND huyện Tiên Du đã luôn chú trọng nâng cao chất lượng các

tiêu chí nhằm hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện đời sống cho nhân dân,

tích cực trong công tác huy động các nguồn lực, phát huy sức mạnh đoàn kết,

chung tay góp sức của toàn thể nhân dân trong huyện để triển khai chương

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới một cách quyết liệt, đồng bộ.

Với sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng

NTM, huyện Tiên Du đang đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hình thức tổ

chức sản xuất. Tập trung sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá gắn với

tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động. Đây là cơ

sở vững chắc để địa phương tiếp tục tạo ra sự đổi thay nhanh chóng diện mạo

nông thôn cũng như tạo dựng ấm no trong đời sống của người dân.

Nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tiên Du đối với công tác

xây dựng nông thôn mới nhằm tổng kết thành tựu, hạn chế, rút ra những kinh

nghiệm để kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những

hạn chế trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở giai đoạn tiếp theo là yêu

cầu cấp bách, có tính thực tiễn sâu sắc. Vì những lý do trên, tác giả đã quyết

định lựa chọn nội dung nghiên cứu “Đảng bộ huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh)

lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2016” để làm đề tài

luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

4

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xây dựng NTM là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm

lo xây dựng, có ý nghĩa quan trọng đến việc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH

đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Xuất phát từ vị trí, vai

trò, tầm quan trọng và tính thời sự của vấn xây dựng NTM, trong những năm

qua đã nhiều công trình khoa học đi sâu nghiên cứu ở các cấp độ và phạm vi

khác nhau. Có thể chia thành các nhóm sau đây:

* Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựng nông thôn mới

trên phạm vi cả nước

Công trình (1993), “Nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp đổi mới

hiện nay”, của Trung tâm thông tin - tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội. Công trình này là tập hợp những bài viết của các cán bộ,

giảng viên công tác ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu về

một số vấn đề nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Công

trình tập trung nghiên cứu, phân tích làm rõ bối cảnh lịch sử của đất nước, của

nông thôn Việt Nam, vị trí và vai trò của nông nghiệp, nông thôn nước ta trong

những năm đầu sau đổi mới. Từ đó, các tác giả tập trung làm rõ quan điểm, chủ

trương của Đảng, Nhà nước ta trong xem xét, giải quyết các vấn đề về phát

triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Bích, trong cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

sau hai mươi năm đổi mới - Quá khứ và hiện tại” đã nhìn nhận một cách khá

toàn diện lịch sử phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta trong

thế kỷ XX, nhất là 20 năm đổi mới. Trong đó, nội dung nghiên cứu được kết

cấu theo các giai đoạn: thứ nhất, nông nghiệp; nông thôn Việt Nam dưới chế

độ thuộc địa, nửa phong kiến (1901 - 1945); thứ hai, nông nghiệp, nông thôn

Việt Nam từ khi ra đời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến giải phóng miền

Nam, thống nhất đất nước (1945 - 1975); thứ ba, nông nghiệp, nông thôn Việt

Nam sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước bước vào

5

thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH (1976 - 1986); thứ tư, nông

nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006). Cuốn sách đã làm

sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn trong nông nghiệp, nông thôn, về quan

hệ sản xuất, cơ chế quản lý. Đặc biệt, đã nêu được bối cảnh về sự phát triển của

nền kinh tế nước ta nói chung, nền nông nghiệp, nông thôn nói riêng [5].

Nguyễn Ngọc Hà, trong cuốn sách “Đường lối phát triển kinh tế nông

nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011)” đã tập

trung làm rõ những điều kiện lịch sử và quá trình hình thành những quan điểm,

chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng xã hội nông thôn

Việt Nam văn minh hiện đại; nghiên cứu một cách toàn diện về kinh tế nông

nghiệp và những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn trong

thời kỳ đổi mới; quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách phát triển

kinh tế nông nghiệp và những thành tựu đạt được. Trong đó, tập trung vào nội

dung trọng tâm là vấn đề Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong

nông nghiệp, quản lý ruộng đất, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng

động, sáng tạo của người nông dân... [18].

Đặng Kim Sơn, với cuốn “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam

hôm nay và mai sau” đã nêu bật thực trạng các vấn đề nông nghi ệp, nông dân,

nông thôn hiện nay; những thành tựu, khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất

phát từ thực tiễn, tác giả đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách

nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn ngày càng phát triển [35].

Nguyễn Tiến Định (2012), trong đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề

xuất cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng núi phía Bắc tham

gia xây dựng nông thôn mới” tác giả đã nêu các lĩnh vực người dân tham gia

và các yếu tố xác định mức độ tham gia được áp dụng bao gồm: Được tham gia

vào các cuộc họp dự án (nhưng không được ra quyết định), được tham gia vào

quá trình ra quyết định, tham gia thi công thực hiện (tham gia bằng ngày công

lao động trực tiếp hoặc gián tiếp), được tham gia vào giám sát dự án, được tham

6

gia quản lí bảo dưỡng công trình. Tác giả cho rằng sự tham gia của người dân

có tác động đến chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lực xây dựng công trình

hạ tầng trên các khía cạnh: giảm chi phí đầu tư xây dựng công trình, giảm chi

phí đầu tư ngân sách, góp phần đảm bảo chất lượng công trình và phù hợp với

nhu cầu sử dụng của người dân [16].

Nguyễn Hoàng Hà (2014), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên

cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu

Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020” đã cho rằng những

nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả huy động vốn của Chương trình giai

đoạn 2011 - 2013 là khả năng của ngân sách trung ương; tư tưởng trông chờ

vào nguồn đầu tư từ trung ương của các địa phương; khả năng hạn chế của ngân

sách địa phương... Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp

cụ thể hoàn thiện chính sách huy động vốn đối với các nguồn trong thời gian

tới [17].

Nguyễn Danh Sơn (2010), “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam

trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại”, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội. Trên cơ sở những vấn đề lý luận phổ biến của bước chuyển hóa từ

nước lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp thành một nước công nghiệp hiện đại và

đưa ra kinh nghiệm của quốc tế để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân,

nông thôn trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại. Tác giả đã

trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn của nông nghiệp, nông dân, nông

thôn trong những năm đổi mới, từ đó đã định hướng những giải pháp chiến lược

và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2011 -

2020 ở Việt Nam [34].

Nguyễn Thị Tố Quyên, trong cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông

thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011 – 2020” đã đề cấp

đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trước những bối cảnh,

cơ hội và thách thức trong mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong đó, lý thuyết về

7

nông nghiệp, nông thôn đã được phân tích qua ba trường phái chính đó là: thứ

nhất, đề cao vai trò của nông nghiệp, coi nông nghiệp là cơ sở hay tiền đề cho

quá trình công nghiệp hóa; thứ hai, với quan điểm tiến thẳng vào công nghiệp

hóa, đô thị hóa ; thứ ba, với tư tưởng kết hợp hài hòa giữa nông nghiệp và công

nghiệp, nông thôn và đô thị trong quá trình phát triển. Ngoài ra, cuốn sách còn

phân tích thực trạng một số điểm nổi bật về nông nghiệp, nông thôn, nông dân

từ năm 2000 đến nay trên các mặt thành công và những vấn đề tồn tại chủ yếu

của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện

nay [33].

Phạm Xuân Nam, với công trình “Phát triển nông thôn” là một công trình

nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Tác giả đã phân tích khá sâu

sắc một số nội dung về phát triển KT - XH nông thôn nước ta như: dân số, lao

động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn

lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Khi

phân tích những thành tựu, yếu kém, thách thức đặt ra trong phát triển nông

nghiệp, nông thôn nước ta, tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính

sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông

thôn [26].

Những công trình trên đã nêu lên một số vấn đề lý luận chung về phát

triển nông thôn và xây dựng NTM cũng như thực tiễn xây dựng NTM ở Việt

Nam trong những năm qua. Làm rõ các vấn đề như: một số vấn đề lý luận về

nông nghiệp, nông thôn, nông dân và CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn

theo yêu cầu rút ngắn; nghiên cứu thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm,

bài học trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông

thôn. Đồng thời đưa ra một số dự báo, phương hướng, chỉ ra con đường,

bước đi và các giải pháp chiến lược đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông

nghiệp và nông thôn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Đảng bộ huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2008 đến năm 2016 | Siêu Thị PDF