Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảng bộ huyện Phú Xuyên (Hà Nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2019
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN KHÁNH LINH
ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN KHÁNH LINH
ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN (HÀ NỘI)
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 8229015
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MINH TUẤN
THÁI NGUYÊN - 2020
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ XUYÊN ...............................................17
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.....................................................................................17
1.1.1. Vị trí địa lý...............................................................................................17
1.1.2. Những tài nguyên chủ yếu của huyện Phú Xuyên.....................................19
1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ........................................................................................20
1.3. ĐIỀU KIỆN VĂN HOÁ - XÃ HỘI.....................................................................23
1.4. THỰC TRẠNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN PHÚ XUYÊN TRƯỚC
NĂM 2010 ........................................................................................................25
Tiểu kết chương 1..............................................................................................28
Chương 2: ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2019.......................29
2.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI....................29
2.1.1. Chủ trương của Đảng ...............................................................................29
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng nông
thôn mới.................................................................................................34
2.2. ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI..............................................................................36
2.2.1. Xây dựng, đề ra mục tiêu xây dựng nông thôn mới ..................................36
2.2.2. Nội dung, nhiệm vụ cụ thể .......................................................................39
2.2.3. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo và hình thành đề án xây dựng nông thôn mới.........46
2.2.4. Huyện uỷ chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành văn bản thực hiện
xây dựng nông thôn mới .........................................................................53
2.2.5. Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương xây dựng nông thôn mới...........55
2.3. KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI...........................................................................................57
2.3.1. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới............................57
2.3.2. Về công tác dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
vật nuôi .......................................................................................... 64
2.3.3. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân nông thôn ......... 65
Tiểu kết chương 2..............................................................................................67
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.........................................68
3.1. NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 - 2019).....................................68
3.1.1. Ưu điểm...................................................................................................68
3.1.2. Hạn chế....................................................................................................71
3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ QUÁ TRÌNH ĐẢNG
BỘ HUYỆN PHÚ XUYÊN LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI (2010 - 2019) ............................................................................................74
Tiểu kết chương 3..............................................................................................80
KẾT LUẬN .......................................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................84
PHỤ LỤC...........................................................................................................................91
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Kí hiệu Nghĩa chữ viết tắt
1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2 CNXH Chủ nghĩa xã hội
3 HĐND Hội đồng nhân dân
4 HTX Hợp tác xã
5 KT-XH Kinh tế - xã hội
6 MTTQ MTTQ
7 NTM Nông thôn mới
8 Nxb Nhà xuất bản
9 THCS Trung học cơ sở
10 THPT Trung học phổ thông
11 UBND Ủy ban nhân dân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực, khách quan. Tôi xin cam đoan các thông tin trong luận văn đã
được trích dẫn rõ nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Nếu có vấn đề gì tôi xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Trần Khánh Linh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lòng tri ân sâu sắc đến các thầy cô, đặc
biệt là thầy giáo TS. Nguyễn Minh Tuấn - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các
đoàn thể chính trị - xã hội huyện Phú Xuyên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan chủ quản,
bạn bè, đồng nghiệp và các học viên trong lớp đã ủng hộ, tạo điều kiện và
cùng sát cánh tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện để tôi có thời gian học
tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Trần Khánh Linh
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai
trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và coi đây là điều kiện quan trọng
để tiến hành công nghiệp hoá đất nước:
Nước ta là một nước nông nghiệp..., muốn phát triển công nghiệp, phát
triển kinh tế nói chung phải lấy nông nghiệp làm gốc. Nếu không phát triển
nông nghiệp thì không có cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung
cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công
nghiệp làm ra [42, tr.635].
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) trên đất nước ta
được tiến hành trong điều kiện có những vận hội lớn: mở cửa, hội nhập kinh
tế với khu vực và quốc tế, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, tạo thời
cơ đi tắt đón đầu, thu hút vốn đầu tư, tận dụng thành tựu khoa học công nghệ
tiên tiến và kinh nghiệm quản lý của các nước để phát triển. Tuy nhiên, đất
nước ta cũng đứng trước không ít nguy cơ, thách thức lớn, đó là những tác
động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế, của kinh tế thị trường...
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển kinh tế gắn với chương trình xây
dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống nhân dân được Đảng xác định
là nhiệm vụ trung tâm và xuyên suốt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội (CNXH). Để lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó, đòi hỏi Đảng phải
tự đổi mới và chỉnh đốn, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, để Đảng
có đủ năng lực lãnh đạo chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa... biến những mục
tiêu CNH, HĐH đất nước thành hiện thực, tiến đến mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước,
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm phát triển tối đa tiềm
năng, thế mạnh của nông nghiệp, nông thôn và đời sống nhân dân. Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh:
2
Hiện nay và trong nhiều năm tới đây vấn đề nông nghiệp, nông dân,
nông thôn có tầm chiến lược quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng
một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có
năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao... Gắn phát triển kinh tế với
xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và
thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội
[18, tr.191].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng, Nghị Quyết số 26-
NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương
(Khoá X) “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó xác định nhiệm
vụ xây dựng NTM được xem là trọng tâm. Đây là nghị quyết chuyên đề có
vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, là cơ sở quan trọng để các
địa phương trong cả nước tiến hành thực hiện.
Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam
thành phố Hà Nội. Huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế -
xã hội, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM, tuy đã được khai
thác nhưng còn nhiều mặt hạn chế chưa phát triển tương xứng với thế mạnh.
Nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của người dân chưa cao; cơ sở hạ
tầng còn nhiều hạn chế; kinh tế - xã hội chậm đổi mới; chưa hình thành được
nhiều mô hình phát triển kinh tế mới; tình hình an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội còn tồn tại nhiều bất ổn như việc xuất hiện đạo lạ; tình trạng cờ
bạc... Chính vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới,
Huyện uỷ Phú Xuyên phải luôn coi trọng nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, coi đây là một
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn.
3
Với cách tiếp cận trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng bộ huyện Phú Xuyên
(Hà Nội) lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2019” làm
luận văn thạc sỹ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề xây dựng NTM luôn được các cấp uỷ
đảng quan tâm thực hiện nghiêm túc. Vấn đề xây dựng NTM đã được tiến
hành nghiên cứu trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu của nhiều công
trình khoa học đã được đăng tải trên các sách, đề tài khoa học, luận án, luận
văn và trên các tạp chí:
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Công trình “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các
nước và Việt Nam”, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000. Trong công trình này,
các tác giả đã nghiên cứu về vai trò của nông dân, thiết chế nông thôn ở một
số nước trên thế giới và những kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền
thống ở Việt Nam [48].
Hanho Kim, Yong-Kee Lee (2004) trong bài: “Cải cách chính sách
nông nghiệp và điều chỉnh cấu trúc” khi phân tích chính sách nông nghiệp
qua các thời kỳ ở Hàn Quốc và Nhật Bản đã cho rằng cả hai nước này đều đã
trải qua thời kỳ dài bảo hộ nông nghiệp và an ninh lương thực được đề cao,
sau đó là chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới thị trường nhằm tăng năng suất lao
động và tính cạnh tranh của nông nghiệp trong nước, đồng thời phát triển
khu vực nông thôn không còn chênh lệch quá xa so với thành thị. Trong cả
hai thời kỳ này, vấn đề đầu tư các nguồn lực và tạo cơ chế quản lý các nguồn
lực có ý nghĩa hết sức quan trọng để tạo động lực cho sự phát triển của khu
vực nông thôn [22].
Pascal Bergeret, “Nông dân, Nhà nước và thị trường ở Việt Nam mười
năm hợp tác nông nghiệp trong khu vực sông Hồng” (2005), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách bao gồm 7 chương, chia ra làm hai phần. Thông
4
qua phần thứ nhất, tác giả Pascal Bergeret đã đề cập đến những chuyển biến
đang diễn ra ở Việt Nam dưới con mắt của một quan sát viên nước ngoài đang
sống và làm việc ở Việt Nam. Trong đó, chương 1 dành sự chú ý đặc biệt đến
những biến chuyển ở nông thôn, chương 2 dành để nghiên cứu cấu trúc của
chế độ hiện hành, nghiên cứu về Đảng và chính sách, chương 3 đề cập đến
những thách thức đối với phát triển địa phương, dựa trên những nghiên cứu
của các chuyên gia chuyên về Trung Quốc để so sánh một số điểm của Trung
Quốc với Việt Nam. Phần thức hai là tổng hợp những kiến thức, đánh giá của
tác giả về chương trình sông Hồng, bao gồm 3 nội dung đó là chương trình
sông Hồng - lịch sử một quan hệ hợp tác, chương trình sông Hồng hoạt động
và sự thâm nhập của chương trình sông Hồng: Địa phương và phát triển.
Chương cuối cùng trong cuốn sách tác giả đã đề cập đến các bài học kinh
nghiệm rút ra từ một thử nghiệm [50].
Thomas Dufhues và Halle (2007) trong nghiên cứu “Đánh giá tài chính
nông thôn: Thị trường tài chính nông thôn ở miền Bắc Việt Nam“(Accessing
rural finance: The rural financial market in Northern Vietnam) đã nghiên cứu
sự biến đổi của hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam và sự liên quan của
hệ thống này tới thị trường tài chính ở vùng nông thôn miền Bắc Việt Nam,
nhóm tác giả cũng thông tin và chỉ rõ các chính sách của ngân hàng với
những người nghèo, đồng thời đề cập đến việc tiếp cận của các hộ gia đình
nông thôn đối với tín dụng ở miền Bắc Việt Nam [61].
Công trình “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm
Việt Nam, kinh nghiệm thế giới” do Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
Cuốn sách đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới vấn đề
nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế [46].
5
Công trình “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - Kinh nghiệm
Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009
[47]. Nội dung cuốn sách bao gồm các tham luận của các nhà nghiên cứu lý
luận và thực tiễn trong hội thảo lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông
thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
Phạm Anh, Văn Lợi (2011) trong bài “Xây dựng nông thôn mới: Bài
học và kinh nghiệm từ Trung Quốc” đã đi đến nhận định các nguồn lực thực
hiện chương trình phát triển nông thôn tập trung từ nguồn ngân sách Trung
ương và ngân sách địa phương, một phần là huy động từ dân và các nguồn lực
xã hội khác. Ngân sách nhà nước chủ yếu dùng làm đường, công trình thủy
lợi…, một phần dùng để xây nhà ở cho dân. Tuy nhiên, trong bài chưa đề cập
chi tiết đến từng nguồn cụ thể đã đóng góp như thế nào cho quá trình xây
dựng NTM ở các địa phương [1].
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Đề tài khoa học và sách
- Đề tài khoa học:
Nguyễn Tiến Định (2010), trong đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học đề
xuất cơ chế chính sách huy động nội lực từ người dân vùng núi phía Bắc tham
gia xây dựng nông thôn mới” tác giả đã nêu các lĩnh vực người dân tham gia
và các yếu tố xác định mức độ tham gia được áp dụng bao gồm: Được tham
gia vào các cuộc họp dự án (nhưng không được ra quyết định), được tham gia
vào quá trình ra quyết định, tham gia thi công thực hiện (tham gia bằng ngày
công lao động trực tiếp hoặc gián tiếp), được tham gia vào giám sát dự án,
được tham gia quản lí bảo dưỡng công trình. Tác giả cho rằng sự tham gia của
người dân có tác động đến chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lực xây
dựng công trình hạ tầng trên các khía cạnh: giảm chi phí đầu tư xây dựng
6
công trình, giảm chi phí đầu tư ngân sách, góp phần đảm bảo chất lượng công
trình và phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân [20].
Nguyễn Ngọc Luân (2011), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên
cứu kinh nghiệm huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn
mới nhằm đề xuất cơ chế chính sách áp dụng cho xây dựng nông thôn mới”,
đã khẳng định vai trò tham gia của cộng đồng trong xây dựng NTM là đặc
biệt quan trọng, có tính quyết định cho sự thành công của chương trình [41].
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Thực trạng xây dựng nông thôn mới và những
vấn đề đặt ra đối với quản lý nhà nước” năm 2013 của TS. Hoàng Sỹ Kim. Đề
tài đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và làm rõ thực trạng của quá trình xây
dựng NTM ở Việt Nam từ năm 2009 đến nay, tìm ra được những vấn đề cần
phải giải quyết đối với quản lý nhà nước về NTM, đồng thời đưa ra các nhóm
giải pháp cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra [37].
Nguyễn Hoàng Hà (2014), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn đến năm 2020” đã cho rằng
những nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả huy động vốn của Chương
trình giai đoạn 2011 - 2013 là khả năng của ngân sách trung ương; tư tưởng
trông chờ vào nguồn đầu tư từ trung ương của các địa phương; khả năng hạn
chế của ngân sách địa phương... Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp, trong
đó có giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách huy động vốn đối với các nguồn
trong thời gian tới [21].
- Sách:
Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp nước ta” của tác giả Nguyễn Văn
Trung. Trong cuốn sách, tác giả đã đưa ra một số mô hình, kinh nghiệm và
chính sách phát triển thanh niên nông thôn trên cơ sở phân tích vị trí của
nông thôn và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cũng như phân
7
tích tình hình nghề nghiệp; việc làm của thanh niên nông thôn và vai trò của
họ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu lao động xây dựng
NTM [64].
Hồng Vinh với ấn phẩm “Công nghiệp hóa, hiện đại hoá, nông thôn,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb. Chính trị quốc gia (1998) [70]. Tác
giả đã tổng hợp các bài viết các vấn đề liên quan đến các nội dung CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ví dụ, trong bài
viết “Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn” do
PTS. Phạm Viết Muôn, Nguyễn Văn Phúc đã đặt ra các vấn đề như: Vì sao
phải thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, thế nào là CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn và đã nêu ra một vài suy nghĩ về thực hiện CNH,
HĐH nông nghiệp và nông thôn. Trong bài viết: “Nông thôn trong quá trình
công nghịêp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn” của Phạm Xuân Bá
đã luận bàn về vấn đề công nghiệp nông thôn, từ đó đề ra các biện pháp kiến
nghị nhằm phát triển công nghiệp nông thôn bởi công nghiệp nông thôn là
một bộ phận của công nghiệp nói chung. Nguyễn Chí Mỳ, Hoàng Xuân
Nghĩa, “Bốn hướng đột phá chính sách nông nghiệp nông thôn và nông dân
trong giai đoạn hiện nay”, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội, Hà
Nội, xuất bản năm 2008 [43]. Theo các tác giả, nền nông nghiệp Việt Nam
hiện nay muốn chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống lên nền nông nghiệp
tiên tiến phải có những bước đột phá về các chính sách nông nghiệp, nông
thôn, nông dân và cụ thể là bốn đột phá lớn, thứ nhất: Là đột phá trong quy
hoạch sử dụng đất nông nghiệp, thứ hai: Đột phá trong nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa nông sản, hoàn thiện cơ chế lưu thông, thứ ba: Đột phá
trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, thứ tư: Hỗ trợ cho nông
dân phù hợp với WTO.