Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm truyện thơ nôm diễm tình (qua trường hợp truyện kiều của nguyễn du và truyện hoa tiên của nguyễn huy tự)
PREMIUM
Số trang
144
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
854

Đặc điểm truyện thơ nôm diễm tình (qua trường hợp truyện kiều của nguyễn du và truyện hoa tiên của nguyễn huy tự)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ PHƯƠNG TRANG

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THƠ NÔM DIỄM TÌNH

(QUA TRƯỜNG HỢP TRUYỆN KIỀU CỦA

NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN HOA TIÊN CỦA

NGUYỄN HUY TỰ)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số : 60.22.34

TÓM TẮT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Phong Nam

Phản biện 1: TS. Hà Ngọc Hòa

Phản biện 2: TS. Phan Ngọc Thu

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn

tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn họp tại

Đại Học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 12 năm 2014.

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Truyện thơ nôm đã có nhiều thế hệ học giả tìm tòi, khám phá ở

những góc độ khác nhau. Tuy vậy, muôn ngả đường đến với loại

hình này vẫn còn nhiều chuyện để bàn và nhiều vấn đề để khai thác.

Dựa trên tiêu chí về nội dung, ý nghĩa cốt truyện truyện thơ nôm,

chúng ta có những nhóm truyện khác nhau, trong đó có truyện thơ

nôm diễm tình. Nhóm truyện này thường được viết nên từ những vần

thơ mô tả tình yêu - một thứ duyên nợ của kiếp người với những sắc

thái, cung bậc cảm xúc khác nhau.

Truyện thơ nôm diễm tình gắn với sự phát triển cao nhất của lịch

sử phát triển truyện thơ nôm cũng như lịch sử phát triển văn học Việt

Nam. Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu đạt thành tựu và giá trị

nhất định, nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào khảo

sát cụ thể về nhóm truyện này. Và nếu có thì cũng gộp chung vào tìm

hiểu loại hình truyện thơ nôm hoặc đi sâu phân tích từng tác phẩm cụ

thể. Chính vì vậy, ở luận văn này thông qua việc khảo sát trường hợp

cụ thể, chúng tôi sẽ tìm hiểu Đặc điểm truyện thơ nôm diễm tình,

minh chứng cho sự phong phú về loại hình truyện thơ nôm, giúp cho

việc hình dung diện mạo truyện thơ nôm rõ ràng - một nét đẹp dân

tộc. Đây là công việc “nhặt, gom các kiến thức về đời. Như nhặt tìm

bông lúa gặt còn rơi... Dẫu không toàn ngọc, mà lẫn nhiều sỏi

trắng...” (Saađi) thì chúng tôi cũng hy vọng được ít nhiều chiếu cố.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là đặc điểm truyện thơ nôm

diễm tình được thể hiện qua cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật,

bút pháp nghệ thuật, .... Về văn bản, chúng tôi sử dụng: Truyện Kiều

của Nguyễn Du (bản của Đào Duy Anh, NXB Văn học, 1999) và

2

Truyện Hoa Tiên của Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện (bản của Đào

Duy Anh, NXB Văn học, 1976).

3. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này đi vào nghiên cứu đặc điểm truyện thơ nôm diễm

tình qua hai trường hợp tiêu biểu. Để nghiên cứu đạt hiệu quả, chúng

tôi vận dụng, kết hợp các phương pháp: phương pháp chọn mẫu,

phương pháp loại hình, phương pháp thống kê phân loại, phương

pháp so sánh đối chiếu.

4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Truyện thơ nôm ngay từ khi ra đời đã có sức cuốn hút mạnh mẽ

các nhà nghiên cứu. Đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ XX, với việc

vận dụng những lý thuyết có tính phương pháp luận, nhiều nghiên

cứu đã có tính đột phá.

Từ rất sớm (năm 1979), trong công trình nghiên cứu Truyện Kiều

và thể loại truyện nôm, tác giả Đặng Thanh Lê đã dành một sự quan tâm

lớn đối với vấn đề truyện thơ nôm. Trong khi đó, công trình Truyện nôm

lịch sử phát triển và thi pháp thể loại (năm 1993) của Kiều Thu Hoạch

lại nghiên cứu truyện nôm khá toàn diện. Công trình nghiên cứu Truyện

thơ nôm - những nghiên cứu hình thái học, tác giả Nguyễn Phong Nam

cho thấy nhiều điểm mới mẻ đối với loại hình truyện thơ nôm. Từ góc

nhìn hình thái học, tác giả đưa ra cách phân loại truyện thơ nôm riêng.

Tác giả cho rằng truyện thơ nôm không thể gọi là thể loại mà phải là

loại hình văn học - loại hình truyện thơ nôm.

Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu cũng mang lại cho

chúng tôi những hiểu biết nhất định về quá trình hình thành, phát triển

cũng như những đặc điểm, giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện thơ

nôm: Với công trình Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử đã đặt Truyện

Kiều trong tương quan so sánh với Kim Vân Kiều truyện. Trong công

3

trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của

Nguyễn Lộc, tác giả đi vào nghiên cứu một số tác phẩm tiêu biểu, trong

đó có những chương cụ thể, tác giả nói đến Truyện Hoa Tiên (chương

III), Truyện Kiều (chương IX), vốn là những truyện thơ nôm mà người

viết sử dụng trong phạm vi của luận văn này. Cuốn Văn học Việt Nam

nửa cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX (năm 1999) của nhóm tác giả

Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận cũng đề cập đến truyện

thơ nôm. Hay trong công trình nghiên cứu Văn học trung đại Việt Nam,

tác giả Nguyễn Thị Nhàn đã viết riêng một chương về truyện thơ nôm.

Trong Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Trần Đình Sử

dưới góc nhìn thi pháp đã tiếp cận hệ thống văn học trung đại Việt Nam,

tác giả dành một phần để bàn về truyện thơ nôm. Lĩnh vực nghiên cứu

truyện thơ nôm trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc. Những

cuộc trao đổi, thảo luận trên các tờ báo và tạp chí chứng tỏ những mối

quan tâm xã hội ngày càng tăng và cũng kích thích những nghiên cứu

tiếp tục như: luận văn Đặc điểm nghệ thuật “môtip tài tử - giai nhân”

trong truyện thơ nôm của tác giả Nguyễn Thị Loan (Đà Nẵng). Hay luận

văn Thi pháp truyện kể truyện thơ Nôm của tác giả Võ Thị Yến Sương

(Đà Nẵng). Ngoài ra, loại hình truyện thơ nôm cũng thu hút sự quan tâm

của nhiều nhà nghiên cứu: “Đặc sắc trong hình tượng Thúy Kiều của

Nguyễn Du” của Hoàng Trọng Quyền (Nghiên cứu văn học số 4 -

2013); “Nghiên cứu motif trên bình diện mối quan hệ giữa motif và cốt

truyện” của La Mai Thi Gia (Nghiên cứu văn học số 7 - 2013); “Mô

hình nhân vật từ Hoa tiên ký đến các truyện nôm bác học giai đoạn sau”

của Ngô Thị Thanh Nga (Nghiên cứu văn học số 10 - 2011),...

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu truyện thơ nôm hiện

đang được lưu hành trong giới khoa học mức độ nông sâu đậm nhạt

chất lượng có khác nhau, nhưng hầu như các tác giả đều thừa nhận

4

sự tồn tại của nhóm truyện thơ nôm diễm tình thông qua việc nhắc

đến thuật ngữ tài tử - giai nhân - một đặc điểm của nhóm truyện này.

Song cũng đến nay, tiểu loại truyện này vẫn chưa được nghiên cứu

định tính đầy đủ. Chưa ai chỉ ra một cách cặn kẽ vai trò của nhóm

truyện thơ nôm diễm tình đóng góp như thế nào trong sự phát triển

loại hình truyện thơ nôm nói riêng và sự phát triển văn học Việt Nam

nói chung. Dù vậy ý kiến của các nhà nghiên cứu trên là nguồn tài

liệu tham khảo vô cùng quý báu để người viết triển khai đề tài đặc

điểm truyện thơ nôm diễm tình.

5. Đóng góp luận văn

Nghiên cứu Đặc điểm truyện thơ nôm diễm tình sẽ cung cấp cho

chúng ta những kiến thức về truyện thơ nôm diễm tình; về hình ảnh

xã hội thế kỷ XVIII - XIX, chỉ ra những nét vay mượn và sáng tạo

trong nghệ thuật. Từ đó cho phép chúng ta hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn

về nhóm truyện cũng như những tác phẩm có giá trị. Tìm hiểu hai tác

phẩm tiêu biểu sẽ giúp chúng ta thấy được quá trình vận động và

phát triển của loại hình truyện thơ nôm. Nghiên cứu đề tài này, bản

thân người viết sẽ có điều kiện sưu tầm, tìm hiểu sâu sắc hơn nhóm

truyện thơ nôm diễm tình. Người viết cũng hy vọng sẽ góp thêm một

phần nghiên cứu cho loại hình truyện thơ nôm.

6. Bố cục của luận văn: Luận văn này ngoài phần mở đầu, kết

luận, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1. Truyện thơ nôm diễm tình trong loại hình truyện thơ

nôm Việt Nam.

Chương 2. Con đường hình thành truyện thơ nôm diễm tình.

Chương 3. Một số đặc điểm nghệ thuật truyện thơ nôm diễm tình.

5

CHƯƠNG 1

TRUYỆN THƠ NÔM DIỄM TÌNH

TRONG LOẠI HÌNH TRUYỆN THƠ NÔM VIỆT NAM

1.1. TRUYỆN THƠ NÔM DIỄM TÌNH – MỘT HIỆN TƯỢNG

VĂN HỌC ĐỘC ĐÁO

1.1.1. Khái niệm truyện thơ nôm diễm tình

Theo chúng tôi, “truyện thơ nôm diễm tình” bao gồm những tác

phẩm thuộc loại hình truyện thơ nôm nói về chuyện tình yêu hôn nhân

của nam nữ thanh niên. Nhóm truyện này trước hết phải mang đầy đủ

tính chất của loại hình truyện thơ nôm tức là phải mang “tính chất của

truyện kể được đảm bảo bởi cốt truyện, tích truyện, hệ thống sự kiện,

nhân vật, chất tự sự của tác phẩm, phải có chất thơ và lối văn nôm - vừa

có yếu tố văn tự, vừa có yếu tố phong cách... một lối tư duy đặc trưng

của một thời đoạn văn hóa Việt (thời trung đại)” [39, tr.12].

Nhân vật chính của nhóm truyện thơ nôm diễm tình là những tài

tử - giai nhân, có vai trò quyết định quan trọng để tạo thành nhóm

truyện mang tính chất như vậy. Họ hiện lên với “vẻ đẹp từ hình thức

bên ngoài đến phẩm chất tâm hồn và tài năng” [11, tr.128], trong đó

nổi bật là tài thơ phú, đàn ca và “đều đề cao hết mức giá trị của tình

yêu đôi lứa” nhưng những câu chuyện tình yêu khi đến hồi kết thúc

không hẳn tương đồng.

Cặp nhân vật ấy cũng có những nét khác so với cặp nhân vật

trong nguyên tác bởi tính cách tài tử phong lưu nhưng lại hết sức

phong nhã, đoan trang. Ở đó họ đề cao tài, tình nhưng “không rơi

vào cực đoan, mà thường châm chước, sao cho ôn, nhu, đôn hậu, say

mà biết dừng lại đúng chỗ, trang nhã” [11, tr.641] nghĩa là họ vẫn

luôn trọng chữ “đức”. Vì thế trong suy nghĩ của những chàng trai cô

6

gái ấy dường như không có chỗ cho sự phóng túng bản năng. Điều

này khác với các nhân vật trong cốt truyện của Trung Hoa. Đây là

những biểu hiện về một tình yêu đẹp của những người yêu đẹp.

1.1.2. Vấn đề phân loại truyện thơ nôm diễm tình

Căn cứ vào sự thể hiện nội dung và nghệ thuật, chúng tôi thấy

rằng cần thiết có thể chia loại hình truyện thơ nôm thành 2 loại là loại

truyện được chuyển thể (hoặc cải biên, diễn Nôm,...) từ các tác phẩm

văn học Trung Quốc và loại truyện có nguồn gốc bản địa, gần gũi với

tích truyện dân gian, hoặc có ảnh hưởng về mặt thể tài với các tác

phẩm ở nhóm thứ nhất. Trong loại thứ hai có thể chia thành 2 tiểu loại

là tiểu loại truyện thơ nôm dựa vào truyện cổ tích, thần thoại, hay sự

tích thần, Phật và tiểu loại truyện thơ nôm sáng tác hoàn toàn dựa vào

thực tế Việt Nam. Trong đó nhóm truyện thơ nôm diễm tình nằm ở

loại truyện được chuyển thể (hoặc cải biên, diễn Nôm,...) từ các tác

phẩm văn học Trung Quốc và tiểu loại truyện có cốt truyện hoàn toàn

dựa vào thực tế Việt Nam. Trên cơ sở sơ đồ gợi ý phân loại truyện

thơ nôm của nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam coi truyện thơ nôm

với tư cách một loại hình văn học, chúng tôi thử phân loại truyện thơ

nôm diễm tình thành sơ đồ như sau:

7

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại truyện thơ nôm diễm tình

1.1.3. Truyện Kiều, Truyện Hoa Tiên – những trường hợp

tiêu biểu cho truyện thơ nôm diễm tình

Cùng với truyện Song tinh của Nguyễn Hữu Hào, Hoa Tiên

truyện của Nguyễn Huy Tự được coi là tác phẩm mở đường cho sự

xuất hiện của nhóm truyện thơ nôm diễm tình. Hoa Tiên truyện vừa

mang ý nghĩa kế thừa, sáng tạo vừa có ý nghĩa phát triển cho các tác

phẩm về sau của nhóm truyện mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn

Du - tác phẩm được cho là “tập đại thành nghìn năm văn học thời

phong kiến” [38, tr.38].

1.2. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

TRUYỆN THƠ NÔM DIỄM TÌNH

1.2.1. Những tiền đề cho sự ra đời của truyện thơ nôm diễm tình

Nhóm truyện này xuất hiện gắn liền với tiền đề về kinh tế xã hội

(không gian thời gian lịch sử, kĩ thuật in ấn...) và những yếu tố nội sinh

LOẠI HÌNH TRUYỆN THƠ NÔM

LOẠI

truyện có nguồn gốc bản địa, gần gũi với

tích truyện dân gian, hoặc sáng tạo, hư cấu

LOẠI

truyện được chuyển thể (hoặc cải biên, diễn

Nôm,...) từ các tác phẩm văn học Trung Quốc

dựa vào truyện cổ tích, thần

thoại, hay sự tích thần, Phật

hoàn toàn dựa vào thực tế

Việt Nam

Truyện thơ nôm diễm tình (có tác giả)

Truyện Song Tinh (Nguyễn Hữu Hào)

Truyện Hoa Tiên (Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Thiện)

Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ)

Ngọc Kiều Lê (Lý Văn Phức)

Nhị độ mai,Hảo cầu tân truyện, Sơ kính tân trang

Nữ tú tài, Tỳ bà quốc âm tân truyện

8

của hiện tượng văn chương (như ý thức nghệ thuật, đội ngũ sáng tác,

tâm lý tiếp nhận....); nói cách khác là được đảm bảo bởi những điều kiện

vật chất, tinh thần nhất định. Chúng chịu sự tác động toàn diện của hoàn

cảnh, không khí thời đại, mặt khác bản thân hàm chứa rất nhiều thông

tin, nhiều yếu tố lịch sử xã hội. Đó là cơ sở để đưa ra nhận định thời

điểm xuất hiện của nhóm truyện. Truyện thơ nôm diễm tình ra đời,

vừa đáp ứng về nhu cầu giao tiếp vừa giữ vai trò dân chủ trong việc

giữ gìn văn hóa nội sinh. Thể thơ lục bát dân tộc trở thành nhân vật

chính, đảm nhận vai trò của loại hình văn học chủ yếu lúc bấy giờ.

1.2.2. Sự phát triển của truyện thơ nôm diễm tình

Truyện thơ nôm diễm tình nằm trong giai đoạn phát triển đỉnh

cao của loại hình truyện thơ nôm (thế kỷ XVIII, nửa đầu XIX được

coi là thời hoàng kim của loại hình này). Truyện Kiều là đỉnh cao của

một quá trình từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn được

ví như “dàn hợp xướng nhiều bè tạo nên âm hưởng đặc sắc, khẳng

định sức mạnh của nhóm truyện với những đóng góp lớn trên bước

đường phát triển văn học dân tộc”. Có thể lược đồ hóa sự phát triển

truyện thơ nôm diễm tình như sau:

+ ‡

Hình 1.2: Lược đồ sự phát triển của truyện thơ nôm diễm tình

Lược đồ cho thấy truyện thơ nôm diễm tình hình thành và phát triển

bắt đầu từ việc vay mượn cốt truyện có sẵn (chủ yếu từ Trung Quốc), sau

đó dân tộc hóa mà đặc biệt là việc sử dụng thể thơ lục bát để từ đó hình

thành những tác phẩm mang tính chất nội sinh - truyện thơ nôm diễm

tình.

Vay mượn cốt truyện từ

nước ngoài (chủ yếu là

Trung Quốc)

Dân tộc hóa Truyện thơ nôm

diễm tình

9

Tiểu kết

Truyện thơ nôm diễm tình ra đời với những đặc điểm, tính chất

riêng, tạo sự phong phú, độc đáo cho loại hình truyện thơ nôm cũng

như văn học dân tộc Việt. Nằm trong quá trình vận động của văn học

trung đại nói chung và loại hình truyện thơ nôm nói riêng, truyện thơ

nôm diễm tình tuân theo quy luật tiếp thu, vay mượn cốt truyện từ

nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc), dân tộc hóa những tác phẩm

tiếp thu được và trở thành những tác phẩm nội sinh. Tuy nhiên vẫn

có những trường hợp cá biệt, ngoại lệ như Sơ kính tân trang (Phạm

Thái) có cốt truyện hoàn toàn dựa vào thực tế Việt Nam, không hề có

sự vay mượn hay mô phỏng. Cá biệt, ngoại lệ là chuyện thông

thường, chúng tôi không dám cầu toàn. Trong đó, Truyện Kiều và

Truyện Hoa Tiên là hai trường hợp tiêu biểu của nhóm truyện này, là

“một bài thơ dài ca ngợi tình yêu” với đặc trưng ngôn ngữ hết

sức uyển chuyển, thành thục về phương diện tự sự, trau chuốt, điêu

luyện về nghệ thuật.

10

CHƯƠNG 2

CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH TRUYỆN THƠ NÔM DIỄM TÌNH

(QUA KHẢO SÁT TRUYỆN KIỀU, TRUYỆN HOA TIÊN)

2.1. HIỆN TƯỢNG TIẾP BIẾN CỐT TRUYỆN ĐỐI VỚI

TRUYỆN THƠ NÔM DIỄM TÌNH

2.1.1. Sáng tạo dựa trên cốt truyện có sẵn

Hầu hết truyện thơ nôm diễm tình đều vay mượn cốt truyện có

sẵn từ Trung Hoa, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt. Tuy nhiên, các

tác phẩm có sự vay mượn vẫn được coi là tác phẩm của riêng nhà

văn. Truyện thơ nôm diễm tình vay mượn cốt truyện và khi trở thành

sản phẩm dân tộc Việt đều là những sáng tạo của người nghệ sĩ.

2.1.2. Khai thác tối đa các phiến đoạn tâm lý

Trước truyện thơ nôm diễm tình, chuyện tâm lý tình cảm trong

nhân vật hầu như không có. Càng về sau, các tác giả chú trọng nhiều

hơn đến yếu tố này. Nội tâm nhân vật được bộc lộ sâu sắc, vừa đủ

tạo cho nhân vật như người thật. Các phiến đoạn tâm lý từ đó “phục

tùng yêu cầu đặt ra là giúp phân tích tâm lý các nhân vật... theo cái

biện chứng pháp của tâm hồn” [42, tr. 139-140]. Chúng tôi thử so

sánh sự phát triển tâm lý tình cảm giữa giai nhân Dao Tiên và giai

nhân Thúy Kiều để thấy được từ khi hình thành truyện thơ nôm diễm

tình đến khi phát triển lên đến đỉnh cao của truyện thơ nôm diễm

tình, tâm lý nhân vật tiến triển như thế nào:

11

B C D E

A Gặp lại Lương Sinh

Kết duyên cùng Lương Sinh

Hình 2.1: Sơ lược hóa tiến triển tâm lý của Dao Tiên

AB: Đoạn thể hiện cuộc sống Dao Tiên khi chưa có gia biến xảy ra, lúc này

nàng gặp Lương Sinh thông qua Bích Nguyệt, Vân Hương.

BD: Đoạn đời luân lạc - Đường ngang bằng BC chỉ rõ một sự hòa hợp vững

vàng giữa tình cảm và lý trí.

DE: Đoạn tái ngộ - Cuộc sống phẳng lặng.

GặpThúc Sinh F G

Gặp Từ Hải

B C

A D E

Hình 2.2: Sơ lược hóa tiến triển tâm lý của Thúy Kiều [7, tr.441]

AB: Đoạn thể hiện cuộc sống Thúy Kiều khi chưa có gia biến xảy ra, lúc này nàng

gặp Kim Trọng, gặp Đạm Tiên (được biểu hiện bằng con đường khúc khủy)

BF: Đoạn đời luân lạc - Những đường ngang bằng BC, DE chỉ rõ một sự hòa

hợp vững vàng giữa tình cảm và lý trí

FG: Đoạn tái ngộ - Cuộc sống phẳng lặng

Từ hai hình ảnh sơ lược, có thể thấy được sự phát triển nhóm

truyện thơ nôm diễm tình từ lúc mới được hình thành cho đến lúc lên

đến đỉnh cao của loại hình. Nếu tác phẩm Hoa Tiên truyện tâm lý

12

nhân vật vẫn còn mơ hồ, không rõ nét, nhân vật vẫn còn thụ động

trong tình cảm thì nàng Kiều lúc nào cũng “đa sầu đa cảm”.

2.1.3. Tiết giản chất tự sự, gia tăng chất trữ tình

Hầu hết truyện thơ nôm diễm tình đều mượn cốt truyện Trung

Quốc để thực hiện tư tưởng của mình. Tuy nhiên vay mượn là một

chuyện, còn tác giả thể hiện yếu tố dân tộc như thế nào là một

chuyện khác. Từ việc thay đổi dung lượng các phần cho phù hợp,

lược giản đi những tình tiết không đáng có, khai thác thêm tâm trạng

nhân vật, thêm thắt các yếu tố trữ tình, đã tạo cho tác phẩm “mới mẻ

và khác lạ hoàn toàn”. Bằng thể thơ lục bát mang đậm bản sắc dân

tộc, các tác phẩm truyện thơ nôm diễm tình đã “bỏ đi nhiều chi tiết

rườm rà, chú ý làm cho tác phẩm có màu sắc trữ tình đậm nét hơn.

Tất nhiên không tránh khỏi đôi chỗ thiếu sót, nhưng nói chung tác

phẩm... có phần nhẹ nhàng, uyển chuyển và tinh tế hơn.” [31, tr.214].

2.2. SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CỦA TÁC PHẨM

2.2.1. Từ tác phẩm văn xuôi đến truyện thơ nôm

Đi từ tác phẩm văn xuôi chương hồi đến truyện thơ nôm diễm

tình, trong nó luôn mang trong mình song hành hai tính chất là tính tự

sự (“truyện”), vừa có tính trữ tình (“thơ"). Truyện thơ nôm diễm tình

là sự kết hợp hai yếu tố truyện và thơ một cách hài hoà, sinh động và

nâng đến độ tuyệt diệu.

Các tác phẩm gần như là một “bài thơ” mà cốt truyện là một “tứ

thơ”, đây là hiện tượng tự sự mang tính chất thể loại. Chúng tôi cho

rằng truyện thơ nôm diễm tình phát triển theo mô hình tứ giác mà ở đó

“tất cả các điểm đều có sự ảnh hưởng qua lại lẫn nhau”:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!