Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
DƯƠNG THỊ HIỀN KHANH
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN QUANG THIỀU
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 822.0121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THANH NGÂN
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Đặc điểm truyện thiếu nhi của Nguyễn
Quang Thiều” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực.
Tháng 11 Năm 2020
Tác giả luận văn
Dương Thị Hiền Khanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận
được sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và quý báu của các thầy cô, gia đình,
đồng nghiệp và bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng
cảm ơn chân thành tới:
TS. Nguyễn Thị Thanh Ngân, Cô đã luôn hướng dẫn tôi chu đáo, tận tình trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của tôi. Và hơn hết, trong quá trình học
tập và làm việc tôi đã được học ở cô tinh thần nghiên cứu khoa học cẩn thận, nghiêm
túc, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình. Xin được gửi đến cô sự biết ơn và lòng kính
trọng chân thành nhất.
Các thầy cô ở khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại Khoa Học
trong suốt 02 năm tôi theo học đã mang đến cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu và truyền
cho tôi sự tâm huyết, yêu nghề để tôi có động lực và niềm tin theo đuổi lĩnh vực mà mình
đã chọn.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tin tưởng và động viên ủng hộ, sát cánh
bên tôi trong suốt thời gian học tập, làm luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Dương Thị Hiền Khanh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................ii
MỤC LỤC...........................................................................................................................iii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................................2
2.1. Về truyện viết cho thiếu nhi .........................................................................................2
2.2. Về văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều........................................................................4
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ...............................................................................10
3.1. Đối tượng ....................................................................................................................10
3.2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................10
4. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................10
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .........................................................................10
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................11
5.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................11
6. Cấu trúc của luận văn.....................................................................................................11
7. Những đóng góp của luận văn.......................................................................................12
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.....................................................................12
1.1. Khái lược về truyện viết cho thiếu nhi.......................................................................12
1.1.1. Sự hình thành và vận động của truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam ..................13
1.1.2. Đặc trưng cơ bản của truyện viết cho thiếu nhi......................................................16
1.2. Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều ............................................20
1.2.1. Sơ lược về tác giả và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều ............20
1.2.2. Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều ......................................25
CHƯƠNG 2: CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU
NHI CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU............................................................................30
2.1. Cốt truyện trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều.............30
2.1.1. Khái lược về cốt truyện........................................................................................30
iv
2.1.2. Sự kế thừa của cốt truyện dân gian ....................................................................32
2.1.3. Dấu ấn cốt truyện hiện đại...................................................................................40
2.2. Nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều................49
2.2.1. Khái lược về nhân vật ..........................................................................................49
2.2.2. Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều. ......50
CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU ..............................................................60
3.1. Ngôn ngữ trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều
............................................................................................................................................60
3.1.1. Khái lược về ngôn ngữ trần thuật.......................................................................60
3.1.2. Ngôn ngữ trần thuật giàu tính tạo hình..............................................................61
3.1.3. Ngôn ngữ trần thuật giàu chất thơ......................................................................66
3.2. Người kể chuyện ......................................................................................................72
3.2.1. Khái lược về người kể chuyện ............................................................................72
3.2.2. Người kể chuyện với ngôi kể linh hoạt .............................................................73
3.2.3. Người kể chuyện với điểm nhìn trần thuật đa chiều. ......................................83
KẾT LUẬN.......................................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................93
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành “một bộ phận có vị trí đặc biệt quan
trọng trong mỗi nền văn học dân tộc”. Nó là hành trang quan trọng cho trẻ em trong
quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Bởi lẽ, tâm hồn của trẻ giống như một
trang giấy trắng. Và những câu chuyện viết cho thiếu nhi cứ nhẹ nhàng thấm vào tâm
hồn các em những bài học làm người quý giá. Vì vậy, văn học thiếu nhi có vai trò bồi
dưỡng tâm hồn và giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình
cảm thẩm mĩ. Văn học thiếu nhi đã tồn tại như một dòng chảy khỏe khoắn và bền bỉ
trong nền văn học nghệ thuật nước nhà xưa và nay. Mạch nguồn đó có lúc thăng lúc
trầm, đôi khi âm thầm, lặng lẽ, có lúc lại mạnh mẽ, ồ ạt luôn biến đổi và giao thoa
không ngừng nhưng chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng
phải thừa nhận trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay, trẻ em đang bị tác động bởi những
thú vui văn hóa mới. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh với những tác phẩm văn học thiếu
nhi nước ngoài. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của văn học thiếu
nhi trong nước. Với vai trò và hiện trạng đó, văn học thiếu nhi đã nhận được sự quan
tâm đặc biệt và đã trở thành một mảnh đất màu mỡ, một miền đất hấp dẫn, thu hút
nhiều các tác giả và các nhà nghiên cứu.
1.2. Nguyễn Quang Thiều là một trong những gương mặt văn chương nổi bật
trong nền văn học Việt Nam đương đại. Với một hành trình sáng tạo không mệt mỏi,
một ý thức cách tân mạnh mẽ, ông đã làm nên một diện mạo văn chương đủ đầy với
những đóng góp trên nhiều thể loại: Thơ, trường ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện
thiếu nhi, dịch thuật, tiểu luận và tản văn. Hiện nay, ông đã xuất bản 10 tập thơ, 22
tác phẩm văn xuôi, 3 tập sách dịch. Ở thể loại nào ông cũng để lại ấn tượng tốt đẹp,
đặc biệt là thơ và truyện ngắn. Trong đó, truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang
Thiều vô cùng độc đáo mang một phong cách riêng.
1.3. Cho đến nay, truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều vẫn là một
đề tài còn bỏ ngỏ, chỉ có một vài bài phỏng vấn, lời nhận xét khái quát của một số
nhà văn, bạn đọc. Trên thực tế, chưa có một công trình nghiên cứu công phu về lĩnh
2
vực này. Vì thế, khám phá Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang
Thiều là một việc làm cần thiết. Đề tài nằm trong số những đề tài có tính cấp thiết
hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về truyện viết cho thiếu nhi
Văn học thiếu nhi ngay từ khi ra đời đã có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống văn
hóa tinh thần của trẻ thơ nói riêng và trẻ nhỏ nói chung. Với vai trò quan trọng trong
việc hoàn thiện nhân cách cho trẻ thơ, văn học thiếu nhi ngày càng khẳng định được
vị thế của mình trong dòng chảy của văn học Việt Nam. Vì thế, các nhà nghiên cứu
đã tìm đến Văn học thiếu nhi như một mảnh đất màu mỡ cho các đề tài khoa học của
mình.
Chúng tôi xin điểm lại một số công trình tiêu biểu:
Nguyễn Thị Hà với đề tài “Đặc điểm sáng tác cho thiếu nhi của Xuân
Quỳnh”(2014) đã cung cấp cái nhìn khá đầy đủ về mảng sáng tác cho thiếu nhi của
Xuân Quỳnh trên cả lĩnh vực thơ ca và truyện ngắn. Qua đó, luận văn cũng góp
phần khẳng định những đóng góp của Xuân Quỳnh trong văn học thiếu nhi Việt Nam.
Luận văn đã chỉ rõ trong mảng thơ viết cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh - một người mẹ
yêu con mang đến những vần thơ ngọt ngào, trong trẻo thẫm đẫm tình mẫu tử. Mỗi
một bài thơ là một lần giúp trẻ tự khám phá thế giới muôn màu. Bên cạnh đó, truyện
viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh cũng góp một tiếng nói nhẹ nhàng nhưng thấm
thía tình yêu thương cho tâm hồn các bạn nhỏ. Những câu chuyện ngắn gọn, xinh
xắn gói gọn trong ba đề tài: những truyện đượm màu cổ tích, những truyện đồng
thoại sinh động và những truyện về tình cảm gia đình - xã hội đầy xúc động, Xuân
Quỳnh đã đem đến một thế giới mới để tâm hồn các em thỏa sức vẫy vùng và tự
rút ra những bài học làm người sâu sắc.
Bùi Thị Hường với Luận văn “Thế giới tuổi thơ trong sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư”(2017) đã đóng góp chung vào cái nhìn toàn cảnh về phong cách sáng tác
và những chủ đề chính trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Luận văn cung cấp thêm
một kiểu tuyến nhân vật cụ thể trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, đó là thế
3
giới tuổi thơ, hình ảnh trẻ thơ trong truyện ngắn của chị. Luận văn cũng khẳng định
các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một sức hút lớn. Bởi trong sáng tác
của chị, người ta bắt gặp ở đó cảnh sắc đậm chất đất và người Nam Bộ: những cánh
đồng ngút ngát, bất tận được phù sa bồi tụ, con người Nam Bộ dù thô nháp nhưng
thẳng thắn, chân thành, phóng khoáng, nhưng cũng đầy mặn mòi sâu sắc.
Phạm Thị Luyến với Luận văn “Thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếu
nhi của Vũ Hùng”(2018) đã chỉ ra được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
trong những sáng tác cho thiếu nhi của tác giả với đề tài viết về loài vật. Những
phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt của người dân tộc thiểu số trên dẻo cao được nhà
văn Vũ Hùng miêu tả vừa sinh động vừa thân thiện để khéo léo gửi gắm những bài
học về đạo đức, lối sống cho các em. Tác giả luận văn cũng đã phát hiện sức hấp
dẫn của Nguyễn Hùng nằm trong lối viết mộc mạc, gần gũi, ngôn ngữ dí dỏm ngắn
gọn của “người nông thôn”.Cách xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật là một
trong những điểm nhấn của các truyện viết cho thiếu nhi. Đó là cảnh thiên nhiên vừa
hùng vĩ vừa lãng mạn, nên thơ hòa trong thời gian tâm lí của nhân vật tạo nên một sức
hấp dẫn thú vị. Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo từ cách đặt tên đến việc khắc
họa ngoại hình nhân vật đã tạo nên những trang văn sống động. Mỗi trang văn của Vũ
Hùng đều hiện lên những bài học sâu sắc về cuộc sống.
Luận văn “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Kiên” của Nguyễn Thị Thanh Thơ (2018) đã phát hiện Nguyễn Kiên có đóng góp
trong việc xây dựng cho truyện viết cho thiếu truyện nhi với các đề tài quen thuộc và
gần gũi nhưng luôn hướng trẻ đến những giá trị đạo đức tốt đẹp bằng con đường nhẹ
nhàng, tự nhiên nhất. Với tài sử dụng nghệ thuật tự sự độc đáo, hấp dẫn Nguyễn Kiên
đã mang lại dấu ấn riêng cho mình trong mỗi tác phẩm. Mỗi truyện ngắn viết cho
thiếu nhi của ông như một bài học về đạo làm người nhẹ nhàng thấm thía vào tâm
hồn các em. Luận văn cũng đã phát hiện và khẳng định đóng góp của Nguyễn Kiên
trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện vận dụng mô típ của truyện dân gian, nhân vật
dân gian cũng như xây dựng hệ thống điểm nhìn và ngôn ngữ trần thuật một cách linh
hoạt. Tất cả, góp phần đưa nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếu nhi hoàn thiện
và phát triển hơn.
4
Tác giả Vũ Thị Trâm trong Luận văn “Đặc điểm truyện về loài vật của Nguyễn
Nhật Ánh”(2017) đã chỉ rõ nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách độc đáo lồng
ghép trong cách đặt tên trong truyện viết về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh đã khiến
chân dung nhân vật hiện lên rõ nét. Sự hấp dẫn của truyện có được còn nhờ sự đan
xen giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật khiến điểm nhìn được thay
đổi linh hoạt. Kết hợp với đó là giọng điệu vừa hài hước triết lý nhẹ nhàng tạo nên
sức cuốn hút cho câu chuyện khiến mỗi câu chuyện hiện lên như một truyện cổ tích
hiện đại.
Tóm lại, cho đến nay, truyện viết cho thiếu nhi đã và đang trở thành đề tài hấp
dẫn cho những nhà nghiên cứu. Nhìn chung các đề tài đều tập trung làm rõ những đặc
điểm nổi bật, mới mẻ về các phương diện trong thế giới nội dung và thế giới nghệ
thuật của từng tác giả. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu của những người
đi trước, chúng tôi triển khai đề tài “Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Quang Thiều”.
2.2. Về văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều
Những tác phẩm văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng của Nguyễn
Quang Thiều từ khi ra đời đã tạo được nhiều sự quan tâm của bạn đọc cũng như
giới nghiên cứu, phê bình. Kể từ khi tập truyện “Người đàn bà tóc trắng” (do NXB
hội nhà văn in năm 1993) ra đời và gây được tiếng vang lớn thì truyện ngắn của ông
được báo giới, các nhà nghiên cứu phê bình và cả những tầng lớp thế hệ độc giả càng
lưu tâm nhiều hơn. Những công trình nghiên cứu và những bài viết, nhận xét và đánh
giá đều mang tính khái quát, tổng hợp về những vấn đề thuộc về nội dung và nghệ
thuật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều. Từ đó, những đóng góp của Nguyễn
Quang Thiều được soi rọi khám phá ở nhiều góc độ.
Trong Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, tác giả Nguyễn Bích Thu đã
ghi nhận và trân trọng sự góp mặt của nhà văn Nguyễn Quang Thiều:“Nguyễn Quang
Thiều cùng với nhiều nhà văn khác như Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn Quang Thân,
Nguyễn Thị Thu Huệ… đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn thời kì đổi
mới” [Dẫn theo 56, tr.5]. Điều đó cho thấy, Nguyễn Bích Thu đã khẳng định tác giả
5
của Mùa hoa cải bên sông có đóng góp lớn cho sự cách tân văn học ở thể loại truyện
ngắn đương đại.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong Bình luận truyện ngắn khi khám phá thế giới
nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đã viết:“Bút pháp truyện ngắn
Nguyễn Quang Thiều từ thơ mà ra...tinh tế, bay bổng, giàu chất liên
tưởng”[57,tr.306]. Ông cũng khẳng định: “Tuy vào nghề chưa lâu nhưng Nguyễn
Quang Thiều là cây bút có nghề. Anh có một lối văn tự nhiên, linh động nên người
đọc ít có cảm giác dùng kỹ xảo” [57,tr.310]. Đồng thời, Bùi Việt Thắng cũng đánh
giá cao Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà văn thuộc thế hệ thứ ba nối tiếp
dòng chảy liên tục của truyện ngắn: “Thế hệ thứ ba khá đồng đều, họ mang vào văn
chương và truyện ngắn một sắc thái mới mẻ - tính chất hiện đại trong lối viết bao
hàm trong đó nhiều yếu tố vừa hiện thực, vừa trữ tình và kịch” [57,tr.310]. Đặc biệt
tác giả Nguyễn Chí Hoan cũng đánh giá cao những nỗ lực trong sự cách tân nghệ
thuật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều. Trong lời giới thiệu cùng bạn đọc cuốn
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - Người nhìn thấy trăng thật, Nguyễn
Chí Hoan viết:“Truyện của anh giàu chất thơ, hơi thở huyền tích, thấm đẫm nhân
văn, lại không lạm dụng kỹ thuật nên đi vào tâm hồn thật tự nhiên, thật đầy đặn”
[25,tr. 6].
Trong những năm gần đây, truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều được giới
nghiên cứu lựa chọn và trao gửi nhiều cơ hội trong các đề tài khoa học. Luận văn thạc
sĩ Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Đại học Quốc gia Hà
Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2012) của tác giả Tăng
Thị Hoàn đã đóng góp thêm vào việc nghiên cứu đặc điểm về cốt truyện, ngôn ngữ,
giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. Tác giả đã
đi sâu khẳng định mỗi truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đều có những cốt truyện
rất đỗi đời thường, dường như không có những mâu thuẫn xung đột gay gắt. Tác giả
cũng đã đi sâu nghiên cứu làm nổi bật vẻ đẹp giàu chất thơ của ngôn ngữ, có sự đan
cài, hòa quyện giữa hư và thực. Sự kết hợp hài hoà giữa chất tự sự và chất thơ làm
giàu thêm giá trị thẩm mĩ của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều.