Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
CHU THỊ QUYÊN
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Thái Nguyên - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
CHU THỊ QUYÊN
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Việt Trung
Thái Nguyên - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Chu Thị Quyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban
Giám hiệu, khoa Sau đại học, khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học,
Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Việt Trung - người đã luôn tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn nhà văn Niê Thanh Mai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về
mặt tư liệu để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Chu Thị Quyên
iii
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ v
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu................................................................ 8
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 8
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 9
7. Đóng góp của luận văn:................................................................................. 9
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN XUÔI TÂY NGUYÊN SAU 1986
VÀ NỮ NHÀ VĂN ÊĐÊ - NIÊ THANH MAI............................................ 10
1.1. Vài nét khái quát về văn xuôi Tây Nguyên sau 1986 .............................. 10
1.2. Niê Thanh Mai - Nhà văn tiêu biểu của Tây Nguyên thế hệ đầu thế kỷ XXI...27
Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 31
Chương 2: TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI - KHÁT VỌNG VÀ
TRĂN TRỞ CỦA NHỮNG NGƯỜI CON TÂY NGUYÊN THỜI
HIỆN ĐẠI VÀ HỘI NHẬP .......................................................................... 32
2.1 Hình tượng “Người Êđê xuống phố” với khát vọng đổi mới ................... 32
2.1.1 Tây Nguyên với quá trình đô thị hóa ..................................................... 32
2.1.2 Những khát vọng của người con Tây Nguyên thời hiện đại và hội nhập. . 34
2.2. Những trăn trở về cuộc sống và bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong
thời hiện đại và hội nhập......................................................................... 68
iv
2.2.1 Những con người bản địa tự đánh mất mình trong cuộc sống thời hiện
đại và hội nhập ...................................................................................... 68
2.2.2 Những tổn thương về môi trường thiên nhiên ở Tây Nguyên. .............. 74
2.2.3 Những nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hóa Tây Nguyên. ...................... 78
Tiểu kết chương 2.......................................................................................... 84
Chương 3: NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NIÊ THANH MAI .......... 85
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 85
3.1.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ................................................ 86
3.1.2 Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm nhân vật........................................ 91
3.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ................................................................ 99
3.2.1 Cốt truyện đời tư .................................................................................. 101
3.2.2 Cốt truyện tâm lý.................................................................................. 105
3.2.3 Cốt truyện mang yếu tố kỳ ảo .............................................................. 108
3.3 Ngôn ngữ nghệ thuật............................................................................... 112
3.3.1 Ngôn ngữ nghệ thuật đậm “chất Tây Nguyên”.................................... 113
3.3.2 Ngôn ngữ giàu hình ảnh....................................................................... 116
3.3.3 Ngôn ngữ mang màu sắc hiện đại........................................................ 121
Tiểu kết chương 3........................................................................................ 123
KẾT LUẬN.................................................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 129
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DTTS:
THPT:
VHNT:
DTNT:
Dân tộc thiểu số
Trung học phổ thông
Văn học Nghệ Thuật
Dân tộc Nội trú
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Tây Nguyên - Mảnh đất chứa đầy trong mình những trầm tích văn
hóa, mảnh đất đỏ bazan với những con người khỏe khoắn, mạnh mẽ, dũng
cảm và tài hoa; với núi non hùng vĩ, thiên nhiên thơ mộng nhưng cũng vô
cùng khắc nghiệt. Và đây cũng chính là một vùng đất giàu bản sắc văn hóa,
nơi có một kho tàng văn học dân gian đồ sộ, phong phú bậc nhất trong các
dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam. Văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại
cũng đã có hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, đến nay đã đạt được
những thành tựu đáng ghi nhận và trân trọng. Trên vùng địa - văn hóa ấy, các
thế hệ nhà văn Tây nguyên đã truyền lửa để nối tiếp nhau cầm bút viết về cội
nguồn, về quê hương và về cuộc sống con người nơi đây như: Y Điêng, Kim
Nhất, Linh Nga NiêK Dam, Niê Thanh Mai… Tuy nhiên, cho tới nay vấn đề
nghiên cứu về văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại và nghiên cứu về từng tác
giả là người DTTS viết văn ở đây còn hết sức khiêm tốn. Vì vậy, mảng văn
học này đang cần rất nhiều người quan tâm, chú ý, tìm hiểu và có những
nghiên cứu nghiêm túc nhằm phát hiện, ghi nhận những nét đặc sắc, những
nét đặc trưng riêng và những đóng góp đáng ghi nhận trong việc góp phần
làm phong phú hơn, đa sắc màu hơn cho bức tranh văn học DTTS Việt Nam
hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
- Trong các nhà văn Tây Nguyên thời kỳ hiện đại, đặc biệt từ sau Đổi
Mới (1986), Niê Thanh Mai là một nhà văn trẻ thuộc thế hệ 8X, tâm huyết với
mảnh đất này và có sức viết khá dồi dào. Bên cạnh những đóng góp ở mảng
truyện ngắn thì Niê Thanh Mai có sáng tác thơ; tuy nhiên, nổi bật nhất và có
nhiều đóng góp hơn hẳn vẫn là những sáng tác truyện ngắn của chị. Cho tới
nay, chị đã xuất bản 3 tập truyện ngắn. Truyện ngắn của chị có màu sắc của
ngôn ngữ hiện đại với bối cảnh truyện hiện đại trên nền Tây Nguyên truyền
thống. Thế mạnh của Niê Thanh Mai là sự am hiểu văn hóa và con người của
2
vùng đất cao nguyên này. Văn chương của chị có “hồn”, cùng với việc sử
dụng nhiều màn độc thoại nội tâm để tâm lý nhân vật có thể bộc lộ đến mức
tối đa. Với những đóng góp trong các sáng tác của mình, Niê Thanh Mai được
đánh giá là một trong “Bốn cây Knia” (H’Linh Niê, Trần Hồng Lâm, Niê
Thanh Mai, Siu H’Kết) của các lĩnh vực văn học, nghệ thuật Tây Nguyên thời
kỳ đầu thế kỷ XXI. Mặc dù vậy, nhưng cho đến nay việc nghiên cứu một cách
hệ thống, thấu đáo và chuyên biệt về nữ nhà văn Niê Thanh Mai còn rất
khiêm tốn, mới chỉ là ở dạng các bài báo lẻ hoặc những ý kiến nhỏ trong cả
một công trình, bài viết về văn học các DTTS nói chung. Những kết quả
nghiên cứu này chưa đủ để tái dựng một chân dung Niê Thanh Mai với những
đứa con tinh thần của chị. Vì vậy, rất cần có một công trình nghiên cứu cụ
thể, hệ thống và toàn diện về trường hợp cây viết nữ Tây Nguyên thế hệ đầu
thế kỷ XXI tiêu biểu này.
Vì vậy, nghiên cứu về nhà văn Niê Thanh Mai chính là nghiên cứu một
trường hợp nhà văn tiêu biểu của văn học Tây Nguyên thời kỳ hiện đại, đặc
biệt là giai đoạn đầu thế kỷ XXI; Là chỉ ra được những thành tựu, những đổi
mới (và hạn chế) của bộ phận văn học DTTS khu vực Tây Nguyên trong giai
đoạn này. Đồng thời phác họa rõ nét bức chân dung của một nhà văn nữ Tây
Nguyên đại diện cho thế hệ trẻ cùng những đóng góp của thế hệ các nhà văn
trẻ đối với văn học Tây Nguyên hiện đại nói riêng và văn học DTTS Việt
Nam hiện đại nói chung.
Chính từ những lý do đó, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Đặc
điểm truyện ngắn Niê Thanh Mai” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Niê Thanh Mai là một nữ nhà văn trẻ Tây Nguyên thuộc thế hệ 8X và
là một trong những hiện tượng văn xuôi nổi trội của văn học Tây Nguyên thời
kỳ hiện đại, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI đến nay. Chị đã có một số
lượng tác phẩm truyện ngắn đáng kể trong đó có những truyện ngắn được
3
đánh giá cao như: Giữa cơn mưa trắng xóa, Áo mưa trong suốt, Suối của
rừng, Về bên kia núi, Ngày mai sáng rỡ, Hơi thở của núi, Cây thằn lằn lá
xanh, Mùi rừng, Đi qua màn đêm… Chị từng được nhận Giải thưởng của
Liên hiệp các Hội Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, của Tạp chí Văn nghệ
Quân đội, của Hội Văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam,... Chị trở thành
một trong “Bốn cây Knia” của đời sống văn học nghệ thuật Tây Nguyên đáng
trân trọng và tự hào. Vì thế, những sáng tác, cống hiến và đóng góp của chị đã
được khá nhiều nhà nghiên cứu, phê bình, nhà văn nhắc tới. Theo những khảo
sát bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có hàng chục bài báo, cuốn sách viết
về chị (hoặc có nhắc đến chị với những nhận xét đánh giá cụ thể). Chị được
đánh giá là cây bút trẻ tiêu biểu của văn học Tây Nguyên hiện đại, một trí
thức - một nhà giáo có nhiều tâm huyết với mảnh đất cao nguyên tươi đẹp và
rộng lớn này. Cụ thể như sau:
- Trong các công trình nghiên cứu chung về văn học DTTS Việt Nam
- Tác giả Niê Thanh Mai được nhắc đến như là một cây bút tiêu biểu thế hệ
8X thành danh, nối tiếp một cách xứng đáng các thế hệ nhà văn trước với sự
đổi mới trong tư duy, trong lối viết. Các nhà nghiên cứu, phê bình và đặc
biệt là các nhà văn, nhà phê bình là người DTTS như: Lâm Tiến, Linh Nga
NiêK Dam, Mai Liễu... cùng một số các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm
sâu sắc đến mảng văn học DTTS. Có thể kể tên một số công trình nghiên
cứu có nói tới, nhắc tới tác giả Tây Nguyên này như: “Hương sắc miền
rừng” (2008) của tác giả Mai Liễu, “Hồn cây sắc núi - Tiểu luận phê bình
văn chương”(2010) của tác giả Phạm Quang Trung, “Tiếp cận văn học dân
tộc thiểu số” (2011) của nhà phê bình Lâm Tiến, “Nghiên cứu, lí luận phê
bình văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Diện mạo và đặc
điểm” (2013) của PGS.TS Trần Thị Việt Trung (Chủ biên), “Văn học dân
tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại - Một số đặc điểm” (2014) của
PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS Cao Thị Hảo, “Bản sắc văn hóa
4
dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam” (2014)
của PGS.TS Đào Thủy Nguyên và TS. Dương Thu Hằng, “Văn học các đân
tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên 1975-2010” (2015) của Linh Nga
NiêKDam (Chủ biên)…
Công trình nghiên cứu “Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ
hiện đại - Một số đặc điểm” của PGS.TS Trần Thị Việt Trung và PGS.TS
Cao Thị Hảo đã nhấn mạnh đến những thành công của tập truyện “Về bên kia
núi” (2007) của Niê Thanh Mai; và đánh giá đây là một trong những tác
phẩm khá xuất sắc, thể hiện được bản sắc dân tộc, đặc biệt là ở việc dựng
cảnh, dựng người, cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật và tư duy nghệ thuật
độc đáo của tác giả trẻ tuổi này.
Trong cuốn “Văn học các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên
1975-2010” của tác giả Linh Nga Niê Kdam đã có những đánh giá cụ thể,
toàn diện về quá trình trưởng thành của cây bút Niê Thanh Mai như sau: “Từ
những trại sáng tác hè hàng năm đó, nữ tác giả Niê Thanh Mai, dân tộc Ê Đê
đã dần trưởng thành, định hình là một cây bút văn xuôi chắc tay, có bản lĩnh,
có giọng điệu riêng. Cho dù sinh ra và lớn lên nơi phố thị cao nguyên, nhưng
với thuận lợi là một giáo viên văn giảng dạy tại trường phổ thông trung học
nội trú dân tộc, nên tâm tư, tình cảm và sự đổi thay trong lối sống, cách nghĩ
của lớp thanh niên dân tộc đương đại, phản ảnh trong truyện ngắn của Niê
Thanh Mai khá sắc nét”.
- Còn trong những bài viết trực tiếp về Niê Thanh Mai trong các cuốn
sách nghiên cứu, trong các bài viết phê bình, giới thiệu tác phẩm, các tác giả
này cũng đã chỉ ra được những đặc điểm về nội và nghệ thuật, cụ thể như:
những điểm mạnh, những thành công của cây bút trẻ Niê Thanh Mai.
Mai Liễu với bài viết “Bốn cây Knia - Bốn tâm thế sáng tạo” đã có
những nhận định, đánh giá cụ thể về cây viết nữ trẻ Niê Thanh Mai:“…Niê
Thanh Mai hướng ngòi bút của mình đến cuộc sống của giới trẻ, vấn đề tình
5
yêu, sự tha hóa đạo đức từ trong gia đình và xã hội. Hơi thở của núi là truyện
ngắn viết có tay nghề chắc, bố cục gọn và sáng sủa. Tác giả gửi tới người đọc
một thông điệp rõ ràng: Tình Yên không thể dùng thủ đoạn tàn độc mà có
được. Tình yêu trước hết phải xuất phát từ trái tim lương thiện. Niê Thanh
Mai chỉ ra rằng sự tha hóa về đạo đức, lối sống trước sau cũng phải bị trả
giá (Ngủ quen nơi không có gió, Góc núi mờ sương). Cuộc sống vốn ngổn
ngang và phức tạp, nhiều khi con người miền núi không biết phải lựa chọn
sao cho đúng. Một xã hội vốn khép kín trong cộng đồng buôn làng, nay mọi
sự đang bung vỡ, cái mới lạ, cái tốt, cái xấu, cái lương thiện, cái giả trá đan
xen… Thanh niên Tây Nguyên trong các buôn làng đang ngập mình trước một
cuộc sống bộn bề như thế, tránh sao khỏi lúng túng, do dự và không ít người
lầm lạc, bế tắc (Sớm mai thoang thoảng, Không thấy vách ngăn, Cây thằn
lằn lá xanh).
Trên báo điện tử toquoc.vn năm 2010, bài “Văn xuôi về dân tộc và
miền núi từ năm 1986 đến nay” của Phạm Duy Nghĩa đã nhắc đến Niê
Thanh Mai khi điểm được những thành tựu cơ bản và “Nét mới của văn xuôi
miền núi đương đại là sự mở rộng đề tài, chủ đề”. Tác giả đã cho chúng ta
thấy sáng tác của các cây viết đã phản ánh được tình hình thực tiễn đời sống
của đồng bào miền núi đương đại “Sự xâm thực của thương trường phá vỡ
trật tự rừng xanh, lối sống thực dụng làm nứt rạn nếp nghĩ truyền thống, cái
xấu xa phi pháp khuấy đảo sự thanh bình của làng bản...đó là dấu hiệu băn
khoăn lo ngại trước sự biến chuyển của miền núi đương đại, thể hiện trong
một số truyện ngắn như Giữa cơn mưa trắng xóa của Niê Thanh Mai, Làng
Mô của Thu Loan,...”. Còn khi nhận xét riêng về truyện ngắn của Niê Thanh
Mai - tác giả viết: “Truyện ngắn Niê Thanh Mai phản ánh tâm trạng của lớp
trẻ Tây Nguyên trước sự tác động của văn minh đô thị, trong đó xu hướng từ
bỏ buôn làng nghèo khó thân thuộc đi về phía phồn hoa diễn ra với bao nỗi
băn khoăn, day dứt, chạnh buồn. Phố phường không phải miền đất hứa - Đó
6
là thông điệp trong các truyện ngắn của nữ nhà văn trẻ - nơi đó luôn tiềm ẩn
những bất an đối với cuộc sống và nhân cách con người”.
Bài viết “Hình tượng người Êđê “xuống phố” trong truyện ngắn của
Niê Thanh Mai” trên trang điện tử tapchivan.com năm 2015 của tác giả Lê
Văn Hòa đã có những nhận định và phân tích khá sâu sắc: “Niê Thanh Mai là
nhà văn trẻ của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Chị viết nhiều về dân tộc Ê-đê
trong bối cảnh văn hóa đang chịu sự "xâm thực" từ nhiều góc độ của nền kinh
tế thị trường. Một trong những hình tượng nhân vật tiêu biểu trong truyện
ngắn của chị đó chính là những con người Ê-đê rời buôn làng đến với thị
thành. Chúng tôi tạm gọi là hình tượng người Ê-đê "xuống phố". Tác giả để
người đọc cùng suy ngẫm, cùng băn khoăn trăn trở “… Cùng một con đường
"xuống phố", nhưng nhân vật trong truyện ngắn của Niê Thanh Mai chia làm
ba nhóm khá rõ ràng. Nhóm thứ nhất là những người con ưu tú của núi rừng
tạm xa buôn làng để ra thành thị tiếp nhận nguồn tri thức mới. Nhóm thứ hai
"xuống phố" vì mong muốn đổi đời, vì không đủ sự kiên nhẫn gắn bó với quê
hương, buôn bản. Nhóm thứ ba là những người ban đầu "xuống phố" vì mục
đích cao đẹp, nhưng cuối cùng đã đánh mất mình nơi phố thị phồn hoa.
Thông qua cái kết của những số phận này…”. Có lẽ những trăn trở của tác giả
cũng là những trăn trở của những người yêu tha thiết mảnh đất cao nguyên
hùng vĩ ấy “Trong một xã hội đầy biến động, cái mới và cái cũ đan xen; làm
thế nào để văn hóa Ê-đê (mở rộng ra là văn hóa các dân tộc thiểu số khác)
không bị mai một nhưng vẫn có thể tiếp nhận văn minh từ các dân tộc khác để
phát triển cộng đồng và mỗi cá nhân? …”.
Tác giả TS. Đỗ Thị Thu Huyền với bài viết “Những tín hiệu vui từ đội
ngũ các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số” (trên trang điện tử
baovannghe.com.vn năm 2016) đã nhận định, đánh giá được những thành tựu
và triển vọng xa hơn nữa ở những cây viết trẻ Tây Nguyên này: “Có những
tác giả bước vào độ chín của sáng tác, phong cách định hình khá rõ rệt, nhiều