Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm truyện ngắn Phong Điệp
PREMIUM
Số trang
112
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1483

Đặc điểm truyện ngắn Phong Điệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ HẬU

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ HẬU

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đức

Hạnh, Giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, người Thầy đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng cho tôi từ những bước đi đầu tiên trên con

đường nghiên cứu khoa học nghệ thuật, trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau Đại học, Khoa Văn - xã

hội, các thầy giáo, cô giáo bộ môn, các phòng chức năng Trường Đại học Khoa học

- Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình

học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.

Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn nhà văn Phong Điệp đã tận tình giúp

đỡ và cung cấp các tài liệu quý báu để giúp tác giả có luận cứ thực hiện và hoàn

thiện đề tài.

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Trung học

phổ thông Vũ Văn Hiếu, các đồng chí, đồng nghiệp, người thân trong gia đình, bạn

bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian qua.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Hậu

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ

công trình khoa học nào.

Thái Nguyên tháng 5 - 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Hậu

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN................................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ii

MỤC LỤC.......................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................ vi

MỞ ĐẦU....... ................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu................................................................ 6

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 6

5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 7

6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 7

7. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 8

Chương 1. TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP TRONG DIỆN MẠO

CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .............. 9

1.1. Khái lược về truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại.................................... 9

1.1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam đương đại ........................................... 9

1.1.2. Truyện ngắn của các cây bút nữ Việt Nam đương đại.......................... 11

1.1.3. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu ............................................................. 14

1.2. Phong Điệp - cây bút nữ trẻ xông xáo trong đề tài đô thị Việt Nam đương

đại .................................................................................................................... 16

1.2.1. Tiểu sử và hành trình sáng tác của Phong Điệp.................................... 16

1.2.2. Quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con người của nhà văn ......... 19

1.3. Đề tài đô thị Việt Nam đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp .......... 26

1.3.1. Đề tài đô thị và cảm hứng đô thị.......................................................... 26

1.3.2. Cảm hứng đô thị trong truyện ngắn Phong Điệp .................................. 28

Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN CỦA ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ VIỆT

NAM ĐƯƠNG ĐẠI TRONG TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP.............. 32

iv

2.1. Xã hội đô thị Việt Nam đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp ......... 32

2.1.1. Môi trường sống hiện đại - mảnh đất hứa cho những khát vọng đổi đời

......................................................................................................................... 32

2.1.2. Không gian sống ngột ngạt, hỗn tạp, đầy hiểm hoạ.............................. 38

2.2. Xung đột nổi bật của đời sống đô thị đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp

......................................................................................................................... 43

2.2.1. Xung đột giữa giá trị vật chất với giá trị đạo đức trong đời sống đô thị

......................................................................................................................... 43

2.2.2. Xung đột giữa khát vọng, lý tưởng với hiện thực còn nhiều "mảng tối"

của đời sống đô thị hôm nay ........................................................................... 48

2.3. Con người đô thị Việt Nam đương đại trong truyện ngắn Phong Điệp... 52

2.3.1. Con người giàu nghị lực, khao khát vươn lên để khẳng định và hoàn

thiện mình....................................................................................................... 52

2.3.2. Con người vỡ mộng, mất niềm tin ........................................................ 54

2.3.3. Con người tha hoá trước mặt trái của đời sống đô thị .......................... 57

2.3.4. Con người nhỏ bé, bất hạnh .................................................................. 61

2.3.5. Con người giàu tình yêu thương, đức hi sinh ....................................... 63

Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG

TRUYỆN NGẮN PHONG ĐIỆP................................................................. 68

3.1. Cốt truyện, kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp................ 68

3.1.1. Cốt truyện trong truyện ngắn Phong Điệp ............................................ 68

3.1.2. Kết cấu nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp............................... 74

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Phong Điệp................ 81

3.2.1. Nghệ thuật khắc họa nhân vật trong những tình huống kịch tính trong

truyện ngắn Phong Điệp.................................................................................. 81

3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại trong

truyện ngắn Phong Điệp.................................................................................. 82

3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Phong Điệp .............................. 85

v

3.3.1. Ngôn ngữ hiện thực thường giàu tính khẩu ngữ trong truyện ngắn Phong

Điệp.................................................................................................................. 85

3.2.2. Ngôn ngữ mạng được vận dụng khéo léo trong truyện ngắn Phong Điệp

......................................................................................................................... 87

3.4. Sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn Phong Điệp ............................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98

vi

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Nxb: Nhà xuất bản

Cách chú thích tài liệu trích dẫn: số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang

đứng sau: Ví dụ [ 10, tr. 15] nghĩa là số thứ tự của tài liệu trong mục Tài liệu tham

khảo là 10, nhận định trích dẫn nằm ở trang 15 của tài liệu này.

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Trong bộ phận văn học Việt Nam đương đại, chúng ta thấy xuất hiện

hàng loạt những cây bút trẻ xuất sắc có nhiều cách tân nghệ thuật và những đóng

góp không thể không ghi nhận vào thành tựu chung của nền văn học nước nhà. Bên

cạnh những cây bút trẻ đã gây được nhiều tiếng vang trên văn đàn như: Nguyễn

Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Uông Triều, Nguyễn Bình Phương, Đỗ Bích Thúy,

Tống Ngọc Hân... thì không thể không nhắc tới Phong Điệp. Đây là cây bút nữ xông

xáo vừa viết báo, vừa viết văn với hàng chục tập truyện ngắn, ba tiểu thuyết và đã

nhận được nhiều giải thưởng văn học. Nhưng đến hôm nay, chúng tôi vẫn chưa thấy

có bất cứ một công trình nghiên cứu đầy đủ nào về sáng tác của nhà văn nữ này mà

mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về một số phương diện nội dung và nghệ

thuật, một số bài báo đăng rải rác trên các tạp chí, các báo và đặc biệt trên báo mạng

về sáng tác của Phong Điệp. Bởi vậy, chúng tôi chọn đề tài ''Đặc điểm truyện

ngắn Phong Điệp'' để thực hiện luận văn với hi vọng đóng góp một phần nhỏ bé

của mình vào việc khám phá, khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật, cũng như

đóng góp của Phong Điệp vào thành tựu văn xuôi Việt Nam đương đại nói riêng,

của nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung.

1.2. Vấn đề truyền thống và hiện đại trong sáng tác văn học hiện nay đã,

đang và sẽ là vấn đề gây nhiều bình luận sôi nổi, thậm chí với những luồng ý

kiến trái chiều. Phong Điệp cũng như một số nhà văn trẻ khác đã có những cách

tân nghệ thuật đáng ghi nhận, nhưng cần phải đánh giá những cách tân nghệ

thuật ấy như thế nào? Nó có vai trò gì trong việc trả lời câu hỏi: - Thế nào là

truyền thống và thế nào là hiện đại trong sáng tác văn học hôm nay? Giữa sáng

tác văn học và báo chí có những điểm giao thoa nào? Tính thời sự trong truyện

ngắn của Phong Điệp phải chăng là minh chứng cho sự tác động đáng kể của báo

chí tới sáng tác văn học? Thực hiện luận văn này, chúng tôi hi vọng góp một câu

trả lời cho những câu hỏi kể trên.

2

1.3. Mặc dù sáng tác của Phong Điệp chưa được đưa vào giảng dạy trong

trường trung học phổ thông, nhưng là một giáo viên dạy văn, khi thực hiện luận văn

này, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một tư liệu tham khảo bổ ích trong công tác dạy

và học phần văn học hiện đại Việt Nam trong nhà trường.

2. Lịch sử vấn đề

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại, chúng ta thấy sự xuất

hiện và tỏa sáng của các cây bút nữ, trong đó không thể không nhắc đến tên tuổi

Phong Điệp và sáng tác của chị, đã đem đến một luồng sinh khí mới cho văn học

Việt Nam đương đại. Sự đam mê, nghiêm túc với nghề cùng với sự trải nghiệm và

thấu hiểu cuộc sống đã giúp Phong Điệp thành công. Sáng tác của chị nhận được sự

quan tâm của dư luận và giới phê bình, khen có, chê có, điều đó khiến cho việc tìm

hiểu và nghiên cứu văn chương Phong Điệp càng hấp dẫn đối với độc giả. Tuy

nhiên, những bài viết đánh giá, nhận xét mới chỉ điểm qua hoặc nhắc tới để khẳng

định giá trị của tác phẩm, đóng góp của nhà văn chứ chưa thật đi sâu và giải quyết

triệt để những vấn đề cụ thể. Sau đây, người viết sẽ lần lượt tóm lược và đánh giá

những ý kiến đáng chú ý về sáng tác của Phong Điệp:

2.1. Các ý kiến nhận xét, đánh giá mang tính tổng hợp, khái quát chung về văn

xuôi Phong Điệp

Mới đây, đã có những công trình nghiên cứu có quy mô, chất lượng dưới

dạng khóa luận tốt nghiệp và luận văn thạc sĩ về các đề tài trong văn xuôi Phong

Điệp như: Khóa luận tốt nghiệp Những đặc sắc trong tiểu thuyết Blogger của

Phong Điệp của Tô Thị Thùy Linh, ĐHSPHN, 2012. Tác giả đã đề cập đến vấn đề

tìm hiểu đặc trưng thế mạnh và phong cách Phong Điệp thông qua cuốn tiểu thuyết

Blogger. Luận văn Tổ chức trần thuật trong văn xuôi Phong Điệp của Nguyễn Thị

Hương, ĐHSPHN, 2013 đã làm sáng tỏ những sáng tạo về mặt tổ chức trần thuật

trong sáng tác Phong Điệp, qua đó thể hiện những đổi mới về nghệ thuật tự sự của

thế hệ nhà văn xuất hiện và trưởng thành trong thời kì Đổi mới. Luận văn Cảm

hứng đô thị trong sáng tác Phong Điệp của Nguyễn Thị Linh, ĐHSPHN, 2012 lí

giải sự chi phối của cảm hứng đô thị trong việc chọn lựa và xử lí những phương

diện nội dung và nghệ thuật trong sáng tác Phong Điệp.

3

Đặc biệt, truyện ngắn của Phong Điệp được đánh giá cao cả về phương diện

nội dung và nghệ thuật. Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài Đôi nét về Phong Điệp

và tập truyện Phòng trọ nhận xét: “Đọc Phong Điệp, tôi luôn có cái cảm giác nhẹ

nhàng thư thái như mình đang đi dạo trong những đêm trăng suông ở làng quê.

Xung quanh là những cảnh sắc quen thuộc, những con người gần gũi, bình dị được

bao phủ bởi một thứ ánh sáng lờ mờ như trong chiêm bao. Người ta không thể biết

được cái nguồn sáng ấy tỏa ra từ đâu và kết thúc ở đâu trong mây nước, hay ở

ruộng đồng cây cỏ. Chính cái vùng sáng mơ hồ này đã tạo cho Phong Điệp có được

một thế giới riêng, chí ít cũng không lẫn lộn với ai” [22, tr. 257]. Các sáng tác của

chị được các lớp nhà văn tài danh đi trước ưu ái, đón nhận nồng nhiệt. Nguyễn

Quang Thiều đánh giá: “Phong Điệp hoàn toàn làm chủ ngòi bút của mình. Chị viết

truyện ngắn giống như một ca phẫu thuật làm tim của các bác sĩ. Và theo tôi, chị đã

thành công trong ca phẫu thuật đó” [22, tr. 256]. Trong bài viết Phong Điệp - một

sức viết đáng nể, một cách viết đã đi vào độ thành thục, tác giả Nguyên An đánh

giá: “Phong Điệp với các trang viết của mình, với sự có mặt trên diễn đàn sáng tác

đương đại đã là một hiện tượng mà khi ta nghiên cứu, phân tích, bình luận thì

không chỉ có ích cho Phong Điệp mà còn có ích cho rất nhiều người sáng tác khác,

bất kể họ mới cầm bút hay đã in ấn một số tác phẩm rồi” [1]. Hoàng Thư Ngân

trong bài Thời gian tối đa của một hiện thực tối thiểu đã đánh giá cao đời sống hiện

thực trong truyện ngắn Phong Điệp: “Trong sự ồn ào của thi ca, của vô vàn truyện

ngắn mà giới văn nghệ cứ tung hô tự sướng, các truyện ngắn của Phong Điệp đã từ

những hiện thực tưởng như nhỏ nhặt, đã mang lại cho độc giả những cảm xúc chân

thật, đầy tính nhân văn”[62].

2.2. Các ý kiến nhận xét, đánh giá bốn tập truyện ngắn Kẻ dự phần, Biên bản

bão, Ma mèo, Phòng trọ của Phong Điệp

Xoay quanh bốn tập truyện ngắn: Kẻ dự phần, Biên bản bão, Ma mèo, Phòng

trọ cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá, bình luận. Trong bài Kẻ dự phần hay sự nhạy

cảm từ tấm lòng phụ nữ, Vương Quốc Hùng đã khẳng định về phong cách văn

chương, niềm tin yêu vào con người, cuộc sống của Phong Điệp, ông nhận định:

“Tập truyện ngắn Kẻ dự phần của nhà văn Phong Điệp được viết bằng giọng điệu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!