Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm truyện ngắn thanh tịnh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KSOR LUL
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN THANH TỊNH
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60.22.34
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đà Nẵng – Năm 2012
2
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ NGỌC HÒA
Phản biện 1: PGS. TS. Đoàn Lê Giang
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Sơn
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Khoa học Xã hội và
Nhân Văn họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng
08năm 2012.
Có thể tìm Luận văn tại:
Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945 phát triển một cách
mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn. Những thành tựu đó đã
làm thay đổi hẳn diện mạo văn học của dân tộc, mang tới cho nó một
bộ mặt mới của nền văn học hiện đại. Cùng với sự phát triển nhanh
chóng của thơ ca (đặc biệt là phong trào Thơ mới) là sự phát triển
cũng mạnh mẽ không kém cả về số lượng lẫn chất lượng của các thể
loại văn xuôi nghệ thuật như: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy
bút, nghiên cứu phê bình
2. Trong sự phát triển bùng nổ của văn học, truyện ngắn đã
trưởng thành vượt bậc và sớm trở thành một thể loại mạnh với những
đại diện tiêu biểu như: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng,
Tô Hoài, Thạch Lam, Thanh Tịnh, Kim Lân,… Mỗi tác giả là một
quan điểm, một phong cách riêng, nhưng đều có đóng góp thành
công vào thể loại này trong nền văn học chung. Vì thế chúng tôi
quyết định chọn đề tài luận văn “Đặc điểm truyện ngắn Thanh Tịnh”
làm đề tài nghiên cứu với mong muốn phát hiện và khẳng định thêm
những đóng góp của ông cho truyện ngắn Việt Nam 1930-1945.
2. Lịch sử vấn đề
Dễ dàng nhận thấy, so với Thạch Lam và Hồ Dzếnh, số lượng
các bài nghiên cứu về Thanh Tịnh không nhiều. Chưa có công trình
nào nghiên cứu, khảo luận về Thanh Tịnh một cách riêng biệt, độc
lập. Từ trước tới nay mới chỉ có luận án Phó Tiến sỹ của Phạm Thị
Thu Hương (1995) là đặt vấn đề nghiên cứu những đặc trưng về
phong cách truyện ngắn của ba tác giả Thạch Lam- Thanh Tịnh- Hồ
Dzếnh và nghiên cứu về Thanh Tịnh nằm trong tương quan chung
4
với hai tác giả kia. Trong luận án của mình, Phạm Thị Thu Hương đã
tìm ra một số nét đặc sắc trong truyện ngắn của Thanh Tịnh, đi sâu
vào phân tích không gian làng Mỹ Lý, đặt làng giữa không gian sóng
đối, coi các hình tượng dòng sông, con thuyền , câu hò, nhà ga, con
tàu, tiếng còi là các biểu trưng. Có thể nói đây là những phân tích sắc
sảo và sâu sắc. Bên cạnh đó luận án còn đề cập đến nghệ thuật truyện
ngắn của Thanh Tịnh như tìm hiểu chất thơ trong văn xuôi, giọng
điệu trần thuật xen trào phúng nhẹ nhàng. Mặc dù vậy, do yêu cầu
cũng như mục đích đặt ra của đề tài nên luận án dừng lại ở việc tìm
hiểu phong cách mà chưa đi sâu vào khai thác biện chứng của tâm
hồn.
Ngoài công trình của Phạm Thị Thu Hương, còn có các bài viết,
bài nghiên cứu về Thanh Tịnh của Hà Minh Đức, Nguyễn Hoành
Khung, Huy Cận, Vương Trí Nhàn, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Mạnh
Trinh, Thạch Lam, Bùi Việt Thắng, Trần Hữu Tá, Lưu Khánh Thơ…
Hầu hết các bài đều viết theo thể loại chân dung tác giả, trong đó có
lược qua toàn bộ sự nghiệp của Thanh Tịnh bao gồm cả truyện ngắn,
truyện dài, thơ, độc tấu, kịch,… Nói chung, các ý kiến đánh giá về
truyện ngắn Thanh Tịnh trước 1945 là khá thống nhất, đều cho rằng
“mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh như một bài thơ vịnh gọn và có dư
vị trữ tình lắng sâu” (Trần Hữu Tá).
Trong bài viết của mình Vũ Ngọc Phan đã xếp Thanh Tịnh vào
cùng dòng “tiểu thuyết tình cảm” với Thạch Lam, ông cho rằng:
“Thứ tình cảm ở tiểu thuyết Thanh Tịnh là thứ tình êm dịu, nhẹ
nhàng, thứ tình của những người dân quê hồn hậu Trung kỳ, diễn ra
trong những khung cảnh sông nước, đồng ruộng… Cái tình quê trong
hầu hết các truyện ở tập Quê mẹ bao giờ cũng rung rinh, lai láng
trong những đêm trăng sáng, trên những mặt sông im hay trong
5
những buổi chiều tà, gió hiu hắt thổi. Tình, trăng, nước, đó là tất cả
những cái làm tài liệu cho Thanh Tịnh để xây dựng nên những truyện
trong tập Quê mẹ” [49. tr, 193].
Đi xa hơn Vũ Ngọc Phan, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã so
sánh sự gần gũi về chất trữ tình, chất thơ trong sáng tác của Thanh
Tịnh và một số nhà văn khác với nhà văn Nga Pauxtôpxki: “…kết
hợp giữa phản ánh và bộc lộ cảm xúc cá nhân đậm chất trữ tình, chất
thơ như sáng tác của Pauxtôpxki, Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh
Tịnh, …” [16, tr.33], “Có thể nói mạch truyện Thạch Lam, Hồ
Dzếnh, Thanh Tịnh đã nói lên vẻ đẹp nội cảm của tâm hồn trước
cuộc sống…” [16, tr.37].
Nhà thơ Huy Cận phát hiện ra cái “mùi vị quê rất đậm” trong
truyện ngắn của Thanh Tịnh: “Tôi muốn nói thêm một điều: bao áng
văn đẹp ấy gợi đậm lòng yêu quê hương đất nước, yêu những gì là
văn minh, văn hóa nước nhà, lại có những tác phẩm mà “mùi vị đất
quê” rất đậm (như các truyện ngắn của Thanh Tịnh) thật là đáng trân
trọng…” [7, tr.1369].
Trong khi hầu hết các nhà nghiên cứu khác thường chỉ đặt Thanh
Tịnh trong mạch liên tưởng tới các tác giả, tác phẩm gần gũi cùng
giai đoạn thì Nguyễn Hoành Khung, trong một số bài tiểu luận của
mình đã dành nhiều sự chú ý tới Thanh Tịnh: “Và cả Thanh Tịnh, Hồ
Dzếnh, nếu như được gọi là những cây bút hiện thực - một thứ hiện
thực trữ tình - thì đâu phải là không có căn cứ” [30, tr.10], “Cây bút
xứ Huế ấy có một hồn thơ lai láng, ngọt ngào, man mác, trữ tình…”
[30, tr.40], “Đúng như có người nhận xét, mỗi truyện ngắn của Thanh
Tịnh là một bài thơ. Với một quê hương đằm thắm, Thanh Tịnh
không những dựng nên một bức tranh thiên nhiên thi vị mà còn đi
vào những cuộc đời hiền lành, lầm lụi mà đáng quý, đáng thương của
6
người dân quê, đặc biệt là người phụ nữ…” [30, tr.40], “Mỗi truyện
ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ, mang chất thơ của cảnh vật và
tâm hồn con người Việt Nam bình dị xiết bao thương mến. Song ngòi
bút rất thi sĩ ấy không chỉ khai thác những gì thi vị, ngọt ngào, mà
còn viết nên những trang nhức nhối, đầy ám ảnh về số phận thê thảm
của con người nghèo khổ trong cuộc sống vật lộn dữ dội với đời
sống” [32, tr.14].
Tương tự như Nguyễn Hoành Khung là những nhận định thuyết
phục của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn: “Chỗ khác của Thanh
Tịnh so với một số tác giả thời tiền chiến, là khi diễn tả những nỗi bất
hạnh của con người không làm cho nó chói lên quá đáng, nhân vật
trong truyện cũng như tác giả không kêu to sau các trang sách, song
sự bất hạnh vì thế lại hiện ra không ai có thể cưỡng lại nổi, nó như
không khí bao quanh người ta, và sống lâu với nó, ta quen đi lúc nào
không biết” [53, tr.230].
Và tất cả những ý kiến trên đều là những gợi ý quý báu cho
chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyện ngắn Thanh Tịnh
giai đoạn 1930 – 1945.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm của truyện
ngắn Thanh Tịnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn sử dụng các phương
7
pháp chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp lịch sử
4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
4.3 Phương pháp so sánh
5. Đóng góp của luận văn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn hy vọng sẽ góp phần nhận diện
những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Thanh Tịnh giai đoạn 1930 -
1945 trên cả hai bình diện nội dung và hình thức.
- Luận văn cũng góp phần nhận diện đặc trưng thể loại truyện ngắn
từ góc nhìn phương pháp sáng tác.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai trong 3
chương:
Chương 1: Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX và hành trình sáng
tạo văn chương của Thanh Tịnh.
Chương 2: Đặc điểm truyện ngắn Thanh Tịnh - Nhìn từ đề tài và
hình tượng nhân vật.
Chương 3: Đặc điểm của truyện ngắn Thanh Tịnh 1930 - Nhìn từ
phương thức thể hiện.
CHƯƠNG 1
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TẠO VĂN CHƯƠNG CỦA THANH TỊNH
1.1. Truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX
Đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam buổi giao thời luôn có sự đụng
8
chạm, cọ xát giữa phương Đông với phương Tây, giữa cổ truyền với
hiện đại, giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân và cộng đồng, kích
thích những người cầm bút tìm tòi. Lý tưởng thẩm mỹ của thời đại đã
thay đổi. Quan niệm đề cao con người cá nhân của phương Tây như
làn gió mới, thổi bùng lên khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
Trên cơ sở nền tảng của văn xuôi tự sự trung đại, sự hình thành
và phát triển của văn xuôi quốc ngữ Nam bộ cuối thế kỷ XIX, truyện
ngắn Việt Nam đầu thế kỷ XX đã phát triển theo những chặng đường
sau:
* Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1925. Đây là bước chuẩn bị, thăm
dò về khả năng hình thành của thể loại truyện ngắn hiện đại. Phần lớn
truyện ngắn chú ý nhiều đến vấn đề suy thoái của đạo đức truyền
thống, kết cấu chưa tách khỏi ảnh hưởng của truyện dân gian và văn
xuôi trung đại.
* Từ năm 1926 đến năm 1932. Đây là chặng đường vận động đa
dạng của truyện ngắn trên con đường hình thành của thể loại. Đặc
điểm lớn nhất của chặng đường này là sự phân hóa dù chưa rõ ràng
của truyện ngắn theo hai khuynh hướng: hiện thực và lãng mạn, ở
chặng đường thứ hai này thấy nổi bật lên vai trò của một số báo, tạp
chí như Nam phong tạp chí, An Nam tạp chí, Phụ nữ tản văn, Đông
Dương tạp chí…
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng thể loại
Lịch sử văn học Việt Nam kể từ khi “ Vất bút lông đi, giắt bút
chì” (Tú Xương), gắn liền với chữ quốc ngữ, thì văn xuôi nghệ thuật,
trong đó có truyện ngắn đã bắt đầu hình thành và đóng vai trò quan
trọng. Để nhận biết rõ hơn, sự hình thành truyện ngắn với tư cách là
một thể loại trong văn học dân tộc - và để làm tiền đề nghiên cứu
9
truyện ngắn Thanh Tịnh ở các chương sau, chúng tôi đã tham khảo
vận dụng các ý kiến, quan niệm của các nhà nghiên cứu ở Việt Nam
và trên thế giới.
Ruby V. Redinger trong Bách khoa toàn thư Mỹ (Encyclopedya
American) xác định: “Truyện ngắn là một hình thức văn học, bản
chất của nó bao hàm trong những từ làm thành phần tạo nên tên gọi
của nó. Với tư cách là một câu chuyện, nó kể lại một chuỗi sự kiện
hoặc một biến cố liên quan đến con người trong hoạt động thể chất
hoặc tinh thân. Vì thế, giống mọi hình thức văn xuôi hư cấu khác, nó
mô tả bằng ngôn từ; và thành công của nó phụ thuộc vào sự tiếp xúc
trực tiếp đặt được giữa người đọc và đối tượng miêu tả. Với tư cách
là truyện ngắn, dĩ nhiên, nó không thể thực hiện mối tiếp xúc trực
tiếp này bởi các phương tiện phổ biến đối với tiểu thuyết, như là xây
dựng nhân vật chậm rãi, miêu tả thật chi tiết và lặp lại. Đặc biệt là nó
phải miêu tả với độ nhanh nhạy và trọn vẹn giống như một tấm
gương” (dẫn theo Lê Huy Bắc) [5, tr.19].
Theo Bùi Việt Thắng “Truyện ngắn rất ngắn trước hết là một
truyện ngắn theo ý nghĩa thông thường, nói chung-có nghĩa là nó
không phải là một truyện dài, đương nhiên. Nhưng rất ngắn đến mức
độ nào kể cũng khó trói buộc nó một cách dứt khoát, tuyệt đối (độ dài
của một truyện ngắn rất ngắn thường từ dăm chục chữ đến dăm trăm
chữ). Nếu dùng hình ảnh thì truyện ngắn rất ngắn là một “đặc sản”
của truyện ngắn thông thường; mà đã là “đặc sản” thì thường hiếm và
có khi là đắt. Nhưng nó hội đủ những đặc điểm của truyện ngắn với
tư cách là một thể loại văn học có lịch sử lâu đời, có vị trí cũng như
công năng lớn trong hệ thống các thể loại văn học nói chung, văn
xuôi nói riêng”.
10
1.1.2. Quá trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam đầu thế
kỷ XX
Như chúng ta đã biết, loại hình tự sự trong văn học dân gian như
truyện cổ tích, thần thoại và truyện cười là nguồn gốc nuôi dưỡng và
hổ trợ những kinh nghiệm nghệ thuật cho việc sáng tác truyện ngắn
buổi ban đầu. Truyện ngắn rút được những kinh nghiệm quí báu của
truyện cổ tích trong sự khái quát cao, các biện pháp ước lệ tượng
trưng của thần thoại và ngắn gọn bất ngờ của tiếu lâm.
Với quan niệm “Văn dĩ tải đạo”, “Thi dĩ ngôn chí” mười thế kỷ
trung đại loại hình tự sự ít được nhà nước phong kiến quan tâm, phổ
biến - nhưng, như quy luật vận động của đời sống, nó vẫn phát triển
“tự nhiên nhi nhiên”. Chính văn học dân gian và loại hình tự sự trung
đại đã “âm thầm” nuôi dưỡng mầm mống truyện ngắn sau này. Cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chữ quốc ngữ thoat ra khỏi bốn bức
tường của tu viện và hòa nhập vào đời sống. Thì truyện ngắn quốc
ngữ đã bắt đầu hình thành.
Từ năm 1929-1932, trên chuyên mục “xã hội ba đào ký” của An
Nam tạp chí, Nguyễn Công Hoan đã trình làng trên dưới 20 truyện
ngắn, khẳng định phong cách trào phúng của mình như “Oẳn tà
roằn”, “Thật là phúc”, “Răng con chó của nhà tư sản”… Với Nguyễn
Công Hoan, mỗi truyện ngắn chỉ khai thác một tình huống, một mâu
thuẫn. Ông biết cách đẩy mâu thuẫn lên thật cao rồi kết thúc đột ngột.
Với Nguyễn Công Hoan, có thể nói truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ
nghệ thuật hiện đại đã hình thành.
Điểm qua một vài gương mặt “vàng” của truyện ngắn Việt Nam
1930-1945, chúng tôi nhận thấy, bằng những nổ lực của mình, bằng
công việc miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa, đội ngũ những tên tuổi
11
này đã đi rất xa - cái đích chung mà nhiều thế hệ người viết đến sau,
trong suốt thế kỷ 20 vẫn chưa vượt được .
1.2. Thanh Tịnh và hành trình sáng tạo văn chương
1.2.1. Thanh Tịnh - cuộc đời và duyên nợ văn chương
Trong cuộc đời sáng tác của mình, Thanh Tịnh luôn ao ước
“Ước gì để lại mùa sau. Một câu một chữ đượm màu dân gian”. Phải
chăng những mong muốn hòa nhập vào cuộc sống của “người trồng
dâu, trồng gai” và những hoài niệm tuổi thơ ở làng Mỹ Lý xa ngái ở
miền Trung, khiến văn chương của Thanh Tịnh bao giờ cũng man
mác, trữ tình và sâu lắng ? cái man mác, trữ tình của điệu hò mái nhì,
mái đẩy văng vẵng trên sông đã theo ông suốt cả cuộc đời và khiên
ông tạo nên một phong cách riêng, không thể lẫn lộn trong dòng chảy
của truyện ngắn Việt Nam 1930-1945.
Thanh Tịnh không thành công trong lĩnh vực sáng tác truyện
dài, nhưng được người đọc yêu mến qua thơ và truyện ngắn. Tập thơ
“Hậu chiến trường” (1937) mang phong cách lãng mạn đậm nét. Thơ
ông thường mượt mà, tinh tế nhưng man mác buồn và bâng khuâng,
thơ mộng của con người sinh bên cạnh một dòng sông “Huế ơi, quê
mẹ của ta ơi” (Tố Hữu). Thành công hơn cả là các tập truyện ngắn
“Quê mẹ” (1941), “Chj và em” (1942), “Ngậm ngải tìm trầm”
(1943).
Nhìn chung, tác phẩm của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình.
Thông qua tâm hồn tác giả, hiện thực cuộc sống được phản ánh giản
dị mà sâu sắc, không phải chỉ ở bề ngoài, mà ở các linh hồn sâu lắng
bên trong. Văn Thanh Tịnh luôn mượt mà, sâu lắng và gợi cảm
“truyện ngắn nào hay đều có chất thơ, và bài thơ nào hay đều có cốt
truyện” (Thạch Lam).