Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông.
MIỄN PHÍ
Số trang
76
Kích thước
599.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1683

Đặc điểm truyện ngắn nguyễn quang thiều qua tập mùa hoa cải bên sông.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

LÊ THỊ KIM

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU

QUA TẬP MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/ 2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU

QUA TẬP MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. Ngô Minh Hiền

Người thực hiện:

LÊ THỊ KIM

(Khóa 2010 - 2014)

Đà Nẵng, tháng 5/ 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của TS. Ngô Minh Hiền. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung

thực của nội dung khoa học trong công trình này.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Kim

TRANG GHI ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ngô Minh Hiền đã tận tình

giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn

thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, các thầy cô trong ban quản lý Thư viện trường

Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã nhiệt tình ủng hộ và tạo mọi điều

kiện thuận lợi nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Lê Thị Kim

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7

4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7

5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 7

Chương I. NGUYỄN QUANG THIỀU TRONG DÒNG CHẢY

TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI............................................. 9

1.1. Những đổi mới căn bản tư duy truyện ngắn Việt Nam sau đổi mới.......... 9

1.1.1. Đổi mới trong quan niệm và tư duy nghệ thuật ...................................... 9

1.1.2. Đổi mới trong đề tài và chủ đề.............................................................. 11

1.1.3. Đổi mới trong phương thức biểu hiện................................................... 14

1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Quang Thiều ........ 17

1.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều................................. 17

1.2.2. Những thành công nổi bật trong hành trình sáng tạo

của Nguyễn Quang Thiều................................................................................ 21

Chương II. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI

TRONG MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG ......................................................... 24

2.1. Khuôn mặt cuộc sống............................................................................... 24

2.1.1. Trong màn đêm của hận thù, hủ tục...................................................... 24

2.1.2. Từ ánh sáng của tình yêu, tình người.................................................... 28

2.2. Chân dung con người nông thôn Việt Nam đương đại............................ 30

2.2.1. Những con người trở về từ chiến tranh................................................. 30

2.2.2. Con người với bi kịch của những lời nguyền truyền kiếp .................... 36

2.2.3. Những tâm hồn đầy ắp ước mong, khát vọng....................................... 38

Chương III. CÁC PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬT

TRONG MÙA HOA CẢI BÊN SÔNG ......................................................... 42

3.1. Hệ thống biểu tượng nghệ thuật............................................................... 42

3.1.1. Lớp biểu tượng gột rửa.......................................................................... 43

3.1.2. Lớp biểu tượng hướng thượng .............................................................. 46

3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật......................................................... 49

3.2.1. Không gian hiện thực đan xen không gian tâm tưởng, huyền thoại..... 49

3.2.2. Thời gian hiện tại đan xen thời gian hoài niệm, phi thực ..................... 53

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu........................................................................... 55

3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ......................................................................... 55

3.3.2. Giọng điệu đa thanh .............................................................................. 58

KẾT LUẬN.................................................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Mặc dù những biến đổi về chính trị không phải bao giờ cũng ngay lập

tức cuốn nền văn học đi theo, nhưng công cuộc thống nhất đất nước, đặc biệt

là từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI – năm 1986 đã thực sự mang lại bước

chuyển mình đáng kể cho văn học - nghệ thuật. Với phương châm “nói thẳng,

nói thật”, các nhà văn được thoả sức khẳng định ý thức cá nhân mà không

chịu bất cứ một sự kiểm duyệt nào. Họ cống hiến cho nền văn học những

“đứa con tinh thần” sáng tạo bằng những con đường tìm tòi và thể nghiệm

mới. Từ sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người, các nhà

văn nhận ra mục đích của văn học không còn là phương tiện tuyên truyền đấu

tranh Cách mạng. Văn học thực sự phải phản ánh được những vỉa sâu của đời

sống tâm hồn, những ngóc ngách của hiện thực cuộc sống. Lí thuyết tiếp nhận

phổ biến khái niệm “đồng sáng tạo” và nghệ thuật tự sự cũng “sang trang”

trước diện mạo mới của một nền văn học. Nền văn học nước nhà đã đem lại

sức thu hút cho độc giả ở nhiều thành tựu đáng ghi nhận cả về số lượng nhà

văn và độ kết tinh nghệ thuật. Trong đó, thể loại truyện ngắn đã trở thành một

điển hình cho ý thức cách tân. Với dung lượng ngắn nhưng lại chứa đựng

nhiều vấn đề mang tầm vĩ mô, truyện ngắn đã chạm đến những vấn đề đời tư,

thế sự, ghi lại được những suy tư, chiêm nghiệm trước những “tấn trò đời”.

Truyện ngắn đã thực sự khẳng định vị trí trụ cột của mình trên văn đàn với rất

nhiều cây bút độc đáo như: Nguyễn Huy Thiệp, Hoà Vang, Y Ban, Nguyễn

Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Phan Thị Vàng Anh,… Trong số đó, Nguyễn

Quang Thiều cũng là một cái tên đáng được nói tới.

Với quan niệm “sáng tạo là giải phóng mình chứ không bao giờ là sự

nghiệp”, Nguyễn Quang Thiều đã thoả sức phóng bút với tất cả niềm đam mê

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!