Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm thơ văn Nôm của Phạm Thái
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ DIỄM
ĐẶC ĐIỂM THƠ VĂN NÔM CỦA PHẠM THÁI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ TÚ NHI
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 9
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 9
5. Cấu trúc luận văn..................................................................................... 10
Chƣơng 1. NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG ....................................... 11
1.1. Thơ văn Nôm thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX ..................................... 11
1.1.1. Quá trình phát triển ........................................................................ 11
1.1.2. Đặc điểm nội dung tư tưởng........................................................... 15
1.1.3. Đặc điểm thể loại văn học .............................................................. 19
1.2. Con người và sự nghiệp thơ văn Phạm Thái ........................................ 22
1.2.1. Con người....................................................................................... 22
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác.......................................................................... 25
Tiểu kết Chương 1....................................................................................... 27
Chƣơng 2. CÁC KHUYNH HƢỚNG CẢM HỨNG VÀ CON NGƢỜI CÁ
NHÂN TRONG THƠ VĂN NÔM PHẠM THÁI...................................... 29
2.1. Các khuynh hướng cảm hứng............................................................... 29
2.1.1. Cảm hứng thế sự............................................................................. 29
2.1.2. Cảm hứng nhân văn........................................................................ 37
2.1.3. Cảm hứng tôn giáo ......................................................................... 42
2.1.4. Cảm hứng thiên nhiên, danh lam, thắng tích.................................. 48
2.2. Con người cá nhân................................................................................ 54
2.2.1. Con người cá nhân đa tài, đa tình................................................... 54
2.2.2. Con người cá nhân ngông ngênh, kiêu bạc .................................... 57
Tiểu kết chương 2........................................................................................ 62
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TRONG THƠ VĂN NÔM
PHẠM THÁI................................................................................................. 64
3.1. Sự đa dạng trong hệ thống thể loại....................................................... 64
3.1.1. Sử dụng điêu luyện hệ thống thể loại vay mượn............................ 64
3.1.2. Sử dụng sáng tạo hệ thống thể loại nội sinh................................... 68
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................ 74
3.2.1. Hệ thống ngôn ngữ gốc Hán .......................................................... 74
3.2.2. Ngôn ngữ dân dã, bình dị............................................................... 78
3.3. Giọng điệu thơ văn ............................................................................... 84
3.3.1. Giọng điệu ngông nghênh, kiêu bạc............................................... 85
3.3.2. Giọng điệu trữ tình, tha thiết .......................................................... 88
Tiểu kết Chương 3....................................................................................... 90
KẾT LUẬN ................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 93
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh khốc liệt của xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ
XVIII – đầu thế kỷ XIX, Phạm Thái xuất hiện trên văn đàn như một ánh sáng
lạ. Lạ từ văn chương cho đến lối sống. Trong phận vị một kẻ sĩ, giữa biến cố
Tây Sơn kéo quân ra Bắc, phế truất chúa Trịnh rồi vua Lê, Phạm Thái theo lý
tưởng của cha chống lại Tây Sơn. Lựa chọn này đưa ông vào hàng ngũ “trung
thần bất sự nhị quân”, một lý tưởng có phần cố chấp nhưng được nhiều nhà
Nho bảo thủ đề cao. Thế nhưng, trong nhiều tác phẩm văn chương, Phạm
Thái lại tỏ ra là con người đầy phá cách, tiêu biểu là thơ văn khóc Trương
Quỳnh Như, thơ tự trào, tự thuật…
Theo khảo sát, số lượng tác phẩm của Phạm Thái không nhiều. Trải qua
bao biến cố lịch sử những tác phẩm còn lại đến nay khá khiêm tốn. Theo công
bố của Sở Cuồng Lê Dư, Phạm Thái chỉ có 56 tác phẩm, mà dài hơi nhất là Sơ
kính tân trang. Phạm Thái không thể sánh với Nguyễn Du về tầm mức, không
thể sánh với Hồ Xuân Hương về tính đặc dị của đề tài, ông cũng không thể
sánh với Phạm Đình Hổ với số lượng tác phẩm khảo cứu thấm đẫm tinh thần
khảo chứng. Nhưng Phạm Thái vẫn có một chỗ đứng riêng trên văn đàn. Ở
bất kì thể loại nào, Phạm Thái cũng có những tác phẩm thành công về mặt nội
dung cũng như nghệ thuật. Về nội dung, tác phẩm của ông là tiếng nói tiến
bộ, rất riêng, thể hiện cái tôi cá tính, một nhân cách nhất quán trong cách hành
xử. Về mặt nghệ thuật, Phạm Thái là một trong những nhà thơ có khả năng
Việt hóa cao độ các loại hình thi ca gốc Hán. Ông là người đã có công đưa
khả năng tự sự vào thơ Nôm Đường luật, là người biết kết hợp đa thể loại
trong truyện thơ Nôm.
Trải qua thời gian, hậu thế cần phải có một sự nhìn nhận đúng đắn về
2
Phạm Thái cùng những thành tựu mà ông đóng góp cho nền văn học dân tộc.
Đặc biệt ở bộ phận sáng tác chữ Nôm, Phạm Thái đã thể hiện được tài năng và
nhân cách độc đáo của mình nhưng vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ.
Với mong muốn góp vào quá trình nghiên cứu về Phạm Thái, chúng tôi chọn đề
tài “Đặc điểm thơ văn Nôm của Phạm Thái” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ của mình. Qua công trình, chúng tôi mong muốn sẽ đưa ra sự đánh giá
đầy đủ, chân thực về bộ phận sáng tác thơ văn Nôm của Phạm Thái.
2. Lịch sử vấn đề
Trong nền văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam
nói riêng, thơ văn của Phạm Thái có giá trị lớn trên nhiều phương diện. Rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến Phạm Thái ở khía cạnh con người, thời
đại, cá tính sáng tạo, cuộc bút chiến văn chương với Nguyễn Huy Lượng, mối
tình thâm sâu với Trương Quỳnh Như và các tác phẩm thơ văn của Phạm Thái
chủ yếu là Chiến tụng Tây Hồ phú, Văn tế Trương Quỳnh Như và Sơ kính tân
trang… Vẫn chưa có công trình nào tập hợp nghiên cứu đầy đủ về toàn bộ di
sản thơ văn Nôm của Phạm Thái. Với phạm vi tư liệu hiện có, chúng tôi có
thể phân chia các vấn đề nghiên cứu về Phạm Thái và thơ văn Nôm của ông
như sau:
2.1. Nghiên cứu về con người, cuộc đời và nhận định chung về thơ văn
Phạm Thái
Khởi đầu là Sở Cuồng Lê Dư với công trình Phổ chiêu Thiền sư thi tập
(1932), đã tập hợp những sáng tác của Phạm Thái gồm 56 tác phẩm cùng với
bài tựa giới thiệu khái quát về tác giả, nội dung thơ văn của ông: “Phạm Thái
là một nhà thơ nổi tiếng trong giai đoạn cuối thể kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Ông chiếm một vị trí độc đáo trong lịch sử văn học bởi lẽ các tác phẩm của
ông còn lại đều là thơ Nôm, mà phần lớn đều đạt đến ngưỡng “thi trung hữu
tình” [7;152].
3
Tiếp nối sau đó, Dương Quảng Hàm trong hai bộ văn học sử Việt Nam
thi văn hợp tuyển (1943) và Việt Nam văn học sử yếu (1944) đã tuyển chọn
một số tác phẩm của Phạm Thái và đưa ra đánh giá bước đầu về tài năng văn
chương của ông.
Lịch sử văn học Việt Nam (1962) của Lê Trí Viễn, Văn học Việt Nam từ
thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc đều nhắc đến Phạm Thái
và sáng tác văn chương của ông. Nguyễn Lộc khẳng định văn tài của Phạm
Thái ở thể loại truyện thơ Nôm và nhận định khuynh hướng cảm hứng chính
trong thơ ca Phạm Thái: “Có thể nói mối tình thắm thiết giữa hai người là
nguồn cảm hứng chính cho phần lớn thơ văn Phạm Thái. Về sau tình yêu
không thành, Quỳnh Như bị ép lấy người khác, nàng không chịu đã tự vẫn.
Cái chết của Quỳnh Như khắc sâu thêm những đau khổ làm nát lòng Phạm
Thái” [43;233]
Hoàng Hữu Yên khi hiệu đính, chú giải tác phẩm Sơ kính tân trang của
Phạm Thái và ra mắt năm 2002 đã có bài giới thiệu công phu về cuộc đời, sự
nghiệp của Phạm Thái, đánh giá nội dung và nghệ thuật thơ văn của ông.
Hoàng Hữu Yên cho rằng: “Không còn là chuyện ngẫu nhiên, những thành tự
mà Phạm Thái gặt hái được là những bông hoa đẹp trong vườn hoa văn học
cổ điển đang nở rộ dưới ánh nắng trời xuân của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa,
của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam đương thời” [46;11].
Nguyễn Văn Xung trong công trình “Phạm Thái và Sơ kính tân trang”
xuất bản năm 1973 tại ấn quán Phong Phú, Sài Gòn, đã có một bài giới thiệu
khái quát về Phạm Thái trong phần mở đầu công trình. Nguyễn Văn Xung đã
tìm hiểu bối cảnh thời đại, thân thế và tác phẩm. Về đặc điểm văn chương,
Phạm Thái được tác giả nhìn nhận như một đấng anh hùng say mê giấc mộng,
say mê tình ái, say mê giang hồ, một tráng sĩ khoác áo thiền sư. Qua công
trình, Nguyễn Văn Xung đã có những nhận định, đánh giá về địa vị của Phạm
4
Thái trong nền văn học cuối Lê đầu Nguyễn: “Phạm Thái là tác giả tên tuổi
của một thời kỳ văn học quan trọng. Khác hơn vai trò nhân tố mang chở thụ
động của nhân vật chinh phu ra đời nửa thế kỷ trước, ông đã là một chứng
nhân sống động và có ý thức của một trào lưu văn học mới mẻ, phản ánh
những xao xuyến xã hội và tự vấn về những giá trị cổ truyền. Ông vừa làm
chứng cho lịch sử vừa làm lịch sử: trên cương vị nhà văn, ông ghi chép những
diễn biến của tâm tư con người thời đại; và trên cương vị làm người, ông đã
tích cực tham dự vào những hoạt động của thế hệ ông. Phạm Thái vừa là một
giá trị văn học vừa là một giá trị nhân văn lớn” [40;50]
Nguyễn Phạm Hùng trong công trình Văn học Việt Nam (Từ thế kỷ X
đến thế kỷ XX) đã nhắc đến Phạm Thái ở giai đoạn “Văn học thời Lê Trung
Hưng – Nguyễn (Thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX)”. Ở phần viết về truyện
Nôm và phú Nôm, tác giả đã nói qua về tiểu sử Phạm Thái, tư tưởng chính trị
và tư tưởng thơ văn của ông: “Những câu thơ tình của Phạm Thái thực sự có
thể coi là những câu thơ mới trước khi có phong trào thơ Mới hơn một thế
kỷ” [20;145]
Năm 2019, Trần Trọng Dương kế thừa kết quả nghiên cứu của Sở
Cuồng Lê Dư để tổng hợp thành cuốn “Phạm Thái toàn tập”. Ở công trình
này, Trần Trọng Dương đã giới thiệu lại toàn bộ sáng tác của Phạm Thái do
Sở Cuồng Lê Dư sưu tập được và tập hợp những bài viết về Phạm Thái đã
được công bố của tác giả và một số nhà nghiên cứu trong nước. Công trình
được chia thành 2 phần: phần 1: Khảo cứu; phần 2: Tác phẩm. Trần Trọng
Dương đã phác họa về cuộc đời, con người, quá trình sáng tác của Phạm Thái
và bước đầu đánh giá về giá trị văn chương của ông. Giá trị lớn nhất của công
trình này đó là công lao tập hợp tư liệu của tác giả để cho người đọc có được
cái nhìn khái quát về con người, sự nghiệp của Phạm Thái.
Ngoài ra, một số công trình bên cạnh việc giới thiệu tiểu sử, trích dẫn
5
một vài tác phẩm thơ văn Phạm Thái còn đưa ra nhận xét về nội dung, nghệ
thuật như Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 2, tái bản 1997). Phạm
Thế Ngũ xếp Phạm Thái vào hàng ngũ những văn gia Bắc hà có thái độ phản
đối Tây Sơn. Trong công trình, Phạm Thế Ngũ phác thảo sơ lược tiểu sử
Phạm Thái, khảo sát nội dung một số tác phẩm như Chiến tụng Tây Hồ, Văn
tế Trương Quỳnh Như, các bài thơ tỏ tình thương nhớ người yêu, truyện Nôm
Sơ kính tân trang, những bài thơ ngẫu cảm… Phạm Thế Ngũ nhận định:
“Phạm Thái ở địa hạt hành động không nên trò trống gì nhưng dưới con mắt
nhà văn học, hình ảnh của ông thật quyến rũ. Người trai thời loạn ấy đã đeo
gươm tráng sĩ, đã khoác áo thiền sư, lại đóng vai tình lang nồng nhiệt, để rồi
đương tuổi thanh xuân, đeo nặng cuộc đời như một cùm xích, con người ấy
quả đã hội hợp được tất cả những gì gọi là lãng mạn trong quan niệm của
chúng ta nay” [32;316]
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tương đối kỹ càng về tiểu
sử Phạm Thái và bước đầu nêu những nhận định mang tính định hướng về đặc
điểm thơ văn Phạm Thái. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá rất cao
khả năng văn chương của Phạm Thái và nhìn nhận ông như một nhà Nho có
cá tính sáng tạo rất riêng.
2.2. Nghiên cứu về Sơ kính tân trang
Sơ kính tân trang của Phạm Thái ra đời những năm cuối của thế kỷ
XVIII, đầu thế kỷ XIX. Là tác phẩm khá đặc biệt, thiên truyện thơ Nôm này
đã được một số nhà nghiên cứu trong giới học thuật và độc giả yêu văn thơ
chọn làm đối tượng khảo cứu. Đáng chú ý là một số bộ văn học sử, giáo trình
lịch sử văn học ở các trường đại học, chuyên khảo, tiểu luận nghiên cứu, đánh
giá về Sơ kính tân trang của Triêu Dương, Nguyễn Nghiệp, Trần Nghĩa, Tế
Hanh, Trần Nho Thìn, Lại Nguyên Ân, Phạm Thế Ngũ, Vũ Tiến Quỳnh, Đặng
Thanh Lê, Nguyễn Lộc, Nguyễn Thị Nhàn, Nguyễn Phạm Hùng, Trần Đình
6
Sử, Phạm Nam Trung, Đặng Thị Hảo...
Phạm Thái sống vào giai đoạn cuối của nền văn học trung đại nên ông
cũng sớm tiếp thu được sự chuyển biến này. Tác phẩm của ông ở bất kỳ thể
loại nào ít nhiều đều lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của chính mình. Do đó,
đọc truyện thơ Nôm Sơ kính tân trang của Phạm Thái, các nhà nghiên cứu
văn học luôn thống nhất đây “là một thiên tự truyện” [25;134]. Thanh Lãng
khẳng định với Sơ kính tân trang, “Phạm Thái đã đem hết tâm tư thầm kín
của ông ra mà bộc lộ ở đấy: nó là một cuốn truyện tự thuật truyện đời ông và
đời của người yêu ông” [23;570]. Nguyễn Lộc cho rằng tác phẩm đã “cố gắng
diễn tả lại câu chuyện tình của chính bản thân tác giả” [25;311] để giãi bầy
nỗi vui, buồn, được, mất, bi phẫn và giấc mộng đẹp của bản thân.
Hoàng Hữu Yên, người dày công nghiên cứu, hiệu đính, chú giải Sơ
kính tân trang cũng khẳng định: “Tính độc đáo trước tiên của Sơ kính tân
trang cần được nhấn mạnh là tính tự truyện của tác giả. Phạm Thái không vay
mượn cốt truyện ở đâu cả. Ông viết lại chuyện của chính bản thân mình”
[46;161]. Đồng tình với quan điểm trên, Kiều Thu Hoạch nhận ra tính tự thuật
rất rõ trong Sơ kính tân trang. Ông khẳng định“Sơ kính tân trang là một
trường hợp khá thú vị. Đây là một tác phẩm có tính chất tự truyện của Phạm
Thái, nhằm ghi lại mối tình bi thảm giữa nhà thơ tài hoa này với Trương
Quỳnh Như. Những nhân vật chính trong tác phẩm như Phạm Kim, Trương
Quỳnh Thư… chỉ là bản sao chép từ những nguyên mẫu có thật trong hiện
thực là Phạm Thái và Trương Quỳnh Như” [18;170].
Viết Sơ kính tân trang dù với mục đích “nhằm thuật lại mối tình lỡ dở
với Trương Quỳnh Như nhưng đồng thời tự an ủi mình bằng một giấc mơ”
[2;18] hay “không nhằm mục đích dãi bầy bi kịch của đời mình bằng việc tái
sinh lại đoạn đời buồn đau đó qua những trang viết” [1;82] thì cũng không thể
phủ nhận tính tự thuật của tác phẩm. Rõ ràng, đây là việc “sử dụng đời tư của