Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm thơ đường luật Quách Tấn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-------------------------------
CAO HOA PHƯỢNG
ĐẶC ĐIỂM
THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUÁCH TẤN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
-------------------------------
CAO HOA PHƯỢNG
ĐẶC ĐIỂM
THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUÁCH TẤN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam.
Mã số: 8220121.
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Lệ Thanh
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Cao Hoa Phượng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, Tôi xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học,
Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ
trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn TS. Trần Thị Lệ Thanh đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Cao Hoa Phượng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu..................................................................................................2
2.1. Giai đoạn trước 1945............................................................................................2
2.2. Giai đoạn từ 1945-1975. ......................................................................................4
2.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay. ..................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................7
4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................8
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ...................................................................8
5. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................8
5. 2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................8
6. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................9
7. Cấu trúc của luận văn..............................................................................................9
Chương 1: SỰ HIỆN DIỆN CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT QUÁCH TẤN
TRONG PHONG TRÀO THƠ MỚI............................................................10
1.1. Đôi nét về phong trào “Thơ Mới” ......................................................................10
1.2. Nhà thơ Quách Tấn - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác........................................13
1.2.1. Cuộc đời ..........................................................................................................13
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác ..........................................................................................14
1.3. Vị trí của thơ Đường luật Quách Tấn trong phong trào thơ Mới.......................18
Chương 2: NHỮNG CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG THƠ QUÁCH TẤN .25
2.1. Cảm hứng về thiên nhiên ...................................................................................25
2.1.1. Hình ảnh mùa thu ............................................................................................27
2.1.2. Hình ảnh ánh trăng .........................................................................................40
2.2. Cảm hứng về Tình yêu Quê hương đất nước .....................................................50
2.2.1. Tình yêu Quê hương đất nước: Những nơi nhà thơ đã đi qua ........................51
iv
2.2.2. Tình yêu Quê hương đất nước: Nơi gia đình đang sinh sống và đoàn tụ ...54
2.3. Nỗi niềm hoài cổ ................................................................................................60
Chương 3: NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐƯỜNG
LUẬT QUÁCH TẤN......................................................................................68
3.1. Những nét mới trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ thơ Quách Tấn ....................68
3.2. Những nét mới trong giọng điệu thơ Quách Tấn ...............................................75
3.1.1. Giọng điệu tao nhã, cổ kính ............................................................................75
3.2.2. Giọng điệu khoan hòa, giản dị ........................................................................77
3.2.3. Giọng điệu u buồn...........................................................................................78
3.3. Những nét mới trong việc tổ chức nhịp điệu trong thơ Đường luật Quách Tấn82
3.4. Nghệ thuật kết cấu..............................................................................................84
KẾT LUẬN..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ở nửa đầu thế kỷ XX, khi Thơ Mới ra đời và thắng thế, thơ Đường Luật
đại diện cho thơ cũ từ góc độ thể loại. Trong khi các nhà thơ Cũ chưa thừa
nhận cái Mới trong thơ thì ngược lại các nhà thơ Mới lại thừa nhận sự vương
vấn của mình với cái hồn thơ Cũ. Nhiều người tuy phải đấu tranh trực diện để
tẩy chay thơ cũ, nhưng trong thâm tâm, tự không muốn cự tuyệt hoàn toàn với
thơ Cũ. Tác giả Nguyễn Sĩ Đại có lý khi nhận xét: “Các thi sĩ của phong trào
Thơ Mới, vào những năm 30 của thế kỷ này, bằng những trận bút chiến nẩy
lửa, bằng thực tế sáng tác vẻ vang của mình, ngỡ là đã khâm liệm được một
nền thơ cũ, chủ yếu là đường luật. Nhưng rồi thơ vẫn là thơ, … nhiều người
trong số họ đã tự giác học tập, những thi pháp của thơ cổ điển… Dường như
trong tận cùng của mọi tìm tòi khám phá, họ đã chạm tới cái mà hàng chục
thế kỷ trước, người ta đã làm”[15]. Nghiên cứu để chỉ ra những âm vang của
Luật Đường trong phong trào thơ Mới là một việc làm cần thiết.
1.2. Điểm lại những gương mặt tiêu biểu cho dòng thơ Đường luật Việt Nam
ở nửa đầu thế kỷ XX, đầu tiên phải kể đến nhà thơ Quách Tấn. Vị trí tiêu biểu
này có được không phải chỉ bởi ông là người đại diện cuối cùng cho “Một
trường thơ đang hồi tẻ nhạt” [35 - tr4] như nhận xét của Chế Lan Viên, mà
còn bởi sự kiên định của ông khi chọn thể thơ Đường luật cho hầu hết các
sáng tác của cuộc đời mình. Quách Tấn chính là một trong những nhà thơ có
công lớn trong việc kéo dài sinh mệnh nghệ thuật của thơ Đường Luật Việt
Nam đầu thế kỷ XX. Sau Mùa cổ điển khái niệm thơ Đường luật đã được tách
ra khỏi khái niệm thơ Cũ. Sự lựa chọn những bài Đường luật của Quách Tấn
vào Thi nhân Việt Nam chính là sự thừa nhận khả năng thích ứng của thể thơ
Đường luật với cái hồn thơ Mới. Nghiên cứu thơ Đường luật Quách Tấn
2
ngoài việc chỉ ra những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật còn là sự khám
phá đặc điểm thơ Đường luật của Quách Tấn trong phong trào thơ Mới.
1.3. Theo tác giả Trần Thị Lệ Thanh ‘‘Trong bối cảnh những năm 30 đầy biến
động và suốt khoảng thời gian thơ Mới thực hiện cuộc cách mạng trong thi
ca, bằng Đường Luật, Quách Tấn vẫn đem đến cho bạn đọc một tiếng nói
riêng, tuy nhỏ nhẹ, kín đáo nhưng đầy sức hấp dẫn” [48]. Nghiên cứu thơ
Đường luật Quách Tấn vì thế sẽ cho một cái nhìn vừa toàn diện hơn vừa chi
tiết đối với một hiện tượng văn học diễn ra ở nửa đầu thế kỳ XX.
1.4. Mặc dù có nhiều đóng góp cả về số lượng và chất lượng, lại giữ vị trí
quan trọng trong dòng thơ Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX, nhưng
cho tới nay việc nghiên cứu thơ Đường luật Quách Tấn vẫn chưa được quan
tâm tương xứng với những gì nó có. Đề tài được thực hiện với mục đích có
thể cung cấp thêm tài liệu cho công tác nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học
sau này.
1.5. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm thơ Đường
luật Quách Tấn làm nội dung nghiên cứu. Hy vọng đề tài sẽ có những đóng
góp cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Giai đoạn trước 1945
Giữa lúc “thơ Mới” và “thơ Cũ” đang tranh luận trên báo chí thì thơ
Quách Tấn xuất hiện. Một tấm lòng ra đời năm 1939 được Hàn Mặc Tử đề bạt
và Tản Đà đề tựa. Trong lời đề bạt, Hàn Mạc Tử đánh giá rất cao, còn Tản Đà
thì ngợi khen hiếm thấy. Tuy nhiên, chỉ riêng sự ưu ái của Hàn Mặc Tử, trước
Một tấm lòng, và sự im lặng của phái mới trước việc xuất bản một tập thơ Cũ,
chưa đủ sức lôi cuốn bạn đọc trở lại với dòng thơ Đường luật. Phải đợi đến
3
hai năm sau (1941) khi Quách Tấn cho ra tiếp Mùa cổ điển (ban đầu có tên là
Tấm lòng riêng, tại nhà in Thụy Ký - Hà nội) thì nhiều bạn đọc đã không thể
khước từ một giọng thơ “nhẹ nhàng, êm ái, có sức cuốn hút lạ lùng” [36] mà
buộc lòng phải công nhận, thì ra thơ Đường luật vẫn âm ỉ sống và chính nó
chứ không phải ai khác đã kết thúc thời kỳ “phân chia thơ bằng hai chữ mới –
cũ chẳng có ý nghĩa gì” [35]. Thậm chí ngay từ khi đọc bản thảo Mùa cổ điển
có tác giả đã thốt lên: “Chỉ một bài Đêm thu nghe quạ kêu, chừng nấy thôi
cũng đủ cho ta thấy thi sĩ đã vượt lên trên những thi sĩ có tiếng như: Bà
Huyện Thanh Quan, Yên Đổ, Chu Mạnh Trinh...” [37]. Nhà thơ Chế Lan
Viên trong lời tựa cũng ghi nhận những nỗ lực của Quách Tấn trong bối cảnh
lúc đó: “Mùa cổ điển bé bỏng, nhưng quá đầy đủ, trước hết đã giải cho ta một
mối lầm ác nghiệt, là phân chia bờ cõi thơ bằng hai chữ Mới - Cũ chẳng có ý
nghĩa gì ” [36 – tr7]. Thực chất đây là sự nhìn lại khá lý thú, được tổng kết có
lẽ không chỉ đúng với Mùa cổ điển của Quách Tấn mà còn đúng với nhiều
hiện tượng thơ ca khác ở nửa đầu thế kỷ XX, trong đó có thơ Đường luật.
Sau Mùa cổ điển, Quách Tấn còn nhận được nhiều lời khen ngợi công
khai trên báo chí và nhiều lời tán thưởng của bạn bè xa gần qua thư từ. Về
chuyện mới - cũ, không ai còn lên tiếng tranh luận gì thêm. Đến đầu năm
1942, trong Thi nhân Việt nam, Hoài Thanh - Hoài Chân mới nhìn lại cuộc
đấu tranh ấy một cách bình tĩnh hơn và tìm cách xác định lại những cách
hiểu khác nhau của hai phái về các khái niệm thơ Mới - thơ Cũ. Ông
viết:“Hồn thơ Đường vắng đã lâu, nay lại trở về trong thơ Việt...Đêm đã
khuya, tôi ngồi một mình xem thơ Quách Tấn. Tôi lắng lòng để đón một sứ
giả đời Đường, đời Tống.. Quách Tấn đã tìm được những lời thơ rung cảm
chúng ta một cách thấm thía. Người đã thoắt hẳn cái lối chơi chữ nó vẫn là
môn sở trường của nhiều người trong làng thơ cũ...” [42 – tr267].
4
Năm 1943, nhà văn Vũ Ngọc Phan lại dành một vị trí xứng đáng cho
Quách Tấn trong công trình bề thế của mình “Nhà văn hiện đại”. Tác giả
nhận xét:“Ông là nhà thơ rất sở trường về thơ Đường. Tất cả thơ trong
tập thơ Một tấm lòng và Mùa cổ điển của ông đều là thơ tứ tuyệt và bát
cú” [31 – tr665].
Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn đầu, tuy chưa được quan tâm
nghiên cứu đầy đủ và hệ thống, nhưng các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đều
khẳng định nét đẹp, cái mới trong thơ Đường luật của Quách Tấn. Các bài
viết đều trân trọng những đóng góp của thơ Quách Tấn đối với nền văn học
Việt Nam hiện đại.
2.2. Giai đoạn từ 1945-1975.
Từ năm 1946, cả nước tập trung vào cuộc chiến tranh chống thực dân
Pháp, có lẽ vì thế mà không có bài viết nào về thơ Quách Tấn đăng trên báo.
Sang chặng 1955-1975, trong Nam ngoài Bắc đều có nhắc đến Quách Tấn
trong các công trình nghiên cứu, các bộ văn học sử...Chương sách viết về
giai đoạn văn học 1930-1945 trong các bộ văn học sử ở ngoài Bắc như: Lược
thảo lịch sử văn học Việt Nam của nhóm Lê Quý Đôn; Sơ thảo lịch sử văn
học Việt Nam của nhóm Văn Sử Địa; Văn học Việt Nam 1900-1945 của Đại
học Tổng hợp Hà Nội, khi viết về văn học lãng mạn các nhà nghiên cứu đều
nhắc đến Quách Tấn với hai tập thơ Một tấm lòng và Mùa cổ điển. Trong
công trình Thơ ca Việt Nam: Hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên và Hà
Minh Đức có chỉ ra sự đổi mới, sáng tạo của Quách Tấn qua hình thức thơ cũ
đã đưa ra nhận xét :“Hãy nói những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật của
Quách Tấn trong Mùa cổ điển dù có bị gò bó vào khuôn khổ đối thanh, đối ý,
bằng trắc phân minh, vẫn thoát được, để tạo sự đối mới trong cấu trúc lời
văn. Nói chung, các nhà thơ ta vừa kế thừa, vừa nâng cao các hình thức thơ