Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
892.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1791

Đặc điểm thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ NỤ

ĐẶC ĐIỂM THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ NỤ

ĐẶC ĐIỂM THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu

Thái Nguyên - 2021

i

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Bích

Thu đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn giúp đỡ tôi khi thực hiện luận văn

Tôi cũng xin đƣợc cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy chúng tôi, các

thầy cô khoa, phòng Sau đại học trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái

Nguyên đã cung cấp kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thế thực hiện

luận văn.

Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng

nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện

Rất mong sẽ nhận dƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, đồng nghiệp

để chúng tôi hoàn thiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 4 năm 2021

Tác giả luận văn

PHẠM THỊ NỤ

ii

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của

PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu. Luận văn đảm bảo tính trung thực và không

trùng lặp với các đề tài khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều có xuất

xứ rõ ràng.

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 4 năm 2021

Tác giả luận văn

PHẠM THỊ NỤ

iii

MỤC LỤC

MỞ DẦU............................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2

3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu.................................................................... 9

4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 10

5. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 10

6. Đóng góp của luận văn.................................................................................... 11

7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 12

CHƢƠNG 1: SÁNG TÁC CỦA PHAN THỊ THANH NHÀN TRONG DÒNG

CHẢY CỦA THƠ NỮ HIỆN ĐẠI..................................................................... 13

1.1. Khái lƣợc về thơ nữ Việt Nam hiện đại ....................................................... 13

1.2. Hành trình sáng tác của Phan Thị Thanh Nhàn ........................................... 17

1.2.1. Vài nét về tác giả ................................................................................... 17

1.2.2. Các sáng tác thơ của Phan Thị Thanh Nhàn.......................................... 22

CHƢƠNG 2. CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG

THƠ PHAN THỊ THANH NHÀN ..................................................................... 34

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn ................................... 34

2.1.1. Giới thuyết về cảm hứng chủ đạo.......................................................... 34

2.1.2. Cảm hứng về quê hƣơng, đất nƣớc........................................................ 35

2.1.3. Cảm hứng về thế sự: ............................................................................. 38

2.1.4. Cảm hứng về đời tƣ ............................................................................... 43

2.2. Nhân vật trữ tình trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn ...................................... 48

2.2.1. Giới thuyết về nhân vật trữ tình............................................................. 48

2.2.2. Các dạng nhân vật trữ tình trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn ................ 51

CHƢƠNG 3 NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TRONG THƠ PHAN THỊ THANH

NHÀN ................................................................................................................. 63

3.1. Cấu tứ trữ tình .............................................................................................. 63

3.1.1. Khái niệm cấu tứ.................................................................................... 63

iv

3.1.2. Cấu tứ quy nạp trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn................................... 66

3.1.3. Cấu tứ tƣơng đồng trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn............................. 68

3.2. Thể thơ.......................................................................................................... 74

3.2.1. Khái niệm về thể thơ.............................................................................. 74

3.2.2. Thơ năm chữ .......................................................................................... 76

3.2.3. Thể thơ lục bát ....................................................................................... 80

3.2.4. Thể thơ tự do.......................................................................................... 83

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu............................................................................... 87

3.3.1. Ngôn ngữ ............................................................................................... 87

3.3.2. Giọng điệu trữ tình................................................................................. 89

3.3.2.2. Giọng điệu ngợi ca, tự hào.................................................................. 91

3.3.2.3. Giọng điệu tự sự, giãi bày................................................................... 92

3.3.2.4. Giọng điệu đằm thắm, nữ tính ............................................................ 93

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 100

1

MỞ DẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thơ nữ là một hiện tƣợng độc đáo trong lịch sử thi ca Việt Nam, tạo nên

một dòng chảy với những đặc trƣng và diện mạo riêng. Trong văn học hiện đại,

cùng với xu hƣớng dân chủ hóa, cánh cửa thơ ca ngày càng mở rộng với phái

nữ. Họ đến với thơ để trải nghiệm, khám phá và khẳng định chính mình. Tuy

nhiên phải đến giai đoạn văn học chống Mỹ, đội ngũ các nhà thơ nữ mới thực sự

đông đảo và ngày một sung sức, trƣởng thành. Thi đàn những năm sáu mƣơi của

thế kỷ XX đã hiện diện các cây bút thơ: Hoàng Thị Minh Khanh, Trần Thị Mỹ

Hạnh, Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Phan Thị Thanh Nhàn, Thúy Bắc, Lê Thị Mây, Lâm

Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng Ngát…Mỗi ngƣời một dáng vẻ, một sắc điệu đã

có những đóng góp bƣớc đầu về nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật vào

thành tựu chung của thơ ca thế hệ, thời đại và dân tộc. Nhiều cây bút nữ trong số

đó bằng “trang giấy và cây bút” tiếp tục hòa vào dòng chảy chung của thơ ca

đƣơng đại tạo nên dấu ấn riêng bên cạnh những bứt phá của các cây bút đàn em

thuộc thế hệ 7X, 8X…

Trong đội ngũ những nhà thơ nữ trƣởng thành trong kháng chiến chống

Mỹ, Phan Thị Thanh Nhàn thực sự là một gƣơng mặt tiêu biểu, gây ấn tƣợng với

độc giả bởi những thành tựu nổi bật lúc đó cũng nhƣ sau này. Trong dàn thơ nữ

kể trên, bên cạnh một Xuân Quỳnh sôi nổi, tài hoa, một Ý Nhi trầm lắng, suy tƣ,

một Lâm Thị Mỹ Dạ đằm thắm, tinh tế, là một Phan Thị Thanh Nhàn chân

thành, mộc mạc mà nhuần nhị, duyên thầm.

Phan Thị Thanh Nhàn làm thơ khá sớm, đầu những năm 1960 đã có thơ

đăng báo. Đến năm 1969, bộ ba bài thơ Hương thầm, Xóm đê, Bản mới của bà

đoạt giải Nhì cuộc thi thơ của báo Văn nghệ và đúng 15 năm sau bài thơ Hương

thầm đƣợc nhạc sỹ Vũ Hoàng phổ nhạc. Có thể nói, nhờ sự cộng hƣởng của thơ

và nhạc mà Hương thầm của nhà thơ khiến ngƣời đọc và ngƣời nghe nửa thế kỷ

qua “vấn vƣơng Hương thầm”. Trên con đƣờng sáng tạo nghệ thuật, Phan Thị

2

Thanh Nhàn đã đƣợc vinh danh bởi hàng loạt giải thƣởng nhƣ: giải Nhì cuộc thi

thơ Báo Văn nghệ năm 1969, giải A Hội Văn nghệ Hà Nội 1980-1984, giải A

Nhà xuất bản Kim Đồng năm 1995, đặc biệt là giải thƣởng Nhà Nƣớc về văn

học nghệ thuật năm 2007. Đó là sự ghi nhận những đóng góp của nhà thơ với

đời sống văn học nƣớc nhà.

Trong hành trình sáng tác, Phan Thị Thanh Nhàn đã thử nghiệm ngòi bút

ở nhiều thể loại: báo chí, truyện ngắn, truyện thiếu nhi, thơ và tiểu luận phê

bình. Ở thể loại nào bà cũng đạt đƣợc những thành công. Nhƣng với riêng thơ,

Phan Thị Thanh Nhàn đã thể hiện rõ nhất tài năng và sở trƣờng của mình. Đến

nay, bà đã cho ra đời 8 tập thơ và 6 tập truyện thiếu nhi, 1 tập truyện ngắn và 1

tập chân dung văn học về các nhà văn cùng thời. Nhƣ vậy, với số lƣợng tác

phẩm và các giải thƣởng văn học đƣợc nhận, Phan Thị Thanh Nhàn là một

gƣơng mặt tiêu biểu trong dòng văn học nữ Việt Nam đƣơng đại nói chung và

thơ ca nói riêng.

Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu về nhà thơ này vẫn còn khiêm

tốn, bên cạnh những bài phân tích về từng bài thơ, tìm hiểu, nghiên cứu về cả

tập thơ, giai đoạn thơ; hay đi vào khai thác cuộc sống đời tƣ, tìm hiểu về công

việc, xuất xứ những bài thơ của bà cũng đã có một vài công trình chọn thơ Phan

Thị Thanh Nhàn làm đối tƣợng nghiên cứu, khảo sát ở một số góc nhìn. Song

theo chúng tôi, chƣa có công trình nào đƣa ra cái nhìn hệ thống về đặc điểm thơ

Phan Thị Thanh Nhàn. Do vậy, chúng tôi đã chọn Đặc điểm thơ Phan Thị

Thanh Nhàn làm đối tƣợng nghiên cứu, góp thêm một tiếng nói khẳng định vị

trí và đóng góp của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đối với đời sống thi ca đƣơng

đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

2. Lịch sử vấn đề

Phan Thị Thanh Nhàn là một trong số gƣơng mặt tiêu biểu của thơ ca

kháng chiến chống Mỹ cùng với Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi. Với

hành trình thơ dài vắt qua hai thế kỉ đi từ chiến tranh đến hòa bình, đổi mới cho

3

đến nay, thơ Phan Thị Thanh Nhàn vẫn luôn nhận đƣợc sự đón nhận nồng nhiệt

của bao thế hệ bạn đọc. Đó chính là món quà vô giá dành cho những cống hiến,

sáng tạo cần mẫn và bền bỉ của nhà thơ. Trong nền thơ đƣơng đại, Phan Thị

Thanh Nhàn vẫn giữ đƣợc phong cách thơ truyền thống bền vững, sắc nét và

đậm nữ tính, dù không chủ trƣơng đổi mới hình thức quyết liệt nhƣ các cây bút

nữ khác.

2.1. Các bài viết, ý kiến đánh giá về thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Tiếng thơ của Phan Thị Thanh Nhàn đã sớm thu hút sự mến mộ của đông

đảo độc giả và giới nghiên cứu phê bình. Khảo sát một số bài viết có nội dung

liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy đa số các bài có cùng nhận định thơ

Phan Thị Thanh Nhàn là tiếng nói dịu dàng, đằm thắm, đậm nữ tính. Trong bài

“Tháng giêng hai”- tập thơ in chung của Phan Thị Thanh Nhàn, Hoàng Thị

Minh Khanh, Thúy Bắc, tác giả Phong Vũ phát hiện: “Thơ Phan Thị Thanh

Nhàn nhẹ nhàng, thanh thoát dù bằng thể thơ lục bát hay thơ 5 chữ, thơ 7 chữ

hay thơ tự do. Sự lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ, cách diễn đạt, qua tứ thơ chứng

tỏ chị có nhiều tìm tòi và gọt giũa. Thơ Phan Thị Thanh Nhàn có sức cuốn hút

với sự nhạy cảm, tế nhị và duyên dáng. Song dẫu có đôi nét thùy mị, dễ thƣơng,

nhƣng nhìn chung thơ chị vẫn quá nhẹ nhõm” [70, tr.108].

Từ Tháng giêng hai đến Hương thầm đánh dấu một bƣớc tiến để khẳng

định bản sắc riêng cũng nhƣ vị thế trên thi đàn trong hành trình thơ của thi nhân.

Hương thầm trở thành bài thơ định danh tên tuổi Phan Thị Thanh Nhàn. Có lẽ vì

thế, trong bài “Đọc Hương thầm” (Tác phẩm mới- số 4/1976), tác giả Thu Vân

đã chỉ ra nét riêng của thơ bà “Phan Thị Thanh Nhàn không sắc sảo nhƣng có

một hồn thơ dễ cảm “nhƣ một bông hoa dịu nhẹ, khiêm nhƣờng, phảng phất, kín

đáo. Phan Thị Thanh Nhàn có khả năng phát hiện tinh tế những vẻ đẹp của cuộc

sống, tiếng thơ ấm áp ân tình, đề tài bình dị, cảm xúc khoẻ khoắn đƣợc dẫn dắt

bởi con tim hơn là lí trí”[69]. Đồng thời, tác giả cũng thấy những hạn chế của

4

Phan Thị Thanh Nhàn “thiếu rung động có suy nghĩ và chiều sâu”, cảm xúc tràn

lan, kết thúc gò gẫm...” [69].

Đồng quan điểm với bài viết “Một nét thơ đáng yêu” (Tạp chí Văn học số

1/1978), nhà phê bình Thiếu Mai cũng nhận ra bản sắc riêng của thơ Phan Thị

Thanh Nhàn là sự “Dịu nhẹ, duyên dáng và kín đáo, không chỉ khác nhau với

những nhà thơ nam giới mà ngay cả với các nhà thơ phụ nữ cũng không thể lẫn.

Đọc là mến ngay. Và nhớ ngay. Nét dịu nhẹ, kín đáo vừa thế hiện phong cách

thơ độc đáo, giàu nữ tính song không kém phần sáng tạo, dồi dào”, “là sự chân

thành trong cảm xúc, về tình yêu với Hà Nội, tình yêu với đất nƣớc, con ngƣời

của Phan Thị Thanh Nhàn” [39]. Với Phan Thị Thanh Nhàn, thơ là những trang

đời của bà nên bàn về chuyện đời, chuyện thơ Phan Thị Thanh Nhàn, trên báo

Tin tức, Thông tấn xã Việt Nam ngày 30/8/2004, tác giả Nguyễn Kim Anh trong

bài: “Hình nhƣ mình vẫn cô đơn” đƣa ra nhận định: “Không thể ngờ bài thơ đã

đủng nhƣ cải tên Hương thầm cứ lặng lẽ đến mức ngay cả những ngƣời trong

cuộc “tử biệt sinh ly” cũng không hề biết. Và rồi ngƣời ta hình dung ra nữ thi sĩ

đã làm bài thơ về cuộc chia ly của chính mình. Họ cho rằng đó là mối tình thầm

của chị” [3]. Tác giả đánh giá khá tinh tế về hồn thơ Thanh Nhàn: “Con ngƣời

ấy giản dị và chân thực. Những kỹ thuật làm thơ chƣa bao giờ len lỏi vào hồn

chị. Ngƣời ta đọc thơ chị nhƣ tâm tình, thấy thƣơng mến chứ không lạc vào lối

thơ trúc trắc. Phan Thị Thanh Nhàn luôn tìm thấy cảm hứng sáng tạo từ chất liệu

của cuộc sống thƣờng nhật, không cố ép mình để có những chủ đề lớn vƣợt quá

khả năng, cảm xúc giản dị, chân thành song không kém phần sâu lắng”

[3]. Trong bài “Phan Thị Thanh Nhàn: thơ mình mình đọc câu nào

cũng thƣơng”, tác giả Trần Hoàng Thiên Kim cũng có những nhận xét xác đáng

về Phan Thị Thanh Nhàn: “Chị đi đến đâu, nơi đó hát Hương thầm”, “Chị trải

lòng mình chân thật chứa chất trong những vần thơ ấy, nó nhƣ những trang nhật

ký đƣợc viết bằng thơ vậy” [26].

5

Là ngƣời theo sát thơ Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phƣơng chân

thành bày tỏ cảm nhận về thơ bà trong lời mở đầu của tập thơ “Thơ với tuổi

thơ”: “Đọc Thanh Nhàn đừng bận tâm đi tìm tƣ tƣởng. Bù lại, thơ bà dễ thân,

dễ thành bạn tâm tình chia sẻ với mọi ngƣời. Giọng thơ giản dị, câu thơ càng

ngày càng đƣợc chăm sóc tỉ mỉ. Tình cảm chín dần thấm thía trong nội tâm.

Bƣớc tiến của Thanh Nhàn song hành với sự lịch lãm từng trải và sự lao động

kiên trì của bà. Thanh Nhàn ngày càng lặn sâu vào lòng mình, mạnh dạn mà

cũng khả nhuần nhuyễn bộc lộ nỗi riêng tƣ rất cá thế trƣớc cuộc đời. Với Thanh

Nhàn, thơ nhƣ lý lịch cuộc đời. Đó là một hƣớng đi đúng, nhất là đối với những

cây bút nữ, vốn mạnh cảm xúc nội tâm. Thanh Nhàn viết bằng những kỉ niệm ấu

thơ và bằng chính những chất liệu của cuộc sống thƣờng nhật. Bà không tìm thơ

xa xôi, cũng không kiễng lên với những chủ đề lớn. Thơ bà giản dị, cảm xúc

chân thực…” [57]. Năm 2008, nhân đọc bài thơ “Trời và đất”, tác giả Đặng

Tƣơng Nhƣ nhận xét “Đọc thơ tình Phan Thị Thanh Nhàn thấy hiện lên một phụ

nữ yêu hết mình với một tình yêu không đòi hỏi đền đáp, bao giờ cũng lặng lẽ

hiến dâng, một tình yêu luôn giày vò, khắc khoải nhƣng không bao giờ phản

kháng và oán trách” [41, tr.84]. Còn tác giả Nguyễn Kim Anh với bài “Nhà thơ

Phan Thị Thanh Nhàn không... thanh nhàn” nhận định: “Chị là một ngƣời phụ

nữ Hà Nội đa cảm mà nghiêm túc, vất vả mà thanh lịch. Thơ dịu dàng, đời nhiều

sóng gió nhƣng vẫn có gì đó rất riêng, vừa giống vừa khác xa cái tên ký trên

những bài thơ..” [2]. Năm 2015, tác giả Trần Thị Trƣờng với bài Chất Hà Nội

trong gia đình nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã nhấn mạnh ở nhà thơ Phan Thị

Thanh Nhàn “cái chất dịu dàng, điềm tĩnh từ nhiều năm đến nay, chẳng bao giờ

thay đổi. Sau này và cho đến bây giờ tôi thấy chị vẫn thế, lúc nào cũng tƣơi vui,

nhanh nhẹn và khiêm nhƣờng. Ngƣời ta bảo những ngƣời Hà Nội gốc thƣờng có

cái chất ấy và nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong số đó nhƣng đặc biệt hơn.

Không chỉ biểu lộ rõ rệt trong ứng xử ngày thƣờng mà chính trong bài Hương

thầm, Đám cưới ngày mùa của chị cũng nói lên điều đó” [67]. Nhà thơ Nguyễn

Việt Chiến trong bài “Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn vẫn đang còn yêu ở tuổi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!