Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN THỊ HƢƠNG
ĐẶC ĐIỂM THƠ NÔM TỨ TUYỆT
CỦA HỒ XUÂN HƢƠNG.
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trên đây là toàn bộ công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi. Tất cả hệ thống số liệu đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn
toàn trung thực. Các kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công
bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Nguyệt Trinh - ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Khoa học xã hội và nhân văn,
Phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã quan tâm, tạo mọi điều kiện cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, những ngƣời
luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 10
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 12
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 12
Chƣơng 1. HỒ XUÂN HƢƠNG VÀ THỂ LOẠI THƠ NÔM TỨ
TUYỆT TRONG VĂN HỌC CỔ ĐIỂN VIỆT NAM................................ 14
1.1. Hồ Xuân Hƣơng – Tác gia Hán Nôm “đặc biệt” của văn học
Việt Nam 14
1.1.1. Hồ Xuân Hƣơng – Đối tƣợng của nhiều cuộc tranh luận trong
nghiên cứu văn học Việt Nam.................................................................. 14
1.12. Hồ Xuân Hƣơng – tác gia đa phong cách trong văn học cổ điển
Việt Nam .................................................................................................. 17
1.2. Thơ tứ tuyệt – Khái niệm và đặc trƣng................................................. 20
1.2.1. Khái niệm thơ tứ tuyệt và thơ Nôm tứ tuyệt .................................. 20
1.2.2. Một số đặc trƣng thơ tứ tuyệt trong văn học cổ điển Việt Nam .... 25
1.3. Thể loại thơ Nôm tứ tuyệt trong tiến trình học cổ điển Việt Nam....... 30
1.3.1. Vấn đề Việt hoá thể thơ tứ tuyệt trong văn học cổ điển Việt Nam 30
1.3.2. Quá trình vận động của thể thơ Nôm tứ tuyệt................................ 33
Tiểu kết chƣơng 1. ....................................................................................... 37
Chƣơng 2. THƠ NÔM TỨ TUYỆT HỒ XUÂN HƢƠNG - NHÌN TỪ
PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG....................................................................... 38
2.1. Ảnh hƣởng của văn hoá dân gian và tinh thần đối thoại với văn hoá
bác học trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ....................................... 38
2.1.1. Những ảnh hƣởng của văn hoá dân gian........................................ 38
2.1.2. Tinh thần đối thoại với văn hoá bác học ........................................ 43
2.2. Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng.................. 49
2.2.1 Chủ đề về thân phận ngƣời phụ nữ ................................................. 49
2.2.2. Chủ đề về ngƣời quân tử - Nho sĩ .................................................. 54
2.2.3. Chủ đề về Phật giáo........................................................................ 57
2.3. Thơ Nôm tứ tuyệt với sự thể hiện phong cách Hồ Xuân Hƣơng ......... 61
2.3.1. Thơ Nôm tứ tuyệt với sự thể hiện cá tính Hồ Xuân Hƣơng .......... 61
2.3.2. Thơ Nôm tứ tuyệt với sự thể hiện con ngƣời nhân văn
Hồ Xuân Hƣơng ....................................................................................... 66
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 70
Chƣơng 3. THƠ NÔM TỨ TUYỆT HỒ XUÂN HƢƠNG – NHÌN TỪ
PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ..................................................................... 72
3.1. Cấu trúc thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ........................................ 72
3.3.1. Niêm luật và kết cấu trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng.... 72
3.3.2. Vần đối và nhịp điệu trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng .... 76
3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng......... 80
3.2.1. Giọng điệu tự sự trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng........... 80
3.2.1. Giọng điệu trữ tình trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ....... 84
3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng .......... 86
3.3.1. Sự độc đáo, tinh luyện trong ngôn ngữ thơ Nôm tứ tuyệt
Hồ Xuân Hƣơng ....................................................................................... 86
3.3.2. Ngôn ngữ nhục cảm trong thơ Nôm tứ tuyệt Hồ Xuân Hƣơng ..... 89
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 91
KẾT LUẬN.................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 95
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX là thời kỳ phát triển rực
rỡ của văn học trung đại Việt Nam, gắn liền với nhiều tác gia nổi tiếng nhƣ
Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ, Bà huyện Thanh Quan,
Nguyễn Khuyến, Tú Xƣơng,... Trong số đó, Hồ Xuân Hƣơng nổi bật lên với
tƣ cách là một nữ sĩ giàu cá tính cả ngoài đời lẫn trong thơ ca. Tuy số lƣợng
sáng tác không nhiều nhƣng Hồ Xuân Hƣơng chinh phục mạnh mẽ công
chúng đƣơng thời cũng nhƣ sau này. Trong tiến trình lịch sử phát triển của thơ
cổ điển Việt Nam, Hồ Xuân Hƣơng là hiện tƣợng độc đáo vô tiền khoáng hậu,
đƣợc mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Mỗi một tác phẩm thơ của bà đều mang
đến cho ngƣời đọc những thông điệp độc đáo, ý nghĩa không chỉ về đời sống
hiện thực mà còn thể hiện những vấn đề liên quan đến thân phận con ngƣời.
Vì lẽ đó, thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hƣơng luôn thu hút sự quan tâm của
các giới nghiên cứu, là đề tài có tính thời sự, đầy hứng thú đối với bạn đọc
trong và ngoài nƣớc.
Từ nhiều góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận thế giới
nghệ thuật Hồ Xuân Hƣơng với tƣ cách là một bức tranh nghệ thuật đa dạng,
phức điệu. Những kiến giải mới và hấp dẫn về hiện tƣợng đặc biệt này sẽ trở
thành những cơ sở cho quá trình hoàn thiện hoá hồ sơ nghiên cứu về một tác
gia tiêu biểu của văn học Hán Nôm Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế tiếp
nhận, các nội dung nghiên cứu truyền thống vẫn còn là những hƣớng đi minh
định giá trị văn chƣơng của nữ sĩ. Nhất là những nội dung liên quan đến vấn
đề thể loại và phong cách ngôn ngữ.
Là một tác gia lớn trong chƣơng trình Ngữ văn ở nhà trƣờng, những nghi
vấn xoay quanh tiểu sử, văn bản và giá trị thơ Hồ Xuân Hƣơng khiến cho giáo
viên, học sinh gặp không ít khó khăn trong quá trình dạy và học. Do đó, nghiên
2
cứu tác giả, tác phẩm của Hồ Xuân Hƣơng dù ở mức độ nào cũng là một việc
làm cần thiết. Là giáo viên giảng dạy Ngữ văn, với tình cảm trân trọng tài năng
và tâm hồn của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm
cái nhìn khoa học, làm rõ thêm những nội dung cơ bản liên quan thể loại thơ
Nôm tứ tuyệt của nữ sĩ. Qua đó, tác giả luận văn nhấn mạnh đến cá tính sáng
tạo, những đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển thơ Nôm tứ tuyệt trong
văn học cổ điển Việt Nam của nữ sĩ Hồ Xuân Hƣơng.
Với nhận thức nói trên, chúng tôi tiếp tục đi sâu tìm hiểu đề tài Đặc
điểm thơ Nôm tứ tuyệt của Hồ Xuân Hương. Qua kết quả nghiên cứu đề tài,
chúng tôi hi vọng, đề tài sẽ góp phần hữu ích vào việc phục vụ cho công tác
dạy và học bộ môn Ngữ văn ở nhà trƣờng, nhất là phần văn học sử liên quan
đến tác gia Hồ Xuân Hƣơng trong văn học trung đại Việt Nam nửa cuối thế kỉ
XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
2. Lịch s nghiên cứu v n đề
Hồ Xuân Hƣơng là một hiện tƣợng độc đáo của thơ ca trung đại Việt
Nam. Ngay từ khi xuất hiện, Hồ Xuân Hƣơng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt
của giới nghiên cứu phê bình cũng nhƣ độc giả cả trong và ngoài nƣớc. Tiêu
biểu nhƣ: Nguyễn Văn Hanh, Hoa Bằng, Trƣờng Tửu, Ngô Lăng Vân,
Nguyễn Lộc, Nguyễn Đăng Na, Lê Trí Viễn, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân, Đào
Thái Tôn, Nguyễn Văn Hoàn, Hà Minh Đức, Hoàng Kim Ngọc, Nghiêm
Thúy Hằng, Vũ Nho, Nhan Bảo, La Trƣờng Sơn, N.I.Niculin, H.Jopes, ... Quá
trình nghiên cứu, đánh giá về Hồ Xuân Hƣơng diễn ra theo nhiều hƣớng khác
nhau và khá phức tạp. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, hiện tại chƣa có
công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về đặc trƣng thơ tứ tuyệt của Hồ
Xuân Hƣơng và sự vận động của trong thế giới nghệ thuật thơ của bà. Các ý
kiến đánh giá về vấn đề này, nếu có, cũng chỉ dừng lại ở những nhận định
khái quát, sơ bộ. Tuy nhiên, đó chính là những hƣớng gợi mở giúp chúng tôi
trong quá trình định hình những nội dung nghiên cứu cụ thể.
3
2.1. Lịch sử nghiên cứu và tiếp nhận Hồ Xuân Hương
Cho đến nay, nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng luôn là đề tài thu hút sự
chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc. Theo thời gian, có thể chia lịch
sử nghiên cứu Hồ Xuân Hƣơng thành ba giai đoạn: giai đoạn trƣớc năm 1945,
giai đoạn từ năm 1945 đến trƣớc năm 1975 và giai đoạn từ năm 1975 đến nay.
Có thể nói, lịch sử nghiên cứu về Hồ Xuân Hƣơng ở giai đoạn trƣớc năm
1945 về cơ bản cũng chỉ tập trung ở một số vấn đề liên quan đến văn bản học,
sƣu tập các tác phẩm thơ Nôm của bà qua một số công trình khảo cứu tiêu biểu
của Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Thanh Ý, Dƣơng Quảng Hàm, Nguyễn Văn
Ngọc, Nguyễn Văn Hanh, Trƣơng Tửu… Trong Lời giới thiệu cuốn tuyển tập
Hồ Xuân Hương về tác gia và tác phẩm, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Sơn và
Vũ Thanh đã khái quát về lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hƣơng nhƣ sau:
Từ hai thập niên đầu thế kỷ XX trở về trước mới chỉ có lịch sử vấn
đề Hồ Xuân Hương nói chung (bao gồm các lời tựa, bình phẩm và khắc
in văn bản) chứ chưa định hình lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân Hương (với
ý nghĩa là sự tự ý thức về đối tượng và phương pháp, về mối quan tâm
tới lịch sử vấn đề về tác giả và tác phẩm...) [46; tr.17].
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả này đã góp phần minh
định những yếu tố mang tính mơ hồ truyện tụng về thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng
và bắt đầu tiếp cận thế giới nghệ thuật trong sáng tác của bà với tƣ cách là
một tác gia văn học viết cụ thể trong tiến trình văn học Nôm của Việt Nam.
Năm 1936 đƣợc xem là dấu mốc khá quan trọng trong tiến trình nghiên
cứu về Hồ Xuân Hƣơng với sự ra đời của công trình Hồ Xuân Hương – Tác
phẩm, thân thế và văn tài do Nguyễn Văn Hanh chấp bút và nhà in Aspar
Saigon xuất bản. Từ thời gian này trở đi, việc nghiên cứu Hồ Xuân Hƣơng đã
phát triển khá rầm rộ và bƣớc đầu thu đƣợc kết quả nhất định. Phần lớn các
nhà nghiên cứu đã xác định đƣợc những nét cơ bản về tiểu sử Hồ Xuân
Hƣơng, văn bản và giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật thơ của bà. Sau năm
4
1940, các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý nhiều hơn về con ngƣời và đặc điểm
thơ Hồ Xuân Hƣơng, từ đó phát hiện ra những nét đặc sắc có tính khu biệt với
những tác gia cùng thời, nhất là phƣơng diện châm biếm, đả kích và liên quan
đến thân phận ngƣời phụ nữ. Đúng nhƣ Tản Đà đã từng nhận xét trƣớc đó, thơ
Hồ Xuân Hƣơng là Thi trung hữu quỷ.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là sau năm 1954, ở cả hai
miền Nam Bắc, việc tìm hiểu Hồ Xuân Hƣơng diễn ra trong không khí xây
dựng nền văn học mới. Qua những công trình nghiên cứu khảo cứu của Hoa
Bằng Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Duy Diễn, Nguyễn Sỹ Tế, Văn Tân, Xuân
Diệu… các nội dung nghiên cứu của giai đoạn trƣớc một lần nữa đƣợc kiến
giải sâu sắc hơn, hợp lý hơn mặc dù vẫn còn một số tồn tại khá nhiều quan
đểm có tính chất cực đoan, thiên kiến, phiến diện.
Về thành tựu nghiên cứu sáng tác của Hồ Xuân Hƣơng trong giai đoạn
sau 1945, các nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định con ngƣời và giá trị thơ
Hồ Xuân Hƣơng. Một số công trình tiêu biểu nhƣ: Thân thế và thơ ca Hồ
Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm (Lê Tâm, 1950), Hồ Xuân Hương – nhà
thơ cách mạng (Hoa Bằng, 1950), Hồ Xuân Hương (Nguyễn Sỹ Tế, 1956),
Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ Nôm (Xuân Diệu, 1958)... Đặc biệt ở miền
Bắc giai đoạn 1945 - 1960, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đứng
trên quan điểm Mác xít để viết bài nghiên cứu, phê bình về Hồ Xuân Hƣơng;
đồng thời các tác giải cũng vận dụng một số lý thuyết mới (Trƣơng Tửu vận
dụng quan điểm phân tâm học của Freud) để nghiên cứu thơ Nôm của Hồ
Xuân Hƣơng.
Trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nƣớc bị chia cắt, lịch sử nghiên cứu về
Hồ Xuân Hƣơng cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa hai miền Nam, Bắc. Ở miền
Nam, các nhà nghiên cứu chủ yếu đi tìm hiểu về địa vị xã hội, nguồn gốc của
hiện tƣợng Hồ Xuân Hƣơng, luận về thơ Hồ Xuân Hƣơng. Nổi lên là công
trình nghiên cứu của Nguyên Sa Trần Bích Lan, Phạm Thế Ngũ, Thanh Lãng,