Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam – Thực trạng và giải pháp.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể cho nền kinh tế
quốc gia, nhất thiết phải cần tới việc sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động
đầu tư. Vốn đó có thể xuất phát từ nội lực nền kinh tế trong nước, cũng có
thể thu hút từ nước ngoài và đi vào phục vụ nền kinh tế chủ yếu thông qua
các dự án đầu tư.
Một dự án đầu tư có thể được xác định theo nhiều cách. Các dự án có
thể do các Bộ, Ngành hữu quan đề xuất, chúng có thể bắt nguồn từ quá trình
xây dựng các kế hoạch kinh tế quốc gia, hoặc cũng có thể được đề xướng bởi
các động lực chính trị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và
nước ngoài khi đầu tư cũng đòi hỏi chính phủ phải trợ giúp hoặc phê chuẩn
trước khi thực hiện.
Trong bất kể một dự án đầu tư nào, bao giờ cũng có sự mâu thuẫn
tiềm ẩn về lợi ích giữa những người đề xuất dự án hay chương trình và
toàn xã hội. Sự mâu thuẫn này không phải là một chuyện gì mới lạ: lợi
ích của các dự án thường được tập trung cho một bộ phận tương đối hạn
hẹp (thường là các chủ đầu tư) trong khi những chi phí về môi trường,
chi phí cơ hội cho nguồn lực thì lại phân bổ cho toàn bộ xã hội. Do vậy
mà không một cá nhân nào thấy mình phải chịu gánh nặng chi phí mà các
dự án đem lại. Kết quả có thể đoán trước được là những người được
hưởng lợi từ dự án có xu hướng tận dụng triệt để các ưu đãi về nguồn lực
và cố gắng giảm tối thiểu các chi phí bằng cách chuyển các gánh nặng
chi phí. Trong khi đó nhóm người có khả năng bị thiệt hại (là những
người phải gánh chịu chi phí ) lại quá phân tán và những mất mát của
từng cá nhân trong số họ lại quá nhỏ, bởi vậy họ không thể trở thành một
SVTH Trần Xuân Thuận GVHD Th.s Đặng Thị Lệ Xuân
1
đối trọng hiệu quả chống lại nhóm hưởng lợi có tính tập trung cao. Theo
cách này, cán cân chính trị thường nghiêng về phía chấp thuận các dự án,
ngay cả các dự án có thể gây thiệt hại cho sự phát triển chung của cả
quốc gia. Để ngăn chặn điều này xảy ra cần phải có sự can thiệp của
chính phủ thông qua các quy định về đầu tư, ban hành các tiêu chuẩn
định mức, và chỉ cấp phép cho các dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn. Muốn làm
được như vậy cần thông qua công tác thẩm định, giám sát đầu tư để làm
căn cứ quyết định.
Trên thực tế, công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn
khá sơ sài, các khía cạnh nghiên cứu, đánh giá phần lớn chỉ mang tính phân
tích định tính, thiếu tính định lượng nên mang tính phiến diện trong đánh giá.
Thêm vào đó, cơ sở lý luận về vấn đề này lại rất thiếu thốn bởi những vấn đề
lý luận chỉ dừng lại ở việc đưa ra các khái niệm, vấn đề liên quan đến tính
hiệu quả xã hội của dự án chứ chưa phân tích sâu hơn trong khía cạnh thẩm
định…Điều này đặt ra một vấn đề bức thiết đó là phải nâng cao chất lượng
công tác thẩm định các dự án đầu tư. Cũng bởi vậy mà tôi đã chọn đề tài:
“Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam –
Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu và làm chuyên đề thực tập tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát:
- Tổng hợp cơ sở lý luận cho việc thành lập 1 khung thẩm định hoàn
thiện cho công tác thẩm định các dự án đầu tư. Đồng thời tạo cơ sở quản trị
rủi do cho các dự án đầu tư.
- Đánh giá thực trạng công tác thẩm định trong thời gian qua, các mặt
được cũng như hạn chế, làm cơ sở đề ra các giải pháp hoàn thiện hơn nữa
công tác thẩm định dư án.
SVTH Trần Xuân Thuận GVHD Th.s Đặng Thị Lệ Xuân
2
b. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá và bổ sung các vấn đề lý luận liên quan đến công tác
thẩm định kinh tế dự án đầu tư nước ngoài.
- Phân tích thực trạng và đánh giá những kết quả đạt được của công tác
thẩm định dự án đầu tư FDI.
- Dựa trên những đánh giá, phân tích thực trạng để làm cơ sở đề ra các
giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước với công tác
Thẩm định dự án đầu tư nước ngoài. Tức là đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu công
tác thẩm định tính kinh tế đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Phạm vi về không gian nghiên cứu của đề tài là các dự án đầu tư nước
ngoài đầu tư tại Việt Nam, với phạm vi thời gian từ năm 1988 ( năm bắt đầu
thực hiện luật đầu tư nước ngoài) đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu sừ dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp
phân tích định tính (gồm các chỉ tiêu định tính, thể hiện các chủng loại hiệu
quả đạt được: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả
quốc gia và cộng đồng); phương pháp phân tích định lượng (gồm các chỉ tiêu
định lượng, thể hiện quan hệ giữa chi phí và kết quả đạt được của dự án) và
phương pháp phân tích dòng tiền, phân tích chi phí – lợi ích.
5. Kết cấu đề tài
Từ vai trò của các dự án đầu tư, từ đó là vai trò của công tác thẩm
định, giám sát đầu tư đối với nền kinh tế Việt Nam, cùng với yêu cầu cấp
thiết đặt ra cho hoàn thiện hệ thống thẩm định trong tình hình hiện nay, tôi
chọn đề tài “Công tác thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
SVTH Trần Xuân Thuận GVHD Th.s Đặng Thị Lệ Xuân
3
Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu làm chuyên đề thực
tập tốt nghiệp. Tôi mong muốn đề tài có thể đóng góp một chút công sức vào
việc nghiên cứu, hệ thống vấn đề, đề xuất các giải pháp và cải thiện được
công tác thẩm định dự án về dự án đầu tư ở Việt Nam.
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác thẩm định dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Chuơng 2 : Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư FDI
vào Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nước
ngoài.
SVTH Trần Xuân Thuận GVHD Th.s Đặng Thị Lệ Xuân
4
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
I. Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1. Khái niệm và đặc điểm dự án đầu tư
1.1. Khái niệm dự án đầu tư :
Từ khi thuật ngữ dự án ra đời, người ta thường dùng nó để chỉ những
hoạt động, những quá trình rất khác nhau trong từng lĩnh vực cụ thể. Chúng
ta đã được biết đến các dự án như dự án “đường dây cao thế 500kw xuyên
Bắc Nam”, dự án “Xây dựng đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài”, dự án
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, dự án cải cách hệ thống hành chính, dự
án cải tạo và nâng cấp môi trường đô thị, dự án tăng cường tiềm lực và phát
triển công nghệ quốc phòng tới năm 2010…Các dự án được tiến hành trong
các lĩnh vực rất khác nhau, với các nội dung và các hoạt động cụ thể cũng rất
khác nhau, nhưng chúng đều được gọi là dự án. Mỗi một dự án đều được xác
định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc, cũng như thoả mãn các yêu cầu cụ thể
của nền kinh tế hoặc của một tổ chức nhất định.
Từ trước tới nay có rất nhiều các nhà khoa học kinh tế cũng như các nhà
quản lý đã đưa ra khái niệm rất khác nhau về dự án. Mỗi một quan niệm
nhấn mạnh về một số các khía cạnh của một dự án cùng các đặc điểm quan
trọng của nó trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Nếu xét về hình thức, dự án là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết và có hệ thống một dự kiến đầu tư trong tương lai.
Nếu xét về góc độ nội dung, dự án được hiểu là một ý đồ tiến hành một
công việc cụ thể nào đó nhằm đạt mục tiêu xác định trong khuôn khổ nguồn
SVTH Trần Xuân Thuận GVHD Th.s Đặng Thị Lệ Xuân
5
lực nhất định và khoảng thời gian nhất định.
Nếu xét ở góc độ kế hoạch, dự án được hiểu là một chi tiết đầu tư về phát
triển, là đơn vị kế hoạch độc lập nhỏ nhất trong hệ thống kế hoạch hoá, làm
cơ sở cho việc ra quyết định về đầu tư phát triển.
Nếu từ giác độ quan sát các hoạt động cần thiết cho một dự án thì dự án
được hiểu là hàng loạt các hoạt động cần thiết nhằm xác định mục tiêu, tiến
hành các nghiên cứu khả thi, dự đoán chi phí, hoàn thiện các thủ tục và thiết
kế cuối cùng, cũng như việc lắp đặt và hoàn thiện các điều kiện làm việc.
Một dự án nhất định sẽ bị giới hạn về thời gian, con người cùng các nguồn
lực khác để hoàn thành mục tiêu đã được xác định.
Như vậy, một dự án có thể được xem xét như là một chuỗi các công việc
và các nhiệm vụ:
Có mục tiêu cụ thể được hoàn thành trong những điều kiện nhất định
Được xác định rõ thời gian bắt đầu và kết thúc.
Có giới hạn nhất định về tài chính
Sử dụng các nguồn lực nhất định về phương tiện, thiết bị, con người…
Từ các định nghĩa khái quát về dự án như trên, đến nay dự án đã được
dùng rất rộng rãi và phổ biến cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vỡi
mỗi lĩnh vực, dự án sẽ được cụ thể hoá một cách chi tiết hơn cho phù hợp
với đặc điểm riêng có của lĩnh vực đó. Tuy nhiên, những tính chất chung vốn
có của dự án thì vẫn tồn tại và được thể hiện rõ nét ở tất cả các lĩnh vực.
1.2. Dự án đầu tư có các đặc điểm sau:
• Dự án có tính thống nhất: dự án là một thực thể độc lập trong một môi
trường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách
nhiệm.
SVTH Trần Xuân Thuận GVHD Th.s Đặng Thị Lệ Xuân
6